- 1Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 4Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Công văn 9505/BTC-NSNN năm 2017 về công khai ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 9Quyết định 1857/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS về phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị quyết 143/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2020 về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5636/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới; Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch về thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới, cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI
1. Tình hình sản xuất mía đường
a) Diện tích, năng suất (Đính kèm phụ lục)
- Diện tích sản xuất niên vụ 2020 - 2021 là 5.610 ha, phân bố trên địa bàn 5 huyện, thành phố trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Định Quán (2.197 ha), Trảng Bom (1.241 ha), Nhơn Trạch (1.087 ha), Xuân Lộc (889 ha), Thống Nhất (196 ha). Niên vụ năm nay diện tích mía giảm 3.217 ha (-36,4%) so với năm 2019 và giảm 3.736 ha (-39,9 %) so với năm 2015. Mặc dù diện tích có giảm hơn năm 2015 nhưng năng suất (NS) tăng hơn năm 2015 là 10,51%.
- Diện tích sản xuất cây mía trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu do tác động của thị trường giá đường xuống thấp kéo theo giá mía nguyên liệu giảm, tình hình dịch bệnh và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp nên người dân chuyển đổi cây mía sang trồng những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.
b) Tình hình cơ giới hóa
Thực hiện Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; công tác liên kết sản xuất để áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, áp dụng 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất, phun thuốc bảo vệ thực vật và vận chuyển nguyên liệu mía.
2. Những thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi
- Tỉnh Đồng Nai đã có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất được thuận lợi, hiệu quả hơn.
- Công tác tuyên truyền được chú trọng bằng các hình thức tập huấn, đào tạo kỹ thuật trồng và quản lý sâu bệnh hại trên cây mía, tổ chức các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất mía đã góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân, khuyến khích nông dân áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
b) Khó khăn
- Các vùng sản xuất mía trên địa bàn tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, chưa chủ động được nước tưới, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết nên năng suất mía không cao, không chủ động mùa vụ và công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Công tác thu mua mía của các nhà máy còn chậm dẫn đến mía bị khô, giảm năng suất, sản lượng, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
- Tình trạng giá mía nguyên liệu không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người trồng mía, với những khó khăn trên kết hợp giá đường đang xuống thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại từ cây mía thấp và thấp hơn nhiều cây trồng khác trên địa bàn tỉnh nên người dân chuyển đổi cây mía sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
1. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía
a) Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Triển khai đồng bộ các giải pháp để tập trung, tích tụ đất đai hình thành cánh đồng lớn, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng kết hợp cơ giới hóa với thủy lợi và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thuận lợi cho việc hình thành các chuỗi liên kết.
b) Đẩy mạnh sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, nhà máy mía đường nhằm xây dựng các vùng nguyên liệu mía cho từng nhà máy để các nhà máy chủ động xây dựng kế hoạch và có chiến lược đầu tư lâu dài cho vùng nguyên liệu của mình.
2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
a) Về giống
- Tuyển chọn, phục tráng các giống mía có chất lượng tốt hiện có trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hợp tác với Viện nghiên cứu mía đường, các nhà máy trong khu vực để chuyển giao các các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao; khảo nghiệm, tuyển chọn và nhân rộng sản xuất với các giống mía phù hợp điều kiện sinh thái, thích nghi với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Các doanh nghiệp sản xuất đường chủ động việc nhân giống, cung cấp giống trồng mới hằng năm đối với vùng nguyên liệu mía phục vụ cho nhà máy góp phần xây dựng vùng sản xuất mía theo hướng bền vững và ổn định.
- Khuyến khích, vận động người trồng mía sử dụng các giống mía có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo nguồn giống sạch bệnh và chất lượng cao; ưu tiên sử dụng các giống mía có hàm lượng đường cao, năng suất mía cao, lưu gốc tốt, thích ứng biến đổi khí hậu; chỉ lưu gốc với những ruộng mía có năng suất cao, ít sâu bệnh.
- Sử dụng bộ giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường khuyến cáo áp dụng cho khu vực Đông Nam bộ như sau: Chín sớm: VN84-4137, VN08-259; Chín trung bình: LK92-11, KK3, K95-84, K84-200, Suphanburi 7; Chín muộn: K95-156, K88-92.
b) Về kỹ thuật canh tác
- Thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác thâm canh hợp lý từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; áp dụng các quy trình, hệ thống: quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trong trồng và chăm sóc mía.
- Bố trí thời vụ trồng và cơ cấu giống chín sớm, chín trung bình, chín muộn theo tỷ lệ 25% - 45% - 30% để rải vụ, giảm tình trạng thiếu mía đầu và cuối vụ, thừa mía giữa vụ. Bố trí giống mía theo hướng kết hợp các giống chịu hạn tại các vùng không có nước tưới với các giống thâm canh năng suất cao tại các vùng có nước tưới.
- Bón phân cân đối, hợp lý: Sử dụng phân bón hợp lý theo hiện trạng của từng loại đất, từng loại giống mía và giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, áp dụng biện pháp băm vùi lá mía sau thu hoạch để bổ sung chất hữu cơ cải tạo đất. Tăng cường ứng dụng các sản phẩm và biện pháp sinh học trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Sử dụng cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các cây họ đậu,... để trồng xen canh với cây mía, giúp cải tạo đất và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Nâng cao chất lượng cơ giới hóa trong khâu làm đất, đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu chăm sóc và thu hoạch; từng bước áp dụng công nghệ cao trong canh tác mía. Áp dụng đa dạng các hình thức tưới tiêu: tưới phun, tưới thấm, tưới nhỏ giọt theo hướng tiết kiệm nguồn nước, đạt hiệu quả kinh tế cao.
c) Về sản xuất đường
- Tiếp tục đầu tư nâng chiều sâu, nâng cao tỷ lệ tự động hóa, cải tiến hoặc thay thế các thiết bị hiện có theo hướng nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên, vật liệu, năng lượng; thay đổi công nghệ nhằm giảm hoặc không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình chế luyện đường để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường; tận dụng các phụ phẩm của sản xuất đường để sản xuất các sản phẩm phụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Công bố, công khai thời gian ép của nhà máy đường và thời gian thu hoạch mía phù hợp với thời gian mùa vụ và cơ cấu giống từng địa phương nhằm thu mua nguyên liệu đúng thời gian mía chín, đảm bảo năng suất và chất lượng cây mía.
d) Về công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo, tập huấn chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất mía đến người trồng mía. Đào tạo, tập huấn nông dân nâng cao kiến thức trồng trọt canh tác và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây mía.
- Tổ chức tham quan, học tập các mô hình sản xuất mía ứng dụng công nghệ cao hiệu quả. Xây dựng các mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía, đặc biệt mô hình trồng giống mới có năng suất, chất lượng cao; các mô hình có kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại để qua đó hướng dẫn, tập huấn cho bà con nông dân được biết và phát triển rộng rãi.
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mía như: ứng dụng công nghệ tưới tự động, tiết kiệm trong sản xuất mía; tiếp tục đưa cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, đặc biệt là khâu làm đất, trồng và thu hoạch; ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại mía.
- Các doanh nghiệp mía đường chủ động xây dựng các dự án phát triển: giống, thủy lợi, cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch, khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất mía thời kỳ hội nhập.
3. Giải pháp về liên kết sản xuất và tiêu thụ
a) Đẩy mạnh liên kết sản xuất và thu mua mía nguyên liệu bằng hợp đồng hợp tác đầu tư theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tuân thủ theo đúng Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các vùng nguyên liệu, thực hiện ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ mía với người sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến. Tiếp tục tuyên truyền, vận động người trồng mía ký kết và thực hiện đầy đủ hợp đồng đầu tư, hợp đồng mua bán mía với công ty, nhà máy.
c) Các doanh nghiệp sản xuất đường cần xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm giá mía trên địa bàn tỉnh, giá thu mua mía nguyên liệu hàng năm phải được thông báo rộng rãi với người sản xuất. Trước khi vào vụ trồng mía hàng năm, việc ký kết hợp đồng mua bán mía giữa các doanh nghiệp sản xuất đường với người trồng mía phải được thực hiện theo các quy định hiện hành. Ngoài ra cần xây dựng phương thức thu mua mía phù hợp, đảm bảo được tính linh hoạt, minh bạch để tạo được niềm tin và sự đồng thuận của người trồng mía.
4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông: Phát triển hệ thống giao thông theo hướng nối liền giữa giao thông nông thôn và tỉnh lộ, quốc lộ hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa. Ưu tiên hoàn thiện hệ thống giao thông ở các khu vực sản xuất tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu từ vùng sản xuất tới các nhà máy chế biến.
b) Thủy lợi: Tăng cường đầu tư xây dựng phát triển và khai thác hệ thống thủy lợi đối với từng vùng từng địa bàn khác nhau, dưới mọi hình thức như đầu tư xây dựng: Hệ thống tưới tiết kiệm, hệ thống hồ đập chứa nước, kênh mương dẫn nước đến việc tận dụng đầu tư để sử dụng các nguồn từ giếng khoan, ao hồ,... để tăng cường khả năng tưới cho mía.
c) Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là chọn, tạo sản xuất giống mía, bảo vệ thực vật, kiểm tra chất lượng giống, phân bón, sản phẩm sản xuất ra từ mía.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Cụ thể hóa chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, địa phương về sản xuất mía trên địa bàn tỉnh như:
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1857/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng
a) Do tác động của thị trường giá đường xuống thấp kéo theo giá mía nguyên liệu giảm, tình hình dịch bệnh và biến đổi khí hậu vẫn diễn biến phức tạp nên người dân chuyển đổi cây mía sang trồng những cây trồng như các loại cây ăn trái, cây dược liệu, cây làm thức ăn chăn nuôi, hoa, cây cảnh và cây hàng năm, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới.
b) Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất quy hoạch vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn tập trung phù hợp với thị trường; Phân loại hiện trạng cây trồng, loại đất thích hợp, điều kiện khí hậu, nguồn nước tự nhiên, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp bố trí các loại cây trồng phù hợp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương và các đơn vị có liên quan hướng dẫn phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh. Phối hợp hướng dẫn thực hiện và giám sát các mô hình sản xuất mía bền vững; mô hình sản xuất thử nghiệm, khảo nghiệm các giống mía mới, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
b) Tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ Công ty cổ phần mía đường La Ngà xây dựng mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
c) Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đánh giá chữ đường của Công ty cổ phần mía đường La Ngà theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng mía nguyên liệu (QCVN 01-98:2012/BNNPTNT).
d) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại kế hoạch này.
Hướng dẫn Công ty cổ phần mía đường La Ngà lập dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía theo quy định và trình tự thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
a) Chủ động theo dõi, kịp thời thông tin việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường nhập khẩu phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế.
b) Chủ trì theo dõi, kịp thời thông tin, triển khai áp dụng các biện pháp quản lý liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm đường phù hợp với tình hình mới theo quy định, hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Phối hợp cùng các cơ quan chức năng theo dõi, thành lập cơ sở dữ liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại về sản phẩm đường.
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, Sở Công Thương và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành.
5. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
a) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn phối hợp với cơ quan chức năng liên quan phổ biến, hướng dẫn các tổ chức cá nhân về trình tự thủ tục chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...) tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.
b) Chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định hiện hành trong thực hiện vay vốn tín dụng.
6. Cục Quản lý thị trường Đồng Nai
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh đường và chất tạo ngọt.
7. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Đồng Nai
Chỉ đạo các lực lượng chức năng, địa phương tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đường, chất tạo ngọt; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức tiếp tay, bao che cho hành vi vi phạm.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Rà soát, xây dựng vùng sản xuất mía đường tập trung, tạo vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh; khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía và quy trình canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành mía ở những vùng có lợi thế; hướng dẫn hỗ trợ nông dân trồng mía chuyển đổi sang cây trồng khác tại những vùng trồng mía không đạt hiệu quả;
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể để phát triển mạnh các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy đường; đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển mô hình khuyến nông, xây dựng cánh đồng lớn gắn với thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất mía; có biện pháp hiệu quả ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán, vi phạm hợp đồng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ mía;
c) Hỗ trợ hình thành các Tổ hợp tác trồng mía tạo cánh đồng lớn để xúc tiến hợp tác liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư phát triển cánh đồng lớn trồng mía ứng dụng công nghệ cao.
d) Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn liên quan để hỗ trợ hạ tầng vùng sản xuất; giống, vật tư cho các đối tượng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả tham gia chuỗi liên kết sản xuất mía.
đ) Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho nông dân; hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và các biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trên cây mía. Thực hiện công tác dự tính dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vật gây hại thực vật trên cây mía; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại.
e) Với những vùng trồng mía không hiệu quả, cần rà soát quy hoạch vùng sản xuất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như: Rau, củ, quả an toàn tập trung phù hợp với thị trường; rà soát hiện trạng loại đất thích hợp, điều kiện khí hậu, nguồn nước tự nhiên, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp bố trí các loại cây trồng phù hợp để chuyển đổi cây trồng cho phù hợp; tăng cường công tác quản lý, giám sát và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quản lý việc chuyển đổi đất trồng mía ở các địa phương bảo đảm không để lấn chiếm và sử dụng sai mục đích việc chuyển đổi.
g) Tổ chức phổ biến, tuyên tuyền bằng các hình thức phù hợp, đúng quy định đối với nội dung Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn để biết, thực hiện.
9. Công ty Cổ phần mía đường La Ngà
a) Nghiên cứu sản xuất, chế biến mía đường để đa dạng hóa các sản phẩm từ cây mía và từ phế phụ phẩm trong sản xuất đường.
b) Chủ động xây dựng Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp mía đường theo hướng đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ và tập trung đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
c) Theo dõi, thu thập thông tin tình hình sản xuất, kinh doanh đường trong nước để đề xuất, phối hợp với Sở Công Thương trong việc xem xét điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
d) Chủ động phối hợp với các địa phương trong việc khảo sát đất đai, lập dự án đầu tư và thực hiện các chính sách hiện hành liên quan để đầu tư quy hoạch đồng bộ hạ tầng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất xây dựng cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành mía nguyên liệu; triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mía nguyên liệu; minh bạch về chữ đường, giá mía nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân trồng mía, duy trì nguồn nguyên liệu ổn định.
đ) Tập trung đầu tư nâng cấp công nghệ tiên tiến trong sản xuất đường, sản phẩm cạnh đường và sau đường; xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc để giúp ngăn chặn hành vi buôn lậu đường.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp) để bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DIỆN TÍCH MÍA NĂM 2015-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 5636/KH-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)
STT | Năm | Diện tích (ha) | Năng suất (tấn/ha) | Sản lượng mía cây |
1 | 2015 | 9.346 | 70,49 | 658.784 |
2 | 2016 | 8.715 | 75,69 | 659.640 |
3 | 2017 | 8.354 | 86,98 | 726.636 |
4 | 2018 | 8.338 | 94,47 | 787.680 |
5 | 2019 | 8.827 | 77,70 | 685.889 |
6 | 2020 | 5.610 | 77,90 | 437.019 |
- 1Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 3009/QĐ-UBND năm 2014 bổ sung cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2025, các dự án chế biến mía đường
- 3Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2016 về chủ trương thực hiện thí điểm Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất mía đường tại vùng nguyên liệu mía thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 4333/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Thí điểm hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía đường tỉnh Nghệ An nhằm thực hiện mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu mía đường giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Quyết định 3009/QĐ-UBND năm 2014 bổ sung cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2025, các dự án chế biến mía đường
- 5Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2016 về chủ trương thực hiện thí điểm Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất mía đường tại vùng nguyên liệu mía thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- 6Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 7Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 8Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Công văn 9505/BTC-NSNN năm 2017 về công khai ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015 do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 12Quyết định 1857/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS về phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị quyết 143/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 14Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2020 về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
- 15Quyết định 4333/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Thí điểm hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía đường tỉnh Nghệ An nhằm thực hiện mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu mía đường giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
Kế hoạch 5636/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về triển khai giải pháp phát triển ngành mía đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới
- Số hiệu: 5636/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định