Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5688/KH-UBND | Phú Thọ, ngày 6 tháng 12 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2020
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản;
Sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 188/TTr-SNN ngày 26/11/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống, dịch bệnh thủy sản năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Chủ động giám sát, cảnh báo, phòng ngừa phát sinh và lây lan dịch bệnh thủy sản; kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả khi có dịch bệnh xảy ra; hạn chế tối đa thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi thủy sản bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thú y thuỷ sản; nâng cao nhận thức của người nuôi trồng thủy sản trong việc chấp hành quy định của pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền
- Hàng tháng, viết bài tuyên truyền trên báo Phú Thọ, Website Sở Nông nghiệp và PTNT, Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ.
- Kịp thời hướng dẫn thời vụ, cơ cấu giống, thông tin tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh, cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh thuỷ sản trên hệ thống truyền thanh huyện, xã.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách thú y, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về pháp luật, chính sách, quy định, hướng dẫn nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; kỹ thuật phòng, trị bệnh; hướng dẫn vệ sinh môi trường, việc sử dụng thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản.
2. Quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản
a) Đối tượng quan trắc:
Quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại các khu nuôi tập trung, nuôi cá lồng nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước vùng nuôi, ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tới môi trường xung quanh, để cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất hiệu quả.
b) Địa điểm quan trắc:
- Đối với nguồn nước tại các thủy vực mang tính đại diện cho vùng nuôi có hoạt động nuôi cá lồng:
+ Sông Đà: khu vực xã đoan Hạ, xã Xuân Lộc - huyện Thanh Thủy;
+ Sông Bứa: khu vực xã Quang Húc - huyện Tam Nông;
+ Sông Lô: khu vực xã Hùng Long - huyện Đoan Hùng; xã Hạ Giáp - huyện Phù Ninh; xã Phượng Lâu - TP.Việt Trì.
- Đối với các hồ chứa: Hồ Hàm Kỳ, Ngòi Vần (Hạ Hòa); Đầm Ban, Đập Thìn, Đập Chắp (Cẩm Khê); hồ Thượng Long (Yên Lập); hồ Xuân Sơn (Tân Sơn)
- Đối với khu vực ao nuôi, vùng nuôi tập trung tại 7 huyện, thành, thị:
+ Thị xã Phú Thọ: khu nuôi tập trung tại xã Hà Thạch, khu ương nuôi phường Trường Thịnh
+ Thành Phố Việt Trì: Khu nuôi tập trung xã Trưng Vương
+ Huyện Thanh Ba: Khu ương nuôi tập trung Thanh Hà, đỗ Sơn.
+ Huyện Cẩm Khê: Khu tập trung xã Văn Khúc, Tuy Lộc, Sơn Nga, Thụy Liễu.
+ Huyện Tam Nông: Khu Ven đê xã Thượng Nông.
+ Huyện Lâm Thao: Khu nuôi tập trung xã Thạch Sơn, Vĩnh Lại, Tứ Xã.
+ Huyện Thanh Thủy: Khu nuôi tập trung xã Sơn Thủy, Đoan Hạ.
c) Chỉ tiêu cần quan trắc, phân tích:
- Nguồn nước trên các sông, hồ chứa: Nhiệt độ, pH, Oxy, độ trong, độ kiềm, NH3, H2S, PO4 3-, NO3, tổng chất rắn lơ lửng TSS, Nitơ tổng số (Nts), Fe tổng số (Fets), Vi khuẩn tổng số, Aeromonas tổng số, Strepcococcus tổng số, Pseudomonas tổng số.
- Khu vực ao nuôi, vùng nuôi tập trung: Nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ trong, NH3, PO4, NO3, H2S, Oxy hòa tan, COD, BOD, Vi khuẩn tổng số, Aeromonas tổng số, Strepcococcus tổng số, Pseudomonas tổng số, nấm, ký sinh trùng.
d) Tần suất quan trắc:
Thực hiện 03 đợt/năm. Tập trung vào các tháng nuôi chính vụ, trước thời điểm giao mùa và các tháng mưa lũ, nắng nóng để theo dõi, đánh giá quy luật và diễn biến biến động các chỉ tiêu phục vụ xây dựng cơ cấu giống, thời vụ hàng năm và phòng ngừa dịch bệnh phù hợp.
Căn cứ tình hình diễn biến của môi trường và dịch bệnh có thể xảy ra, tần suất quan trắc, lấy mẫu có thể được bổ sung để xác mức độ ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản nhằm đưa ra các biện pháp khuyến cáo kịp thời.
3. Giám sát, xử lý dịch bệnh
a) Giám sát dịch bệnh:
- Giám sát chủ động:
Duy trì hệ thống giám sát đến từng cơ sở nuôi thông qua hệ thống khuyến nông viên cơ sở được bồi dưỡng về thú y thủy sản để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ.
Chủ động giám sát thường xuyên, tập trung vào bệnh thường xảy ra hoặc các dịch bệnh mới theo cảnh báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên thủy sản như: Bệnh do virus Tilapia lake virus (TiLV) gây ra trên cá rô phi, diêu hồng; bệnh do virus mùa xuân; bệnh do vi khuẩn Streptococus; bệnh do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và một số bệnh có tần số xuất hiện nhiều như bệnh ký sinh trùng,...).
- Giám sát bị động:
Khi phát hiện trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành điều tra ổ dịch, lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm, hướng dẫn điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời. Dự kiến số mẫu bệnh phẩm xét nghiệm: 20 mẫu bệnh phẩm.
b) Xử lý dịch bệnh:
Khi phát hiện dịch bệnh nguy hiểm, kịp thời tổ chức xử lý dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
4. Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản:
- Thực hiện kiểm dịch vận chuyển thủy sản giống ra ngoài địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc giống thủy sản bố mẹ nhập về các các cơ sở sản xuất giống và kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi; hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất giống thực hiện kiểm dịch giống thủy sản theo quy định.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách tỉnh: Từ nguồn kinh phí được phân bổ cho các đơn vị hàng năm để đảm bảo các chi phí bao gồm: Thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn; giám sát dịch bệnh; xét nghiệm; điều tra, xử lý ổ dịch, quan trắc môi trường; hỗ trợ vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của nhà nước.
2. Ngân sách cấp huyện, xã: đảm bảo chi phí triển khai ở cấp huyện, xã bao gồm: Thông tin tuyên truyền, chi phí cho hoạt động kiểm tra, giám sát, báo cáo dịch bệnh,...
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp tỉnh
a) Sở Nông nghiệp và PTNT
- Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Làm đầu mối phối hợp với Chi cục Thủy sản thực hiện các nội dung của kế hoạch; lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch, báo cáo Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung: Giám sát dịch bệnh, xử lý ổ dịch; Tổ chức tuyên truyền, tập huấn về các quy định Pháp luật về công tác thú y thủy sản; kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh thủy sản dành cho cán bộ khuyến nông/thú y cơ sở, các chủ hộ nuôi thủy sản; Thực hiện báo cáo tiến độ định kỳ, báo cáo đột xuất cho UBND tỉnh, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản.
- Giao Chi cục Thủy sản thực hiện các nội dung về quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản; phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung khác của kế hoạch.
b) Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT, trình UBND tỉnh xem xét quyết định; thực hiện cấp phát kinh phí và hướng dẫn việc thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định.
c) đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ, Cổng thông tin điện tử tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thông tin, tuyên truyền phục vụ kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
2. Cấp huyện
- UBND cấp huyện có trách nhiệm phổ biến, quát triệt nội dung kế hoạch; chỉ đạo chính quyền cấp xã, các ban, ngành của địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo kế hoạch của UBND tỉnh; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát dịch bệnh, môi trường, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống, các khu ương giống, khu nuôi thủy sản tập trung, các cơ sở nuôi lồng bè và hồ chứa; đôn đốc công tác phòng dịch theo các văn bản chỉ đạo và theo quy định của Pháp luật.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản) triển khai các nội dung của kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị nghiêm túc triển thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 15/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 3Quyết định 244/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
- 1Luật thú y 2015
- 2Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 3Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Kế hoạch 15/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 7Quyết định 244/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
Kế hoạch 5688/KH-UBND năm 2019 về phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 5688/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra