- 1Luật thanh tra 2010
- 2Thông tư 10/2014/TT-TTCP hướng dẫn danh mục vị trí công tác thanh tra của công chức trong cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ chuyển đổi do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 50-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do Ban Chấp hành trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 586/KH-UBND | Phú Nhuận, ngày 12 tháng 8 năm 2016 |
Thực hiện Kế hoạch số 2160/KH-UBND ngày 10/5/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện với nội dung như sau:
- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra và nhiệm vụ của ngành thanh tra trong tình hình mới. Xác định và đề ra nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình thực hiện chiến lược phát triển ngành thanh tra đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. Tiếp tục củng cố, xây dựng ngành thanh tra trong sạch, vững mạnh, kỷ cương, liêm chính, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những nội dung trong kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Xác định rõ trách nhiệm, đảm bảo có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành thanh tra.
1. Nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan Thanh tra quận
1.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2020
- Tập trung thực hiện nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan Thanh tra quận trong việc tham mưu quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân quận; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Phân định rõ phạm vi hoạt động và mối quan hệ, phối hợp giữa thanh tra các ngành, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan có thẩm quyền khác trong việc thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, Ủy ban kiểm tra Quận ủy, cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.
- Xác định và nâng cao vị trí, vài trò, trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị đối với công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
1.2. Giai đoạn năm 2011 đến năm 2030:
- Thực hiện xây dựng cơ quan Thanh tra quận thống nhất theo định hướng chung từ cấp Trung ương, thực hiện theo sự quản lý tập trung, thống nhất chỉ đạo trực tiếp của Thanh tra thành phố về công tác tổ chức, nghiệp vụ.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị của người đứng đầu cơ quan thanh tra và đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra tương xứng với trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy của cơ quan Thanh tra quận
2.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về tiếp công dân, xử lý sau thanh tra đối với Thanh tra quận theo Luật Thanh tra và các văn bản khác liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung quản lý nhà nước về tiếp công dân và về thanh tra.
- Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra quận đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan tâm xây dựng, tăng cường đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục quán triệt, chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương, chỉ đạo của thành phố, quận về chuyển đổi vị trí công tác; chủ trương bố trí cán bộ không là người địa phương trong ngành thanh tra.
2.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030:
- Chỉ đạo tổ chức cơ quan Thanh tra quận theo hướng quản lý tập trung, thống nhất cơ quan Thanh tra sở, ngành, quận, huyện theo định hướng của thành phố.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan thanh tra đảm bảo về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn nhất là bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, kỷ luật, kỷ cương, tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động.
3. Đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan thanh tra
3.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra, thẩm định Kết luận thanh tra khi có yêu cầu của người ra Quyết định thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra, công khai kết quả, quyết định xử lý về thanh tra.
- Đẩy mạnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước thuộc quận quản lý.
- Qua thanh tra, kiểm tra cần chú trọng việc phát hiện các sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng kiến nghị các cơ quan chức năng điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, thiếu sót. Phát huy vai trò của Chánh Thanh tra quận trong việc chủ động quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực thuộc thẩm quyền phụ trách.
- Tăng cường việc triển khai các quy định về bảo đảm việc thực hiện Kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra theo hướng tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp xử lý trách nhiệm.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho thanh tra viên, thanh tra chính và đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên trách tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Chủ động thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động của Đoàn Thanh tra; tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm các mô hình, cách làm hay của các đơn vị.
3.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030:
- Cơ quan thanh tra (theo cấp hành chính) chuyển sang thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức; đề xuất hoàn thiện về cơ chế, chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Đổi mới phương thức thẩm định, đánh giá kết luận thanh tra nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và khả thi trong việc thực hiện các Kết luận, Kiến nghị, Quyết định thanh tra.
- Tổ chức việc quản lý tập trung bản kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện xác minh nguồn gốc tài sản có dấu hiệu bất minh; điều tra xử lý hoặc kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng.
- Thực hiện quy định về quyền yêu cầu xử lý, quyền xử lý các hành vi vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra; các Kết luận thanh tra là cơ sở trực tiếp để xử lý trách nhiệm người có hành vi vi phạm.
4.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Thực hiện đúng các quy định về quy hoạch cán bộ ngành thanh tra; rà soát đánh giá, sắp xếp bố trí cán bộ, công chức cho phù hợp với yêu cầu thực hiện chức trách nhiệm vụ.
- Thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và công tác tiếp công dân. Phấn đấu 20% công chức làm công tác thanh tra được bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên chính; 70% công chức thanh tra được bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên.
- Chủ động tham mưu thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành thanh tra theo Thông tư số 10/2014/TT-TTCP ngày 24/11/2014 của Thanh tra Chính phủ đế đào tạo, rèn luyện cán bộ, công chức. Tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí nhân sự Chánh Thanh tra quận không là người địa phương.
4.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030:
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý đội ngũ thanh tra theo hướng bảo đảm tính chuyên nghiệp, kỷ cương, trách nhiệm.
- Phấn đấu 30% công chức làm công tác thanh tra được bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên chính; 90% công chức làm công tác thanh tra được bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên.
- Thực hiện rà soát, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quy, hiện đại, bản lĩnh, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ được giao.
5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật
5.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại phù hợp với Thanh tra quận. Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan thanh tra.
- Tiếp tục duy trì thực hiện và nâng cấp phần mềm “Tiếp công dân, xử lý đơn, quản lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo” gắn với việc tích hợp dữ liệu từ phần mềm hệ thống của ngành Thanh tra.
- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác tham mưu tổng hợp, nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5.2. Giai đoạn năm 2021 đến năm 2030:
- Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật cho cơ quan thanh tra; đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Đảm bảo công nghệ thông tin phục vụ có hiệu quả công tác quản lý điều hành, tác nghiệp của cơ quan thanh tra.
- Tiếp tục tăng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tham mưu, tổng hợp, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra.
1. Thanh tra quận
- Quán triệt, thống nhất nhận thực về ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến lược phát triển ngành thanh tra; bảo đảm tổ chức thực hiện nghiêm túc; có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển ngành thanh tra.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ được xác định trong chiến lược, trong đó tập trung kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra quận.
- Tham mưu lãnh đạo quận phối hợp với Thanh tra thành phố và các cơ quan liên quan trong tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và quản lý sử dụng đối với cán bộ làm công tác thanh tra.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của công chức thanh tra; xây dựng văn hóa thanh tra; nâng cao ý thức thực hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức thanh tra.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.
2. Về kinh phí
Kinh phí thực hiện chiến lược được đảm bảo từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra. Phòng Tài chính kế hoạch, Thanh tra quận tham mưu Ủy ban nhân dân quận phối hợp với Thanh tra thành phố dự toán kinh phí tổ chức thực hiện theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn quận Phú Nhuận, Yêu cầu cơ quan Thanh Tra Quận và các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả./
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 2213/QĐ-TTg về chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Thanh hóa ban hành
- 2Kế hoạch 3834/KH-UBND năm 2016 triển khai Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai
- 3Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Luật thanh tra 2010
- 2Thông tư 10/2014/TT-TTCP hướng dẫn danh mục vị trí công tác thanh tra của công chức trong cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ chuyển đổi do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 50-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 4Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 2213/QĐ-TTg về chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Thanh hóa ban hành
- 5Kế hoạch 3834/KH-UBND năm 2016 triển khai Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Kế hoạch 586/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 586/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/08/2016
- Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận
- Người ký: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định