Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5736/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 03 tháng 8 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/CP ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 13-NQ/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
a) Quán triệt, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 13-NQ/CP;
b) Xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể và giải pháp, lộ trình, phân công trách nhiệm từng Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc trong việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU.
a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc xác định các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể gắn với vai trò, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình trong việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU;
b) Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, quyết liệt, sát với yêu cầu thực tế và phát huy hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra; đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát; định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện,
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
a) Đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp có chọn lọc; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo hướng hiện đại, bền vững. Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở khai thác thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo ra các sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao; tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp phục vụ thu hút đầu tư các dự án công nghiệp có quy mô, công nghệ tiên tiến; hình thành các nhà máy ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ số vào sản xuất công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu sang các thị trường uy tín trên thế giới. Bảo vệ, phát huy giá trị các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống;
b) Đến năm 2030, tỉnh Lâm Đồng hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, có tính cạnh tranh cao, một số sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế.
a) Đến năm 2025:
- Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 11,5% - 12%/năm; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,9% - 12,3%/năm.
- Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 65% cơ cấu ngành công nghiệp; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện chiếm 28%.
- Phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13% - 14%/năm,
- Hình thành các chuỗi liên kết bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu đối với các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh.
b) Định hướng đến năm 2030:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 13% - 14,5%/năm; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,7% - 16,5%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14% - 15%/năm.
- Duy trì và phát triển mạnh các chuỗi liên kết bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu đối với các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 25/5/2022
a) Các Sở, ngành và địa phương thực hiện phổ biến Nghị quyết đến toàn thể công chức, viên chức, đảng viên, người lao động và nhân dân nhằm tạo sự đông thuận, thống nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương để thực hiện hoàn thành mục tiêu phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
b) Sở Công Thương tổ chức quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân nội dung Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy và Kế hoạch này.
Thời gian thực hiện và hoàn thành: Trong Quý III/2022.
a) Tích hợp quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phương án phát triển các cụm công nghiệp, các dự án phát triển công nghiệp, năng lượng và tiểu thủ công nghiệp vào Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định. Đề xuất các Bộ, ngành đưa các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào Quy hoạch ngành quốc gia theo quy định;
b) Lập, điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp (trong và ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp) trên địa bàn tỉnh;
c) Triển khai xây dựng quy hoạch phân khu các khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp làm cơ sở thu hút các dự án sản xuất công nghiệp.
a) Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, thu hút đầu tư xây dựng hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; thu hút, kêu gọi nhà đầu tư có năng lực để triển khai các dự án đầu tư có tiềm năng tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, năng lượng và tiểu thủ công nghiệp;
b) Xây dựng đề án, tích hợp vào quy hoạch các khu vực đủ điều kiện phát triển mô hình du lịch làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới để thu hút đầu tư;
c) Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làng nghề... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề;
d) Xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp sản xuất bao bì thân thiện môi trường, phụ tùng, linh kiện... có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia;
đ) Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư, mở rộng sản xuất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh và công nghiệp hỗ trợ như sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện tử, dệt may...; đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu;
e) Xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách bảo đảm phúc lợi xã hội cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm cả chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, nhà ở xã hội...
4. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh
4.1. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm
a) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu:
- Hình thành vùng nguyên liệu phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản và bảo quản sau thu hoạch, sau chế biến có lợi thế nguyên liệu địa phương. Đưa tỷ lệ nông sản được sơ chế đạt trên 80%, nông sản qua chế biến đạt 25% tổng sản lượng; giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 13%.
- Phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản có quy mô, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Kêu gọi các dự án đầu tư chế biến thực phẩm quy mô lớn ưu tiên tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Đạ Hoai và thành phố Bảo Lộc; sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, như: rau quả sấy khô, đông lạnh, sản xuất tinh bột, thực phẩm cô đặc; các sản phẩm chế biến từ hạt; các sản phẩm từ sữa; các sản phẩm thực dưỡng, thực phẩm chức năng.
- Phát triển sản xuất các sản phẩm đồ uống đặc trưng của tỉnh như rượu vang, đồ uống có cồn, nước ép rau quả, nước rau quả cô đặc theo hướng đầu tư máy móc thiết bị tự động hóa cao. Tiếp tục tạo điều kiện đầu tư nâng công suất nhà máy sản xuất bia lên 200 triệu lít/năm.
- Nâng cao tỷ lệ chè chế biến công nghiệp đạt trên 90% tổng sản lượng chè búp tươi. Hạn chế, giảm sản lượng chế biến chè đen, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến chè đen đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cấp các nhà máy sản xuất các sản phẩm có giá trị cao như chè Oolong và chè xanh phục vụ thị trường xuất khẩu.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có tại thành phố Bảo Lộc và các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà đổi mới công nghệ, thiết bị và nâng công suất chế biến cà phê nhân, gia tăng sản lượng cà phê xuất khẩu tham gia chuỗi cà phê phân phối toàn cầu. Thu hút các dự án nhà máy chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan tại thành phố Bảo Lộc và các Đức Trọng, Di Linh.
- Tiếp tục phát triển công nghiệp ươm tơ, dệt lụa và sản xuất các sản phẩm từ lụa. Phấn đấu đến năm 2025 sản lượng tơ tằm đạt trên 2.000 tấn/năm. Hình thành các cụm liên kết dệt may, nâng cao năng lực tự thiết kế các mẫu mã và các sản phẩm mới; tạo mạng lưới liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành.
- Phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như Atiso, diệp hạ châu, trà hoa vàng, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo hiện có. Kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp các dự án chế biến dược liệu, thực phẩm chức năng có quy mô công nghiệp, đạt chuẩn GMP và GMP WHO.
- Hình thành và phát triển các cụm liên kết gắn chế biến, tiêu thụ với vùng sản xuất nguyên liệu nông sản đảm bảo tính bền vững và khả năng phát triển của các chuỗi liên kết.
- Tiếp tục phát triển thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” và các nhãn hiệu chứng nhận. Thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại các thị trường chủ lực trên thế giới, thị trường các nước khu vực mà Việt Nam tham gia với vai trò là nước thành viên.
b) Phát triển ngành chế biến gỗ theo hướng sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh chế biến gỗ ghép, ván sàn, đồ mộc, đồ gỗ cao cấp và các sản phẩm hoàn thiện bằng gỗ có giá trị cao. Nâng dần tỷ lệ sản phẩm chế biến tinh lên trên 85% tổng sản lượng gỗ chế biến;
c) Phát triển công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với hoạt động bảo vệ môi trường và đất rừng. Khuyến khích các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đầu tư nhà máy chế biến khoáng sản gắn với khu vực khai thác, nhà máy chế biến vật liệu xây dựng nhân tạo... Phát triển, mở rộng nhà máy chế biến alumin 650.000 tấn/năm lên 800.000 tấn alumin/năm và tiến tới luyện nhôm, các sản phẩm sau nhôm với công nghệ tiên tiến, hiện đại;
d) Thu hút các dự án công nghiệp cơ khí, chế tạo các loại thiết bị, linh kiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp khai khoáng. Hình thành các cơ sở cơ khí có quy mô phù hợp tại các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư để thực hiện chế tạo, lắp ráp, sửa chữa dây chuyền thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và nhu cầu các hộ gia đình. Đến năm 2030, mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao với hàng nhập khẩu.
4.2. Phát triển công nghiệp năng lượng theo hướng bền vững
a) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất các dự án năng lượng tái tạo như thủy điện tích năng, thủy điện vừa và nhỏ, điện gió và điện mặt trời (điện mặt trời trên hồ thủy điện, hồ thủy lợi, điện mặt trời áp mái, trên đất nông nghiệp xấu, năng suất thấp) với quy mô, công suất phù hợp. Đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện khoảng 3.000 MW, sản lượng điện trung bình năm khoảng trên 10 tỷ kWh. Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng điện của tỉnh, đáp ứng cho các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương (đến năm 2025: công suất cực đại Pmax = 489 MW, điện thương phẩm 2.437 triệu kWh; đến năm 2030: công suất cực đại Pmax = 723 MW, điện thương phẩm 3.719 triệu kWh);
b) Thu hút đầu tư hiện đại hoá ngành điện từ khâu sản xuất, truyền tải đến phân phối đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường điện; nâng cao khả năng bảo đảm an ninh mạng lưới điện và chất lượng dịch vụ điện. Đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống lưới điện để vận hành hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực, bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
a) Đẩy mạnh thu hút, liên kết, đầu tư, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp thông qua việc đa dạng hóa các nguồn vốn, phương thức huy động vốn và cho vay để hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, phát huy hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp, đặc biệt là thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” gắn với du lịch, dịch vụ, xuất khẩu.
b) Phát huy hiệu quả các chương trình hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương để phát triển tiểu thủ công nghiệp; bao gồm, kết hợp lồng ghép Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, phát triển thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” nhằm phát huy thế mạnh về sản phẩm, vùng nguyên liệu tại địa phương.
c) Hỗ trợ phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp thông qua cung ứng nguyên, vật liệu, thiết bị máy móc, công nghệ mới vào sản xuất và bao tiêu các sản phẩm làng nghề; nâng cao trình độ sản xuất, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu làng nghề nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
d) Phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hoà giữa sản xuất hàng hóa với giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Trong đó, chú trọng phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp như: đan lát tre, nứa, song mây; dệt thô cẩm, đan len; sản xuất và chế biến đồ gỗ dân dụng, gỗ cao cấp, gỗ mỹ nghệ; trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa; tranh thêu, chế biến rượu cần; nghề rèn thủ công, cơ khí, sửa chữa, nghề gốm, cưa lọng, bút lừa; khuyến khích mở rộng các ngành nghề mới tại địa phương như sinh vật cảnh, thêu ren móc sợi,...
đ) Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà nghiên cứu tham gia đào tạo, truyền nghề và thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm nhằm bảo tồn các nét truyền thống của sản phẩm, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của thị trường trong nước, hướng đến xuất khẩu.
e) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, sản phẩm du lịch cộng đồng; kết nối giữa làng nghề với lễ hội và di tích lịch sử, hình thành các tour du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm... góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
g) Khuyến khích, hỗ trợ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng thương mại điện tử; tăng cường áp dụng công nghệ 4.0 trong tìm kiếm thị trường, quản bá hình ảnh, thương hiệu để tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
6. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
a) Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ hình thành, xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh lĩnh vực công nghiệp;
b) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu hoạch, bảo quản, lưu thông hàng hóa: hình thành trung tâm logistics tại thành phố Bảo Lộc, trung tâm giao dịch hoa tại thành phố Đà Lạt, trung tâm logistics gắn với cảng hàng không Liên Khương huyện Đức Trọng, các kho bảo quản, trung tâm hội chợ triển lãm, nhà máy chế biến nông sản tại các khu, cụm công nghiệp và vị trí phù hợp;
c) Tập trung triển khai thực hiện xây dựng các công trình trọng điểm, các dự án lớn có tính đột phá tại địa phương để tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp, như: Khu công nghiệp Phú Bình, các dự án giao thông có tính chất kết nối liên vùng, đường vành đai, đường tránh đô thị và các trục kết nối liên vùng huyện...
a) Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các chương trình, nguồn vốn ưu đãi phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đầu tư, mở rộng quy mô, công suất sản xuất, tìm kiếm thị trường:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại thông qua Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc thù có lợi thế của tỉnh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia, tạo thuận lợi trong quá trình tra cứu, sử dụng thông tin cũng như thông quan khi xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng thân thiện, minh bạch, thông thoáng và ổn định để thu hút các nguồn vốn bên ngoài đồng thời thực hiện các giải pháp bảo đảm đầu tư, giúp cho các doanh nghiệp trong tỉnh duy trì và phát triển sản xuất. Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
- Áp dụng công nghệ tự động hóa, số hóa trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả trong công tác giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Sử dụng công nghệ số hóa trong việc quản lý, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra và quá trình tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa. Đẩy mạnh ứng dụng số hóa và công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại điện tử góp phần đa dạng hóa hình thức tiêu thụ và hình thành các chuỗi cung ứng.
c) Công tác đào tạo nghề, dạy nghề gắn với nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ thuật chuyên sâu và có khả năng tiếp cận với công nghệ mới, công nghệ số. Thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội tại các địa phương có các khu, cụm công nghiệp và dự án công nghiệp có sử dụng nhiều lao động.
d) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội, Hiệp hội, Hợp tác xã... Phát huy vai trò của hội, hiệp hội trong việc định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh, kịp thời cung cấp thông tin thị thường, các hàng rào kỹ thuật đối với từng ngành hàng cụ thể. Gắn kết vai trò của Hội, Hiệp hội với các hoạt động quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
(Chi tiết các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục I đính kèm)
8. Triển khai các công trình trọng điểm
Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện các công trình trọng điểm ngành công nghiệp theo danh mục.
(Chi tiết tại Phụ lục II đính kèm)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả kế hoạch. Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh;
b) Triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư, nhất là chính sách đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp; đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; khuyến khích phát triển mạnh ngành công nghiệp thân thiện môi trường;
c) Tích cực tham mưu tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại; xây dựng và thực thi chương trình xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên; tập trung vào các khâu còn yếu của chuỗi giá trị sản phẩm hoặc công đoạn quyết định đến chất lượng, giá trị sản phẩm của ngành.
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai các chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục đổi mới phương thức nhằm thu hút có hiệu quả các dự án của các Tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia;
b) Tham mưu bố trí nguồn kinh phí đầu tư công xây dựng hạ tầng phục vụ giao thông, các khu, cụm công nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
c) Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ODA thuộc lĩnh vực công nghiệp, nhất là các dự án công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh; các dự án công nghiệp hỗ trợ; tập trung kêu gọi thu hút đầu tư các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô, thân thiện môi trường.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Thực hiện đầy đủ chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản, nước, môi trường; tạo quỹ đất sạch tại các khu, cụm công nghiệp và các khu vực khác phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề và xử lý nghiêm các vi phạm; đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường;
b) Thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản, chú trọng hiệu quả khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường. Đề xuất quy hoạch phát triển các vùng khai khác khoáng sản phục vụ công nghiệp chế biến.
4. Giao Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương tham mưu trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, chuyển giao khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
b) Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ; kiểm soát chặt chẽ công nghệ đối với các ngành công nghiệp;
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước trên thế giới góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các đơn vị xây dựng và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí thực hiện các nội dung phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.
6. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các địa phương và sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề nghiệp công lập nhằm tạo ra nguồn nhân lực công nghiệp có khả năng làm chủ và tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới;
b) Khuyến khích khu vực tư nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia đào tạo nhân lực công nghiệp chất lượng cao, kể cả trong nước và nước ngoài; gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực với hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động công nghiệp;
c) Xây dựng và triển khai đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao phục sản sản xuất công nghiệp; triển khai các cơ chế, chính sách bảo đảm phúc lợi xã hội cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, an toàn vệ sinh lao động, nhà ở xã hội.
7. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp. Phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt chương trình Phát triển sản phẩm OCOP qua đó hình thành các chuỗi liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông sản, gắn với thị trường tiêu thụ và chuỗi giá trị toàn cầu;
c) Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó đa dạng hoá nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
8. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
a) Thực hiện công tác thông tin đối ngoại quảng bá sản phẩm, thương hiệu sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tuyên truyền các cơ chế chính sách, chương trình, dự án thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
b) Tập trung phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng đầu tư và hình thành trung tâm dữ liệu của tỉnh; thực hiện xây dựng chính quyền số, kinh tế số và thương mại điện tử. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
9. Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
a) Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả đối với các Khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương tăng cường thông tin, thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp mới; thực hiện thu hút có trọng tâm, trọng điểm các dự án sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp;
c) Triển khai thực hiện tốt các chính sách về nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho cán bộ kỹ thuật và công nhân tại các khu công nghiệp.
10. Giao các sở, ngành: Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
11. Giao UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc
Xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện; tạo điều kiện để các dự án sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn sớm được triển khai, đưa vào hoạt động.
12. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nội dung cụ thể tại Kế hoạch này, các Sở ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động đề xuất, gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 5736/KH-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian thực hiện |
1 | Hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó tích hợp quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phương án phát triển các cụm công nghiệp, các dự án phát triển công nghiệp, năng lượng và tiểu thủ công nghiệp theo quy định pháp luật | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố | Quy hoạch | Năm 2022 |
2 | Lập, điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án ưu tiên, thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp và UBND các huyện, thành phố | Quyết định | Hàng năm |
3 | Triển khai các chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Chương trình/kế hoạch | 2022 - 2030 |
4 | Bố trí nguồn vốn đầu tư công xây dựng hạ tầng các khu/cụm công nghiệp | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Tài chính, Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp và UBND các huyện, thành phố | Chương trình | 2022 - 2030 |
5 | Kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ODA thực hiện các dự án đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Các dự án FDI, ODA | 2022 - 2030 |
6 | Xây dựng Kế hoạch tái cơ cấu ngành công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Đề án | Năm 2022 |
7 | Xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Chương trình | Năm 2022 |
8 | Xây dựng Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Kế hoạch | 2022 -2030 |
9 | Triển khai Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025 | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử | 2022 - 2025 |
10 | Triển khai Đề án phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Tỉnh Lâm Đồng đối với từng khu vực thị trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các hiệp định: Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, địa phương; Trung tâm xúc tiến - Đầu tư thương mại và Du lịch tỉnh | Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực | 2022 - 2025 |
11 | Triển khai Đề án kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2025 | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, địa phương; Trung tâm xúc tiến - Đầu tư thương mại và Du lịch tỉnh | Kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, Phát triển thị trường nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu | 2022 - 2025 |
12 | Triển khai thực hiện Kế hoạch số 135/KH-TU ngấy 03/8/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Phát triển công nghiệp năng lượng | 2022 - 2030 |
13 | Thu hút đầu tư phát triển các trung tâm sau thu hoạch hiện đại, nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Các dự án đầu tư | 2022- 2030 |
14 | Thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021-2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Các cơ chế, chính sách | 2021-2025 |
15 | Thực hiện đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019 - 2023 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Các chuỗi liên kết | 2022 - 2023 |
16 | Xây dựng và triển khai đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Đề án | 2022 - 2030 |
17 | Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 | Sở Lao động và Thương binh - xã hội | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Các chương trình hỗ trợ | 2022-2030 |
18 | Đề án phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống; sản phẩm du lịch cộng đồng | Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Đề án | 2023 |
19 | Phát triển du lịch canh nông gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Sở Nông nghiệp và PTNN; UBND các huyện, thành phố | Đề án | 2022 |
20 | Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến 2030 | Sở Thông tin và Truyền Thông | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. | Kế hoạch | 2022 |
21 | Triển khai Kế hoạch phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ban, ngành, các Tổ chức KHCN, Đài PTTH, Báo Lâm Đồng, Hiệp hội Doanh nghiệp, UBND các huyện, thành phố | Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ | 2022 - 2030 |
22 | Triển khai Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ban, ngành, các Tổ chức KHCN, Đài PTTH, Báo Lâm Đồng, Hiệp hội Doanh nghiệp, UBND các huyện, thành phố | Hỗ trợ các hoạt động sở hữu trí tuệ | 2022 - 2030 |
23 | Thực hiện đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ban, ngành, các Tổ chức KHCN, Đài PTTH, Báo Lâm Đồng, Hiệp hội Doanh nghiệp, UBND các huyện, thành phố | Hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc | 2022 - 2025 |
24 | Thực hiện kết nối hạ tầng giao thông với hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; trung tâm logistic; vùng sản xuất nguyên liệu tập trung | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. | Hoàn thiện hệ thống hạ tầng có tính chất kết nối liên vùng | 2022 - 2030 |
25 | Kế hoạch thành lập và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Đạ Huoai giai đoạn 2022 - 2025 | UBND huyện Đạ Huoai | Các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện | Kế hoạch | 2022 |
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 5736/KH-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT | Dự án | Quy mô/công suất | Địa điểm thực hiện | Kinh phí dự kiến thực hiện đến 2025 | Kinh phí dự kiến thực hiện đến 2030 | ||
Tổng kinh phí | Nguồn kinh phí | Tổng kinh phí | Nguồn kinh phí | ||||
1 | Hỗ trợ bảo tồn và phát triển Làng nghề và Nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp | 05 làng nghề và 01 nghề | - Làng nghề dệt thổ cẩm tại huyện: Lạc Dương, Lâm Hà, Cát Tiên. - Làng nghề truyền thống đan lát: huyện Di Linh. - Làng nghề trồng và chế biến tre tầm vông Tố Lan: huyện Đạ Tẻh. | 25,68 | 2,24 | 6,0 | TW, ĐP, Khác |
2 | Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình | 246 ha | Thôn Phú Bình, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng |
|
| 2.000,0 | XHH |
3 | Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp - Đô thị Đạ Tẻh | 500 ha | Xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng |
|
|
|
|
4 | Xây dựng khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Lộc Sơn, Thành phố Bảo Lộc | Khoảng 03 ha | TP. Bảo Lộc |
|
| 350,0 | NS, XHH |
5 | Xây dựng nhà ở công nhân và các dịch vụ tiện ích khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng | Khoảng 1,7 ha | Huyện Đức Trọng |
|
| 200,0 | NS, XHH |
6 | Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Hội giai đoạn 2, huyện Đức Trọng |
| Huyện Đức Trọng |
|
| 371,0 | NS, XHH |
7 | Trung tâm giao dịch hoa tại thành phố Đà Lạt | 34,9 ha | Khu vực Prenn - đèo Mimosa - phường 3 - Tp. Đà Lạt; | 300 | 100 |
|
|
8 | Trung tâm logistics tại thành phố Bảo Lộc (hạng 2) theo Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ | 10 ha | Thành phố Bảo Lộc |
|
| 2.000 | XHH |
9 | Trung tâm hội chợ triển lãm | 10 ha (500 gian hàng) | Thành phố Đà Lạt |
|
| 300 | XHH |
10 ha (500 gian hàng) | Thành phố Bảo Lộc |
|
| 300 | XHH | ||
9 | Dự án kho bảo quản và lưu trữ nông sản | 01 ha | Huyện Di Linh |
|
| 50 | XHH |
01 ha | Thành phố Bảo Lộc |
|
| 50 | XHH | ||
10 | Nhà máy chế biến cà phê hòa tan | 200 tấn/năm | Khu công nghiệp Lộc Sơn, Thành phố Bảo Lộc | 25,0 | 2,0 |
|
|
11 | Nhà máy sơ chế và chế biến nông sản | 10.000 tấn/năm | Huyện Đức Trọng | 43,0 | 2,4 |
|
|
Huyện Đơn Dương | 44,0 | 2,4 |
|
| |||
Huyện Di Linh | 45 | XHH |
|
| |||
12 | Dự án đường dây 500kV Ninh Sơn (Thuận Nam) - Chơn Thành đi qua tỉnh Lâm Đồng | 171,9 km | Qua các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh và Cát Tiên | 8.412 | NSTW |
|
|
13 | Dự án đường dây 220kV Trạm cắt Đa Nhim - Đức Trọng - Di Linh | 96,5 km | Qua các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng và Di Linh | 1.250 | NSTW |
|
|
14 | Các dự án điện gió | ||||||
14.1 | Nhà máy điện gió Đức Trọng | 50 MW | TT. ĐaRan, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương | 2.116 | XHH |
|
|
14.2 | Nhà máy điện gió Xuân Trường 1 | 50 MW | Xã Xuân Trường, TP Đà Lạt | 2.212 | XHH |
|
|
14.3 | Nhà máy điện gió Xuân Trường 2 | 48 MW | Xã Xuân Trường, TP Đà Lạt | 2.186 | XHH |
|
|
14.4 | Nhà máy điện gió Tà Năng 1 | 113,4 MW | Xã Tà Năng, Đà Loan và Phú Hội, huyện Đức Trọng |
|
| 3.952 | XHH |
14.5 | Nhà máy điện gió Tà Năng 2 | 184,8 MW | Xã Tà Năng, huyện Đức Trọng |
|
| 6.440 | XHH |
14.6 | Nhà máy điện gió Đơn Dương 1 | 49,8 MW | TT Dran, huyện Đơn Dương |
|
| 2.193 | XHH |
14.7 | Nhà máy điện gió Đơn Dương 2 | 49,8 MW | TT Dran, huyện Đơn Dương |
|
| 2.193 | XHH |
14.8 | Nhà máy điện gió Đơn Dương 3 | 49,8 MW | xã Lạc Xuân và xã Ka Đô, huyện Đơn Dương |
|
| 2.193 | XHH |
14.9 | Nhà máy điện gió Đơn Dương 3A | 49,8 MW | Xã Pró và xã Ka Đô, huyện Đơn Dương |
|
| 2.193 | XHH |
15 | Các dự án điện mặt trời | ||||||
15.1 | Nhà máy điện mặt trời Tam Bố | 50 MWp | Xã Tam Bố, huyện Di Linh |
|
| 1.177 | XHH |
15.2 | Nhà máy điện mặt trời nổi Đại Ninh | 120 MWp | Xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng |
|
| 2.343 | XHH |
15.3 | Nhà máy điện mặt trời nổi Đồng Nai 2 | 300 MWp | Xã Tân Thượng, huyện Di Linh và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà |
|
| 2.942 | XHH |
16 | Dự án thủy điện tích năng | ||||||
16.1 | Thủy điện tích năng Kosy Di Linh | 1.500 MW | Xã Gia Bắc, huyện Di Linh |
|
| 25.832 | XHH |
16.2 | Dự án thủy điện tích năng Đạ Tẻh | 1.000 MW | Xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh |
|
| 22.658 | XHH |
16.3 | Dự án thủy điện tích năng Đạ Tẻh 2 | 1.500 MW | Xã Mỹ Đức và Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh |
|
| 33.896 | XHH |
17 | Dự án thủy điện | ||||||
17.1 | Đồng Nai 1 | 15 MW | Trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Di Linh và Đức Trọng | 555 | XHH |
|
|
17.2 | Đa Nhim Thượng 3 | 08 MW | Xã Đạ Sar, Lạc Dương | 271 | XHH |
|
|
17.3 | Đa Chomo | 09 MW | Xã Phi Tô, huyện Lâm Hà | 360 | XHH |
|
|
17.4 | Đại Bình | 15 MW | Các xã Tân Lạc và Lộc Thành, huyện Bảo Lâm | 540 | XHH |
|
|
17.5 | Đạ Sar | 10 MW | Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương | 350 | XHH |
|
|
17.6 | Tân Thượng | 22 MW | Xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà; các xã Tân Lâm và Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh | 765 | XHH |
|
|
17.7 | Đa Nhim Thượng 2 | 10 MW | Xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương | 360 | XHH |
|
|
17.8 | Bảo Lâm | 10 MW | Xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm | 350 | XHH |
|
|
17.9 | Cam Ly | 10 MW | Các phường P5, P7 và xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt | 350 | XHH |
|
|
17.10 | Đạ Huoai 2 | 10 MW | Các xã Đạ Ploa và Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai | 350 | XHH |
|
|
17.11 | Đa Hir | 26 MW | Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương; TT Dran, huyện Đơn Dương. |
|
| 850 | XHH |
18 | Các cụm công nghiệp (06)[1] | 241,41ha |
|
| XHH |
| XHH |
19 | Dự án Tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng | 800 ngàn tấn alumin/năm | Thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, |
|
| 3.608 | XHH |
20 | Các dự án đầu tư công nghiệp phụ trợ phục vụ trong các lĩnh vực cơ khí, chế tạo | 10 ha | Khu công nghiệp Lộc Sơn - Thành phố Bảo Lộc |
|
|
| XHH |
[1] CCN Lộc An huyện Bảo Lâm (27,46 ha); CCN Lạc Dương, huyện Lạc Dươmg (25,2 ha); Mở rộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng CCN Đinh Văn, huyện Lâm Hà (70 ha); CCN Đạ Oai, huyện Đạ Huoai (59,75 ha); CCN Cát Tiên, huyện Cát Tiên (29 ha), CCN Tam Bố, huyện Di Linh (30ha).
- 1Quyết định 2051/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 1927/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025
- 3Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Quyết định 1848/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 13/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2051/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 1927/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025
- 5Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Kế hoạch 5736/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 13-NQ/CP về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 5736/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra