Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5628/KH-UBND | Đà Nẵng, ngày 24 tháng 8 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Tình hình động đất, sóng thần
a) Động đất: Trên địa bàn thành phố chưa có dự báo nguy cơ về động đất.
b) Sóng thần:
- Nguyên nhân, vùng nguồn gây động đất sóng thần: Do đới hút chìm Manila dài khoảng 1.150m chạy dọc theo bờ Tây quần đảo Philippin từ 20 vĩ độ Bắc đến 12 vĩ độ Bắc; cường độ động đất lớn nhất trong đó hút chìm khu vực này có thể đến 9 độ Richter. Khi động đất có nguy cơ gây nên sóng thần ảnh hưởng đến bờ biển miền Trung Việt Nam là rất cao.
- Tốc độ lan truyền, độ cao sóng: Đặc điểm của sóng thần là di chuyển rất nhanh, ở ngoài khơi đến 800km/1 giờ; độ cao của sóng lớn nhất là 6m.
- Thời gian xuất hiện sóng thần ở Đà Nẵng: Từ 2 đến 3 giờ sau khi xảy ra động đất ở đới hút chìm Manila; phạm vi ảnh hưởng sóng thần là toàn bộ 92 km bờ biển thành phố thuộc quận: Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn kể cả vùng chân núi giáp biển của núi Bạch Mã, núi Sơn Trà, vùng cửa sông Hàn, sông Cu Đê và toàn bộ huyện đảo Hoàng Sa.
- Hậu quả: Gây ngập lụt, sập đổ các công trình, thiệt hại về tài sản và con người.
2. Tình hình địa phương khu vực bị ảnh hưởng
a) Khu vực dân cư ảnh hưởng của động đất: Trên địa bàn thành phố chưa có dự báo vùng ảnh hưởng.
b) Tình hình dân cư trong khu vực ảnh hưởng do sóng thần:
- Số người dân ven biển bị ảnh hưởng ước tính 36.233 hộ/153.219 nhân khẩu phải sơ tán (gồm: các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang).
- Du khách tắm biển (lúc cao nhất): Khoảng 32.000 người.
- Trường học, trạm xá, khu điều dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo: Với hơn 400 cơ sở/20.000 người.
- Tàu thuyền trên biển và trong khu neo đậu: 1.200 chiếc/6.000 người.
- Khu công nghiệp, nhà máy: 02 khu công nghiệp và 12 nhà máy.
3. Lực lượng ứng phó với thảm họa của thành phố
- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố;
- Công an thành phố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- Các quận, huyện, phường, xã;
- Các đơn vị hiệp đồng của Bộ, Quân khu trên địa bàn thành phố:
+ Các đơn vị trực thuộc Bộ: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Sư đoàn Không quân 372, Sư đoàn Phòng không 375, Lữ đoàn Công binh 83/QCHQ, Công ty Xăng dầu Quân đội khu vực 2, Lữ đoàn VT683/Cục Vận tải, Lữ đoàn 74/Tổng cục 2, Tiểu đoàn Tác chiến Điện tử 842/Cục tác chiến điện tử, Tiểu đoàn Phòng hóa 906/Bộ Tư lệnh Hóa học, Kho J258/Tổng cục Kỹ thuật, Kho xăng dầu 182, Cụm 2/Trung tâm xử lý Bom mìn/Bộ Tư lệnh Công binh, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Trung Bộ/Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3/Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 2.
+ Các đơn vị của Quân khu: Trường Quân sự Quân khu 5, Lữ đoàn Thông tin 575, Tiểu đoàn Vệ binh 8, Tiểu đoàn Pháo binh 75, Tiểu đoàn Phòng hóa 78, Tiểu đoàn Đặc công 409, Tiểu đoàn Trinh sát 32, Tiểu đoàn Tác chiến điện tử 97, Bệnh viện Quân y 17, Trung tâm Xử lý Bom mìn và Môi trường, Xưởng 38, Xưởng 387, Kho Tổng hợp 84, Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng 3, Đội Y học dự phòng.
II. NHIỆM VỤ TRÊN GIAO
1. Công tác phòng ngừa động đất, sóng thần
- Đầu tư xây dựng cơ bản các công trình ứng phó thảm họa, triệt để tận dụng các hang động, địa hình, công trình nửa ngầm, công trình đường hầm; củng cố, đầu tư trang thiết bị cảnh báo sóng thần, các trạm quan trắc cảnh báo môi trường, hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thảm họa động đất, sóng thần; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục: Các cơ quan, địa phương, đơn vị phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân kiến thức về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần để có biện pháp phòng tránh; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử, các bảng hướng dẫn, tờ rơi...
- Công tác huấn luyện, diễn tập: Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về động đất, sóng thần do các cấp tổ chức.
- Công tác canh trực: Sử dụng hệ thống các đài trực canh, trạm cảnh báo sóng thần của thành phố và duy trì công tác trực ban 24/24 giờ tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình khi có thảm họa xảy ra; theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn và báo cáo, thông báo, báo động kịp thời khi có tình huống xảy ra.
2. Ứng phó với thảm họa động đất, sóng thần
- Thông báo, cảnh báo mức độ thiệt hại động đất, sóng thần bằng các hình thức đến mọi tầng lớp nhân dân để phòng tránh và sơ tán kịp thời.
- Công tác sơ tán: Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức lực lượng sơ tán nhân dân và phương tiện tàu, thuyền đến khu vực an toàn.
- Công tác tìm kiếm cứu nạn: Lực lượng vũ trang thành phố phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, các đơn vị hiệp đồng của Bộ, Quân khu đứng chân trên địa bàn tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn ở khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp, sụp đổ công trình, người dân bị nạn và thiệt hại về tài sản do động đất, sóng thần.
- Triển khai công tác cứu chữa người bị thương, chôn cất tử thi.
- Bảo đảm nơi ở, lương thực thực phẩm, nước uống cho Nhân dân.
- Khôi phục hạ tầng cơ sở, điện, đường, trường, trạm; công tác vệ sinh môi trường, chống dịch bệnh và bảo đảm tình hình an ninh trật tự sau khi kết thúc động đất, sóng thần để ổn định cuộc sống cho Nhân dân.
III. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ
1. Phương châm: Vận dụng phương châm 4 tại chỗ; huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, cứu người trước, cứu tài sản sau, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
2. Khu vực ứng phó với sóng thần
a) Trên biển, đảo
- Khu vực đi sơ tán:
+ Các tàu thuyền vận tải thủy nhanh chóng điều khiển tàu rời xa đất liền; các tàu thuyền đánh cá cách xa bờ nhưng đang ở trong vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 30m nhanh chóng điều khiển phương tiện ra khơi, trường hợp gần bờ thì nhanh chóng vào bờ, bỏ thuyền, sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm.
+ Trên quần đảo Hoàng Sa: Nhanh chóng đưa phương tiện rời xa đảo.
- Khu vực đến sơ tán: Các tàu thuyền vận tải thủy, tàu thuyền đánh cá điều khiển phương tiện ra khơi về hướng Đông càng xa càng tốt.
+ Trên quần đảo Hoàng Sa: Điều khiển phương tiện về vùng nước sâu nhất có thể.
b) Ven biển
- Khu vực đi sơ tán:
TT | Toàn thành phố | Tổng hợp số liệu sơ tán | Tổng dân số theo niên giám thống kê năm 2017 | |||
Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tổng người sơ tán | ||||
Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | |||||
| Thành phố Đà Nẵng | 36.233 | 153.219 | 12.297 | 165.516 | 1.064.070 |
1 | Quận Hải Châu | 3.945 | 19.135 |
| 19.135 | 212.030 |
2 | Quận Thanh Khê | 3.147 | 11.555 | 3.861 | 15.416 | 191.250 |
3 | Quận Sơn Trà | 13.598 | 58.198 |
| 58.198 | 166.260 |
4 | Quận Ngũ Hành Sơn | 6.187 | 28.330 | 2.930 | 31.260 | 80.250 |
5 | Quận Liên Chiểu | 9.169 | 35.208 | 5.506 | 40.714 | 166.830 |
6 | Huyện Hòa Vang | 187 | 793 |
| 793 | 131.640 |
- Khu vực đến sơ tán: Trong phạm vi cách bờ biển 500m, có thể sơ tán đến các nhà cao tầng, từ 04 tầng trở lên như các trường học, khách sạn, khu chung cư...; phạm vi xa hơn 500m có thể sơ tán đến các nhà cao tầng có 3 tầng trở lên (có phụ lục kèm theo).
- Khu vực tìm kiếm cứu nạn: Ngay sau khi nhận được tin cảnh báo sóng thần nguy hiểm, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn nhanh chóng tập hợp, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, tập kết về các vị trí cách bờ biển khoảng 1.000m. Do sóng thần bao gồm nhiều đợt sóng, nếu sau đợt sóng đầu tiên khoảng 01 giờ mà không có đợt sóng tiếp theo, có nghĩa là sóng thần đã kết thúc hoặc nhận được bản tin cuối cùng về sóng thần từ Trung tâm cảnh cáo động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, công tác tìm kiếm cứu nạn bắt đầu triển khai như cứu chữa người bị thương, người bị thiệt hại hư hỏng về nhà ở, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo và nhu yếu phẩm thiết yếu khác, thu dọn xử lý vệ sinh môi trường, dịch bệnh, tại các khu vực bị ảnh hưởng.
3. Tổ chức sử dụng lực lượng
a) Lực lượng thông báo, cảnh báo, báo động
- Cơ quan phát tin động đất, cảnh báo sóng thần: Viện Vật lý Địa cầu.
- Hệ thống báo động trực canh của thành phố sẽ phát tin cảnh báo sóng thần đầu (gồm 30 trạm ở địa bàn quận Hải Châu, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn); Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh các quận, huyện, phường, xã để thông báo, báo động đến các địa phương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố tiếp tục thông báo đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.
- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố: Sau khi nhận được thông báo từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, nhanh chóng triển khai công điện thông báo đến đơn vị thuộc quyền và các đơn vị hiệp đồng của Bộ, Quân khu trên địa bàn.
b) Lực lượng tổ chức đi sơ tán
- Các cơ quan của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố.
- Nhân dân các phường thuộc các quận ven biển gồm: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu.
- Các khu dân cư, khu vực lân cận thuộc quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang bị ảnh hưởng.
c) Lực lượng hỗ trợ đi sơ tán: Sử dụng chủ yếu là lực lượng tại chỗ của địa phương; hạn chế điều động từ nơi xa đến để tham gia hỗ trợ sơ tán do có thể gây ra cản trở giao thông, hoảng loạn và không kịp thời gian dẫn đến thương vong, tử vong cho người cao hơn; lực lượng của quận, huyện, xã, phường cụ thể gồm:
- Lực lượng Dân quân tự vệ;
- Lực lượng Công an;
- Lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự;
- Lực lượng các Đồn Biên phòng;
- Lực lượng các đơn vị của Bộ, Quân khu đứng chân tại địa bàn;
- Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức đoàn thể;
- Lực lượng của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch;
- Lực lượng Giáo viên của các trường học.
d) Lực lượng tìm kiếm cứu nạn
- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố;
- Công an thành phố;
- Các đơn vị hiệp đồng của Bộ: Sử dụng lực lượng, phương tiện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng Hải khu vực 2, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2;
- Chi đội Kiểm ngư số 2;
- Cảng Đà Nẵng;
- Cảng vụ Đà Nẵng;
- Tổng Công ty Viễn thông Quân đội;
- Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng;
- Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung;
- Lực lượng, phương tiện của các sở, ban, ngành;
- Lực lượng, phương tiện của các Tổ đội đoàn kết tàu thuyền, doanh nghiệp hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển.
e) Lực lượng, khắc phục hậu quả
- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố;
- Công an thành phố;
- Sử dụng lực lượng, phương tiện của các đơn vị hiệp đồng của Bộ, Quân khu:
+ Đơn vị của Bộ: Sư đoàn Không quân 372, Sư đoàn Phòng không 375, Lữ đoàn Công binh 83/Bộ Tư lệnh Hải quân, Công ty Xăng dầu Quân đội khu vực 2, Lữ đoàn Vận tải 683/Cục Vận tải, Lữ đoàn 74/Tổng cục 2, Tiểu đoàn Tác chiến Điện tử 842/Cục Tác chiến Điện tử, Tiểu đoàn Phòng hóa 906/Bộ Tư lệnh Hóa học, Kho J258/Tổng cục Kỹ thuật, Kho xăng dầu 182, Cụm 2/Trung tâm xử lý Bom mìn/Bộ Tư lệnh Công binh, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Trung Bộ/Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3/Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động.
+ Quân khu 5: Trường Quân sự Quân khu, Lữ đoàn Thông tin 575, Tiểu đoàn Vệ binh 8, Tiểu đoàn Pháo binh 75, Tiểu đoàn Phòng hóa 78, Tiểu đoàn Đặc công 409, Tiểu đoàn Trinh sát 32, Tiểu đoàn Tác chiến điện tử 97, Bệnh viện Quân y 17, Trung tâm Xử lý Bom mìn và Môi trường Xưởng 38, Xưởng 387, Kho Tổng hợp 84, Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng 3, Đội Y học dự phòng.
- Sử dụng lực lượng, phương tiện của các sở, ban, ngành có liên quan:
+ Sở Giao thông Vận tải;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Sở Công Thương;
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Sở Y tế;
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Sở Thông tin và Truyền thông;
+ Sở Xây dựng;
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Hội Chữ thập đỏ thành phố.
+ Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng.
- Sử dụng lực lượng, phương tiện của UBND các quận, huyện, xã, phường.
IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ, ĐỊA PHƯƠNG
1. Công tác phòng ngừa thảm họa
a) Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng, triển khai kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần trên địa bàn trình UBND thành phố phê duyệt;
- Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nói chung, nhiệm vụ ứng phó thảm họa động đất, sóng thần nói riêng, công tác ứng phó với các tình huống trên địa bàn thành phố về công tác tìm kiếm cứu nạn và luôn gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về động đất, sóng thần do các cấp tổ chức để nâng cao khả năng ứng phó và xử lý tình huống có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai phương án sử dụng lực lượng, phương tiện giúp Nhân dân sơ tán, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả. Hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị của Bộ, Quân khu chuẩn bị lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện tốt công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần.
- Duy trì nghiêm công tác trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu các cấp; theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn và báo cáo kịp thời khi có tình huống xảy ra.
- Tiếp tục đề xuất UBND thành phố mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 02/5/2015 và Quyết tịnh số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật hiện có để sẵn sàng ứng phó với các loại thảm họa ở đơn vị và địa phương, bảo vệ tốt vũ khí kỹ thuật, trang thiết bị, kho tàng, trạm, xưởng và các tài sản của Quân đội, Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân trong phạm vi đơn vị phụ trách.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố
- Triển khai thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch, phương án về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần;
- Làm tốt công tác giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nói chung, chủ trì phối hợp nhiệm vụ ứng phó thảm họa động đất, sóng thần trên sông, trên biển nói riêng và luôn gắn chặt với nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Thường xuyên tổ chức và bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện, tập huấn, diễn tập về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nói chung, phòng ngừa thảm họa động đất, sóng thần nói riêng do các cấp tổ chức.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trang thiết bị an toàn tàu, thuyền và thuyền viên khi tham gia tìm kiếm cứu nạn trên sông, trên biển và thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện tốt công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần trên sông, trên biển; hằng năm điều chỉnh, cập nhật, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Báo cáo đề xuất UBND thành phố mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 02/5/2015 và Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Công an thành phố
- Triển khai thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch, phương án về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần;
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn khi có động đất, sóng thần xảy ra; phối hợp với các cơ quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở;
- Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện tốt công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin động đất, sóng thần nhận định, đánh giá tình hình và tham mưu UBND thành phố kịp thời điều chỉnh phương án ứng phó sóng thần, đồng thời tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền cho mọi người dân kiến thức cần thiết để tự thực hiện, tránh tâm lý hoảng loạn khi có động đất, sóng thần;
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận huyện lắp đặt các bảng hướng dẫn những việc cần làm ngay khi xảy ra động đất, sóng thần để mọi người thường xuyên tiếp cận và thực hiện (kể cả khách du lịch, người tạm trú ngắn ngày);
- Phối hợp các sở, ban, ngành, UBND cấp quận, huyện xây dựng, thực hiện kế hoạch chi tiết về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần gây ra;
- Quản lý, xây dựng các hệ thống đê kè biển; tổ chức và quản lý trồng rừng phòng hộ ven biển;
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố theo dõi tình hình tàu, thuyền đánh bắt thủy hải sản ngoài biển.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với các địa phương kiểm tra, duy trì hoạt động của hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần của thành phố;
- Yêu cầu các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan hữu quan trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất hoặc động đất có kèm sóng thần gây ra;
- Yêu cầu các doanh nghiệp, thông tin di động chuyển thông tin và động đất, khả năng xảy ra dư chấn, tin cảnh báo sóng thần đến khách hàng khi có tin động đất, hoặc động đất có cảnh báo sóng thần dưới hình thức tin nhắn theo mẫu tin và số tổng đài đã được công bố;
- Đảm bảo an toàn thông tin khi xảy ra động đất, động đất kèm sóng thần.
e) Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan
- Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho Nhân dân, chú trọng các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai và thảm họa động đất, sóng thần;
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Đưa kiến thức động đất, sóng thần và hướng dẫn xử lý tình huống khi có động đất, sóng thần xảy ra vào chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông. Khảo sát và xây dựng phương án sơ tán cho học sinh các trường trong vùng bị sóng thần, chú trọng vai trò của lực lượng giáo viên làm nòng cốt trong việc hướng dẫn và thực hiện sơ tán học sinh; phương án tổ chức tiếp nhận người dân đến sơ tán ở các trường học.
- Sở Y tế: Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phương pháp tự sơ cứu khi bị nạn; xây dựng kế hoạch cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân, xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khi có thảm họa động đất, sóng thần xảy ra.
- Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết các công trình xuống cấp, không an toàn khi xảy ra động đất, sóng thần.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Xây dựng rà soát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các vùng có nguy cơ sóng thần, xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ có nghiên cứu và tính toán đến tình huống có sóng thần, đảm bảo phát triển bền vững.
- Sở Giao thông Vận tải: Triển khai phương án huy động lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố.
- Sở Ngoại vụ: Chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế có khả năng cung cấp thông tin về động đất, sóng thần ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đối với thành phố; trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật trong việc báo tin động đất, sóng thần.
- Sở Du lịch: Chỉ đạo Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch xây dựng phương án ứng phó sóng thần, hỗ trợ các cơ sở du lịch lập phương án ứng phó sóng thần, tổ chức tuyên truyền về sóng thần cho nhân viên phục vụ các cơ sở du lịch ven biển.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện công tác cứu trợ xã hội trong khắc phục hậu quả khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần; phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân những kiến thức cơ bản và biện pháp, phòng ngừa ứng phó khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần.
- Đề nghị Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về động đất, sóng thần.
- Đề nghị đoàn thể thành phố: Tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho nhân dân về động đất, sóng thần.
h) UBND các quận, huyện
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND thành phố về công tác xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện ứng phó với động đất, sóng thần trên địa bàn; chỉ đạo UBND các xã, phường xây dựng phương án ứng phó động đất, sóng thần tại địa phương;
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Văn hóa - Thông tin thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về động đất, sóng thần cho Nhân dân;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan duy trì hoạt động của hệ thống các đài trực canh cảnh báo sóng thần;
- Tổ chức trực ban thường xuyên để tiếp nhận; xử lý kịp thời thông tin cảnh báo và chỉ đạo ứng phó khi xảy ra động đất, sóng thần;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai công tác chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, vật chất sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất, sóng thần; chủ động bố trí ngân sách địa phương để lồng ghép các nguồn lực triển khai.
2. Khi xảy ra động đất, sóng thần và khắc phục hậu quả
a) Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Thông báo về động đất, sóng thần từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố đến các đơn vị thuộc quyền và đơn vị hiệp đồng của Bộ, Quân khu trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức sơ tán Bộ đội, trang bị, phương tiện đến khu vực an toàn; phối hợp các đơn vị đứng chân trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả và hỗ trợ nhân dân khu vực ảnh hưởng;
- Điều động cán bộ, chiến sỹ phối hợp với UBND các địa phương và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện sơ tán dân khu vực ven biển;
- Phối hợp với Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất, sóng thần; huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu người kẹt trong đống đổ nát;
- Phối hợp với Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại; ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả, ổn định nhân dân sau khi sơ tán trở về;
- Đề nghị các đơn vị hiệp đồng của Bộ, Quân khu trên địa bàn thành phố hỗ trợ lực lượng, phương tiện ứng phó động đất, sóng thần và tìm kiếm cứu nạn.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố
- Là lực lượng nòng cốt phối hợp với UBND các địa phương và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện sơ tán Nhân dân khu vực ven biển có nguy cơ trong trường hợp cảnh báo sóng thần nguy hiểm;
- Sử dụng thông tin tìm kiếm cứu nạn và tổ chức bắn pháo hiệu đối với những tàu, thuyền sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa Bộ khi có tin cảnh báo sóng thần;
- Tổ chức sơ tán Bộ đội, trang bị, phương tiện đến khu vực an toàn; phối hợp các đơn vị đứng chân trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả và hỗ trợ Nhân dân khu vực ảnh hưởng;
- Phối hợp với Công an thành phố bảo vệ an ninh công cộng và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới biển.
c) Công an thành phố
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong công tác sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn;
- Tăng cường lực lượng Cảnh sát Giao thông - Trật tự để điều tiết giao thông, phối hợp lực lượng dân quân tự vệ cắm chốt tại những khu vực người dân di dời để bảo vệ tài sản người dân, ổn định an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố và trong quá trình tìm kiếm cứu nạn;
- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện giám định mẫu ADN khi có nạn nhân không rõ danh tính và hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu cưỡng chế điều trị;
- Phối hợp với Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ huy động thêm số lượng xe cứu thương, các phương tiện tìm kiếm cứu nạn (tùy theo mức độ lớn, nhỏ để huy động).
d) Sở Giao thông Vận tải
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các quận, huyện và các đơn vị quản lý đường sắt đảm bảo giao thông đường bộ, đường sắt được thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn;
- Huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất, sóng thần;
- Phối hợp Cục Quản lý đường bộ III, UBND các quận, huyện, các đơn vị điều hành dự án khôi phục hệ thống giao thông đường bộ;
- Phối hợp với Phân ban Quản lý Kết cấu hạ tầng Đường sắt Khu vực II khôi phục hệ thống đường sắt trên địa bàn thành phố đảm bảo hoạt động ổn định sau động đất, sóng thần xảy ra.
đ) Sở Công Thương
- Huy động, vận động, điều phối doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố kịp thời cung ứng hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư...) đến khu vực chịu ảnh hưởng, hỗ trợ Nhân dân sơ tán;
- Huy động lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá tại khu vực chịu ảnh hưởng.
e) Sở Y tế
- Triển khai công tác cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân; xử lý vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
- Triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế và bệnh nhân.
g) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố điều động, bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư nhằm chi viện, ứng cứu trong công tác tìm kiếm cứu nạn;
- Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý các công trình thủy lợi bị hư hỏng do tác động của động đất trên địa bàn thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện sửa chữa, duy tu nâng cấp đê bao, bờ bao, kè, cống, công trình thủy lợi bị hư hỏng sau động đất, sóng thần do ngành và địa phương quản lý.
h) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng thực hiện vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, khu vực biển bị ảnh hưởng;
- Chỉ đạo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường đánh giá quan trắc chất lượng môi trường khu vực bị ảnh hưởng và có đề xuất hướng xử lý đảm bảo.
i) Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan liên quan xây dựng phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất trong khu vực;
- Phối hợp với Công an thành phố, lãnh sự quán, Cảng hàng không với vai trò là cầu nối để bảo trợ, giải quyết cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài (ngoại kiều, Việt kiều).
k) Sở Xây dựng
- Phối hợp với Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất, sóng thần;
- Đề xuất, triển khai các biện pháp thu dọn vật liệu đổ nát và khôi phục các công trình xây dựng sau động đất, sóng thần
l) Sở Thông tin và Truyền thông
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất hoặc động đất có kèm sóng thần gây ra;
- Tổ chức các đài truyền hình, truyền thanh kể cả truyền hình cáp, truyền hình vô tuyến khi nhận được tin cảnh báo sóng thần phải dừng ngay các chương trình để truyền phát kịp thời tin cảnh báo sóng thần của Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, các mục tin ứng phó sóng thần của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, UBND thành phố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố;
- Đề xuất, triển khai các biện pháp khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau động đất, sóng thần.
m) Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan
- Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố:
+ Tổ chức kêu gọi, vận động, tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp tiền, hàng cứu trợ Nhân dân bị thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra;
+ Là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp Hội Chữ thập đỏ thành phố, các cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận, phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ Nhân dân bị thiệt hại do ảnh hưởng động đất, sóng thần để sớm khắc phục hậu quả.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả động đất, sóng thần gây ra như: hộ gia đình có người chết, mất tích; hộ gia đình có người bị thương nặng; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, cháy, hỏng nặng; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; hộ gia đình phải di dời khẩn cấp; người gặp rủi ro động đất, sóng thần ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.
- Sở Tài chính: Tham mưu UBND thành phố hỗ trợ kinh phí cho các quận, huyện, phường, xã khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần và khôi phục sản xuất khi quận, huyện đã sử dụng hết dự phòng ngân sách cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Nhận được tin cảnh báo, kịp thời thông báo cho các cơ sở đang tiến hành công việc bức xạ có sử dụng nguồn phóng xạ trong khu vực bị sóng thần có giải pháp bảo đảm an toàn và an ninh nguồn phóng xạ.
- Hội Chữ thập đỏ thành phố: Bố trí cán bộ, phương tiện sẵn sàng phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn; Tổ chức các đợt hiến máu cứu người.
- Thành Đoàn Đà Nẵng: Phối hợp với các sở, ban, ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn; cung cấp đội quân phối hợp với Hội chữ thập đỏ thành phố hiến máu cứu người.
- Cảng Đà Nẵng, Cảng vụ Đà Nẵng: Phối hợp các lực lượng có liên quan tổ chức sơ tán tàu, thuyền vào nơi an toàn; tham gia thông tin cảnh báo khu vực có sóng thần và triển khai lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
- Các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng khi nhận được tin, phản hồi và xác nhận tin chính xác từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, ngưng các chương trình đang phát thanh, truyền hình, thông báo tin động đất hoặc tin cảnh báo sóng thần và tin cuối cùng về động đất khi động đất không còn khả năng xảy ra dư chấn hoặc tin cuối cùng về sóng thần khi sóng thần không còn khả năng ảnh hưởng đến bờ biển.
- Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Công ty Truyền tải điện 2: Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường dây tải điện, lưới điện phân phối bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn, ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất, sóng thần.
- Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng: Nhanh chóng khắc phục sự cố đường ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất, sóng thần.
- Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng: Triển khai vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, khu vực biển bị ảnh hưởng do động đất, sóng thần gây ra theo chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đề nghị Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung: Tham gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố tràn dầu.
- Đề nghị các đoàn thể thành phố: Tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kêu gọi và tiếp nhận, phân phối hàng, tiền viện trợ và tham gia khắc phục hậu quả thảm họa động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố.
n) UBND các quận, huyện
- Tổ chức phương án ứng phó ngay sau khi có tin cảnh báo động đất, sóng thần mạnh, nguy hiểm và yêu cầu sơ tán từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu qua hệ thống Đài trực canh, hệ thống thông tin đại chúng kể cả khi thông tin mệnh lệnh ứng phó của cấp trên chưa đến được;
- Điều động lực lượng địa phương và phương tiện tại chỗ phục vụ công tác sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả theo chỉ đạo của UBND thành phố.
- Chủ trì, tổ chức hướng dẫn, Bố trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập trong thời gian chờ khôi phục;
- Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn mình quản lý.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Bảo đảm thông tin liên lạc
- Bảo đảm mạng thông tin chỉ đạo, điều hành: Sở Thông tin và Truyền thông báo đảm hệ thống thông tin liên lạc cho Ban Chỉ huy chỉ đạo, điều hành xử lý tình huống.
- Bảo đảm thông tin thông báo, báo động, hiệp đồng: Sử dụng hệ thống tin liên lạc thường xuyên của các cơ quan, địa phương, đơn vị.
- Ngoài ra sử dụng lực lượng, phương tiện thông tin liên lạc của các doanh nghiệp có mạng viễn thông để bảo đảm liên lạc (khi có yêu cầu).
2. Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật
Các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp vái các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác bảo đảm như sau:
- Sử dụng phương tiện của các cơ quan, địa phương, đơn vị để tham gia tìm kiếm cứu nạn.
- Bố trí nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa.
- Hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người bị thiệt hại.
- Hỗ trợ khôi phục nhà ở, hỗ trợ sản xuất.
VI. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO
1. Lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với các thảm họa: Chủ tịch UBND thành phố.
2. Chỉ huy hiện trường ứng phó với các thảm họa
- Thành phần: Phó Chủ tịch UBND thành phố (phụ trách lĩnh vực); Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế, Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Giám đốc Công an thành phố.
- Vị trí: Tại khu vực xử lý tình huống thảm họa.
VII. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
1. Thời gian giao nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng cho các cơ quan, đơn vị: Quý III/2020.
2. Thời gian hoàn thành kế hoạch các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện: Quý IV/2020.
3. Kiểm tra rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: Quý I hằng năm.
Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của cơ quan, đơn vị mình và triển khai thực hiện đúng thời gian quy định. Trong quá ninh thực hiện Kế hoạch này, nếu phát hiện những vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện kịp thời phản ánh về Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
KHU VỰC SƠ TÁN NHÂN DÂN KHI XẢY RA THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 5628/KH-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2020 của UBND thành phố)
I. QUẬN HẢI CHÂU
TT | Khu vực cần sơ tán | Số lượng sơ tán | Địa điểm sơ tán | Tổng hợp số liệu sơ tán | |||||||||||
Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tập trung | Tại chỗ | Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tổng người sơ tán | |||||||||
Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | Sinh viên | Công nhân | Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | ||||||||||
Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | ||||||||
| QUẬN HẢI CHÂU | 3.945 | - | 19.135 | - | - | - | - | - | - | - | 3.945 | 19.135 | - | 19.135 |
I | Phường Thuận Phước | 3.388 | - | 16.569 | - | - | - | - | - | - | - | 3.388 | 16.569 | - | 16.569 |
1 | Khu vực 1: TDP 01A, 01B, 02A, 02B, 02C, 03A, 03B, 04A, 04B, 05A, 05B, 05C, 06A, 06B, 06C, 06D, 07A, 07B, 07C, 08A, 08B (21 tổ) | 621 | - | 2.911 | - | - | - | - | - | Trung tâm Phần mềm Softech - 02 Quang Trung (khu vực sơ tán thuộc Phường Thạch Thang) | - | 621 | 2.911 | - | 2.911 |
2 | Khu vực 2: TDP số 09A, 09B, 10A, 10B, 11A, 11B, 12A, 12B, 12C, 13A, 13B, 13C, 23A, 23B, 24A, 25A, 25B (17 tổ) | 531 | - | - | - | - | - | - | - | Nhà khách T26 - 02 Lý Thường Kiệt (khu vực sơ tán thuộc Phường Thạch Thang) | - | 531 | 2.626 | - | 2.626 |
3 | Khu vực 3: TDP số 14A, 14B, 14C, 15A, 15B, 16A, 16B, 16C, 16D, 17A, 17B, 17C, 18A, 18B, 44A, 19A, 19B, 19C, 20A, 20B, 20C (21 tổ) | 656 | - | 3.237 | - | - | - | - | - | Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng - 24 Trần Phú (khu vực sơ tán thuộc Phường Thạch Thang) | - | 656 | 3.237 | - | 3.237 |
4 | Khu vực 4: TDP số 21A, 21B, 22A, 22B, 24B, 26A, 26B, 27A, 27B, 28A, 28B, 29A, 29B, 29C, 30A, 30B, 30C (17 tổ) | 437 | - | 2.143 | - | - | - | - | - | Khách sạn Northen - 119 đường 3/2 | - | 437 | 2.143 | - | 2.143 |
5 | Khu vực 5: TDP số 32A, 32B, 32C, 33A, 33B, 33C, 34A, 34B, 34C, 36A, 36B, 36C, 37A, 37B, 37C, 38A (16 tổ) | 608 | - | 2.938 | - | - | - | - | - | Khách sạn Hoàng Long - 104 đường 3/2 | - | 608 | 2.938 | - | 2.938 |
6 | Khu vực 6: TDP số 35A, 35B, 35C, 40A, 40B, 39A, 39B, 41A, 41B, 41C, 38B, 42A, 42B, 43A, 43B, 43C, 31A, 31B, 44B, 44C (20 tổ) | 535 | - | 2.714 | - | - | - | - | - | Tổng công ty Công trình giao thông 5 (khu vực sơ tán thuộc Phường Thạch Thang) | - | 535 | 2.714 | - | 2.714 |
II | Phường Thanh Bình | 557 | - | 2.566 | - | - | - | - | - | Nhà thi đấu đĩa bay Tuyên Sơn - Hòa Cường Bắc (khu vực sơ tán thuộc phường Hòa Cường Bắc) | - | 557 | 2.566 | - | 2.566 |
1 | Tổ 1 - 2, 5 - 8 (6 tổ) | 193 | - | 889 | - | - |
| - | - | - | 193 | 889 | - | 889 | |
2 | Tổ 100 - 105 (6 tổ) | 165 | - | 648 | - | - | - | - | - | - | 165 | 648 | - | 648 | |
3 | Tổ 116 - 119, 122 - 123 (6 tổ) | 199 | - | 1.029 | - | - | - | - | - | - | 199 | 1.029 | - | 1.029 |
II. QUẬN THANH KHÊ
TT | Khu vực cần sơ tán | Số lượng sơ tán | Địa điểm sơ tán | Tổng hợp số liệu sơ tán | |||||||||||
Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tập trung | Tại chỗ | Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tổng người sơ tán | |||||||||
Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | Sinh viên | Công nhân | Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | ||||||||||
Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | ||||||||
| QUẬN THANH KHÊ | 2.037 | 1.110 | 8.051 | 3.504 | 1.288 | 834 | 1.034 | 705 | - | - | 3.147 | 11.555 | 3.861 | 15.416 |
I | Phường Thanh Khê Đông | 1.120 | 535 | 4.090 | 1.935 | 270 | 309 | 190 | 275 | - | - | 1.655 | 6.025 | 1.044 | 7.069 |
1 | Khu vực Xuân Hòa 1 | 20 | 20 | 80 | 60 | 5 | 5 | 10 | 10 | Chung cư C Thanh Lộc Đán | Nhà kiên cố lân cận | 40 | 140 | 30 | 170 |
2 | Khu vực Xuân Hòa 2 | 10 | 20 | 40 | 60 | 5 | 5 | 10 | 10 | Chung cư C Thanh Lộc Đán | Nhà kiên cố lân cận | 30 | 100 | 30 | 130 |
3 | Khu vực Xuân Hòa A1 | 10 | 30 | 40 | 95 | 5 | 5 | 10 | 10 | Trường Mầm non Hoa Mai | Nhà kiên cố lân cận | 40 | 135 | 30 | 165 |
4 | Khu vực Xuân Hòa A2 | 10 | 10 | 40 | 45 | 5 | 5 | 10 | 10 | Trường Mầm non Hoa Mai | Nhà kiên cố lân cận | 20 | 85 | 30 | 115 |
5 | Khu vực Thanh Phong 1 | - | 10 | - | 45 | - | - | - | - |
| Nhà kiên cố lân cận | 10 | 45 | - | 45 |
6 | Khu vực Thanh Phong 2 | - | 20 | - | 80 | - | 10 | - | 20 |
| Nhà kiên cố lân cận | 20 | 80 | 30 | 110 |
7 | Khu vực Thanh Phong 3 | - | 20 | - | 80 | - | 10 | - | 20 |
| Nhà kiên cố lân cận | 20 | 80 | 30 | 110 |
8 | Khu vực Thanh Huy 1 | 25 | 30 | 90 | 70 | 15 | 15 | 10 | 10 | Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm; Trường THCS Phan Đình Phùng | Nhà kiên cố lân cận | 55 | 160 | 50 | 210 |
9 | Khu vực Thanh Huy 2 | 35 | 50 | 150 | 160 | 20 | 30 | 20 | 35 | Nhà kiên cố lân cận | 85 | 310 | 105 | 415 | |
10 | Khu vực Thanh Minh 1 | 80 | 90 | 320 | 360 | 15 | 35 | 15 | 25 | Nhà kiên cố lân cận | 170 | 680 | 90 | 770 | |
11 | Khu vực Thanh Minh 2 | 40 | 60 | 160 | 240 | 25 | 44 | 25 | 25 | Nhà kiên cố lân cận | 100 | 400 | 119 | 519 | |
12 | Khu vực Thanh Hòa | 115 | 40 | 470 | 145 | 35 | 35 | 20 | 35 | Nhà kiên cố lân cận | 155 | 615 | 125 | 740 | |
13 | Khu vực Thanh Minh | 195 | 45 | 710 | 155 | 35 | 25 | 15 | 15 | Trường Thái Phiên; Trụ sở UBND phường; Trường Cao đẳng Giao thông vận tải 2; Trụ sở Công an phường | Nhà kiên cố lân cận | 240 | 865 | 90 | 955 |
14 | Khu vực Thanh Hà | 400 | 50 | 1.270 | 185 | 55 | 45 | 25 | 20 | Nhà kiên cố lân cận | 450 | 1.455 | 145 | 1.600 | |
15 | Khu vực Thanh Thủy | 180 | 40 | 720 | 155 | 50 | 40 | 20 | 30 | Nhà kiên cố lân cận | 220 | 875 | 140 | 1.015 | |
II | Phường Tam Thuận | 142 | 145 | 466 | 454 | 103 | 15 | 75 | 65 | - | - | 287 | 920 | 258 | 1.178 |
1 | Khu vực Tam Tòa 1 | 20 | 20 | 80 | 60 | 5 | 5 | 10 | 10 | Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng | Nhà kiên cố lân cận | 40 | 140 | 30 | 170 |
2 | Khu vực Tam Tòa 2 | 32 | 20 | 72 | 60 | 30 | - | 20 | 20 | Nhà thờ Tam Tòa và Trường THCS Hoàng Diệu | Nhà kiên cố lân cận | 52 | 132 | 70 | 202 |
3 | Khu vực Thuận Thành A | 30 | 25 | 94 | 54 | 30 | - | 20 | 20 | Chi cục Kiểm lâm và Trường Mầm non Phong Lan cơ sở 2 | Nhà kiên cố lân cận | 55 | 148 | 70 | 218 |
4 | Khu vực Thuận Thành B | 25 | 30 | 80 | 110 | 18 | - | 10 | 10 | Cơ quan Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại Đà Nẵng | Nhà kiên cố lân cận | 55 | 190 | 38 | 228 |
5 | Khu vực Thuận Thành C | 35 | 50 | 140 | 170 | 20 | 10 | 15 | 5 | UBND phường Tam Thuận | Nhà kiên cố lân cận | 85 | 310 | 50 | 360 |
III | Phường Xuân Hà | 280 | 130 | 1.095 | 485 | 270 | 84 | 250 | 90 | - | - | 410 | 1.580 | 694 | 2.274 |
1 | Khu vực Tân Trung 1, 2 | 30 | 10 | 120 | 25 | 10 | - | 15 | 5 | Chùa Thanh Hà | Nhà kiên cố lân cận | 40 | 145 | 30 | 175 |
2 | Khu vực Hà Đông 1,2 | 20 | 10 | 75 | 25 | 10 | - | 15 | 5 | Trường Lê Thị Hồng Gấm | Nhà kiên cố lân cận | 30 | 100 | 30 | 130 |
3 | Khu vực Hà Đông 3,4 | 30 | 10 | 110 | 25 | 10 | - | 15 | 5 | Trường Lê Thị Hồng Gấm | Nhà kiên cố lân cận | 40 | 135 | 30 | 165 |
4 | Khu vực Xuân Đán 1,2,3 | 15 | 5 | 65 | 20 | 15 | 5 | 15, | 5 | UBND phường Xuân Hà | Nhà kiên cố lân cận | 20 | 85 | 40 | 125 |
5 | Khu vực Xuân Đán 4,5,6 | 15 | 10 | 60 | 45 | 30 | 9 | 40 | 10 | UBND phường Xuân Hà | Nhà kiên cố lân cận | 25 | 105 | 89 | 194 |
6 | Khu vực Thuận An 1,2,3,4 | 25 | 20 | 95 | 60 | 35 | 20 | 40 | 20 | UBND phường Xuân Hà | Nhà kiên cố lân cận | 45 | 155 | 115 | 270 |
7 | Khu vực Thuận An 5,6 | 60 | 30 | 240 | 110 | 40 | 20 | 30 | 10 | Trường Tiểu học Hà Huy Tập; các Khách sạn đường Tôn Thất Đạm | Nhà kiên cố lân cận | 90 | 350 | 100 | 450 |
8 | Khu vực Thuận An 7,8 | 30 | 20 | 120 | 90 | 55 | 15 | 35 | 15 | Nhà kiên cố lân cận | 50 | 210 | 120 | 330 | |
9 | Khu vực Tân Chánh | 55 | 15 | 210 | 85 | 65 | 15 | 45 | 15 | Nhà kiên cố lân cận | 70 | 295 | 140 | 435 | |
IV | Phường Thanh Khê Tây | 430 | 240 | 2.110 | 400 | 620 | 410 | 500 | 260 | - | - | 670 | 2.510 | 1.790 | 4.300 |
1 | Khu vực 1, từ tổ 1 đến tổ 10 | 100 | 50 | 500 | 50 | 100 | 100 | 150 | 30 | Trường THCS Lê Văn Tám | Nhà kiên cố lân cận | 150 | 550 | 380 | 930 |
2 | Khu vực 2, từ tổ 11 đến tổ 27 | 100 | 50 | 500 | 50 | 100 | 100 | 150 | 30 | Chung cư Thanh Khê Tây; trường MN Mẫu Đơn cơ sở 1; Trung tâm Huấn luyện Quốc gia 3; Trạm Y tế phường; Công an phường; Trường Đại học Thể dục Thể thao | Nhà kiên cố lân cận | 150 | 550 | 380 | 930 |
3 | Khu vực 3, từ tổ 28 đến tổ 40 | 230 | 140 | 1.110 | 300 | 420 | 210 | 200 | 200 | Trường Cao đẳng Thương Mại; trường THCS Đỗ Đăng Tuyển | Nhà kiên cố lân cận | 370 | 1.410 | 1.030 | 2.440 |
4 | Khu vực 4, từ tổ 41 đến 48 | Trường Mầm non Mẫu Đơn cơ sở 2; trường Tiểu học Dũng Sỹ Thanh Khê | |||||||||||||
5 | Khu vực 5, từ tổ 49 đến 57 | Trường PTTH Thanh Khê; Trụ sở UBND phường | |||||||||||||
V | Phường Chính Gián | 65 | 60 | 290 | 230 | 25 | 16 | 19 | 15 | 0 | 0 | 125 | 520 | 75 | 595 |
1 | Cụm Khu dân cư số 4 | 25 | 20 | 100 | 70 | 5 | 3 | 4 | 3 | Trường Tiểu học Điện Biên Phủ | Nhà kiên cố lân cận | 45 | 170 | 15 | 185 |
2 | Cụm Khu dân cư số 7 | 20 | 20 | 100 | 80 | 8 | 5 | 7 | 5 | Trường Tiểu học Điên Biên Phủ | Nhà kiên cố lân cận | 40 | 180 | 25 | 205 |
3 | Cụm Khu dân cư số 8 | 20 | 20 | 90 | 80 | 12 | 18 | 8 | 7 | Trường Tiểu học Điên Biên Phủ | Nhà kiên, cố lân cận | 40 | 170 | 35 | 205 |
III. QUẬN SƠN TRÀ
TT | Khu vực cần sơ tán | Số lượng sơ tán | Địa điểm sơ tán | Tổng hợp số liệu sơ tán | |||||||||||
Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tập trung | Tại chỗ | Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tổng người sơ tán | |||||||||
Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | Sinh viên | Công nhân | Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | ||||||||||
Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | ||||||||
| QUẬN SƠN TRÀ | 13.598 | - | 58.198 | - | - | - | - | - | - | - | 13.598 | 58.198 | - | 58.198 |
1 | An Hải Đông | 1.053 | - | 3.921 | - | - | - | - | - | Qua cầu Rồng và đến các tòa nhà cao tầng trên địa bàn | - | 1.053 | 3.921 |
| 3.921 |
2 | An Hải Tây | 455 | - | 2.835 | - | - | - | - |
| - | 455 | 2.835 | - | 2.835 | |
3 | An Hải Bắc | 700 | - | 3.200 | - | - | - | - | - | Qua cầu sông Hàn, cầu Rồng và đến các tòa nhà cao tầng trên địa bàn | - | 700 | 3.200 | - | 3.200 |
4 | Phước Mỹ | 1.087 |
| 3.261 | - | - | - | - | - | Qua cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu sông Hàn và đến các tòa nhà cao tầng trên địa bàn | - | 1.087 | 3.261 | - | 3.261 |
5 | Mân Thái | 1.488 | - | 7.109 | - | - | - | - | - | Qua cầu sông Hàn, lên núi Sơn Trà và đến các tòa nhà cao tầng trên địa bàn | - | 1.488 | 7.109 | - | 7.109 |
6 | Nại Hiên Đông | 1.185 | - | 4.847 | - | - |
| - | - | Đến các tòa nhà cao tầng trên địa bàn | - | 1.185 | 4.847 | - | 4.847 |
7 | Thọ Quang | 7.631 | - | 33.026 | - | - | - | - | - | Lên núi Sơn Trà và đến các tòa nhà cao tầng trên địa bàn | - | 7.631 | 33.026 | - | 33.026 |
IV. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
TT | Khu vực cần sơ tán | Số lượng sơ tán | Địa điểm sơ tán | Tổng hợp số liệu sơ tán | |||||||||||
Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tập trung | Tại chỗ | Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tổng người sơ tán | |||||||||
Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | Sinh viên | Công nhân | Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | ||||||||||
Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | ||||||||
| QUẬN NGŨ HÀNH SƠN | 956 | 5.231 | 3.606 | 24.724 | - | - | 2.930 | - | - | - | 6.187 | 28.330 | 2.930 | 31.260 |
I | MỸ AN | - | 4.031 | - | 18.942 | - | - | 2.930 | - | - | - | 4.031 | 18.942 | 2.930 | 21.872 |
1 | Khu vực ven biển từ phía Đông đường Ngũ Hành Sơn đi ra hướng biển 1.000m cần phải di dời |
| 3.023 |
| 12.792 |
|
| 2.230 |
|
| Sơ tán đến các nhà cao tầng kiên cố từ 04 tầng trở lên, liền kề tại khu dân cư hoặc sơ tán ngay sang phía Tây đường Ngũ Hành Sơn đến địa điểm an toàn | 3.023 | 12.792 | 2.230 | 15.022 |
2 | Khu vực phía Tây đường Ngũ Hành Sơn cách bờ biển trên 1.000m |
| 1.008 |
| 6.150 |
|
| 700 |
|
| Sơ tán đền các nhà kiên cố liền kề trên 04 tầng | 1.008 | 6.150 | 700 | 6.850 |
II | KHUÊ MỸ | 956 | - | 3.606 | - | - |
| - | - | - | - | 956 | 3.606 | - | 3.606 |
1 | Khu vực Mỹ Đa Đông (13 tổ) | 363 |
| 1.351 |
|
|
|
|
| Khách sạn: Sun, Bảo Nguyên, Holiday, Hương Thủy, Tâm Đức, Khu Ký túc xá sinh viên DMC 579 |
| 363 | 1.351 | - | 1.351 |
2 | Tổ 21 | 31 |
| 129 |
|
|
|
|
| Khu chung cư Nam cầu Tuyên Sơn và Khu Ký túc xá sinh viên DMC 579 |
| 31 | 129 | - | 129 |
3 | Tổ 107, 108 | 62 |
| 204 |
|
|
|
|
| Khu chung cư Nam cầu Tuyên Sơn và Khu Ký túc xá sinh viên DMC 579 |
| 62 | 204 | - | 204 |
4 | Tổ 30,31,32 | 109 |
| 377 |
|
|
|
|
| Sơ tán về Nhà Văn hóa Mỹ Đa Tây; Khu chung cư Nam cầu Tuyên Sơn và Khu KTX sinh viên DMC 579 |
| 109 | 377 | - | 377 |
5 | Khu vực Đa Mặn 9 (5 tổ) | 137 |
| 543 |
|
|
|
|
| Cơ quan Quân sự quận; Trung tâm Hành chính quận; Khách sạn Ánh Dương, Khách sạn Hương Biển |
| 137 | 543 | - | 543 |
6 | Khu vực Đa Mặn 10, 11, 12 (6 tổ) | 201 |
| 822 |
|
|
|
|
| Bệnh viện Phụ Sản - Nhi |
| 201 | 822 | - | 822 |
7 | Tổ 67 (Khu lõm K20) | 33 |
| 109 |
|
|
|
|
| Sơ tán về trường Trần Quang Diệu và Trụ sở UBND phường |
| 33 | 109 | - | 109 |
8 | Tổ 91 | 20 |
| 71 |
|
|
|
|
| Trung tâm Văn hóa Thể thao quận |
| 20 | 71 | - | 71 |
III | HÒA HẢI | - | 1.200 | - | 5.782 | - | - | - | - | - | - | 1.200 | 5.782 | - | 5.782 |
1 | Khu vực ven biển di dời vào cách bò biển 1.000m (bao gồm 56 tổ dân phố) |
| 1.200 |
| 5.782 |
|
|
|
|
| Sơ tán vào các khu vực nhà cao tầng trên 4 tầng, các trường học trên đường Lê Văn Hiến | 1.200 | 5.782 | - | 5.782 |
V. QUẬN LIÊN CHIỂU
TT | Khu vực cần sơ tán | Số lượng sơ tán | Địa điểm sơ tán đến | Tổng hợp số liệu sơ tán | ||||||||||||
Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tập trung | Tại chỗ | Khả năng sức chứa | Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tổng người sơ tán | |||||||||
Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | Sinh viên | Công nhân | Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | |||||||||||
Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | |||||||||
| QUẬN LIÊN CHIỂU | 5.844 | 3.325 | 22.296 | 12.912 | 1.328 | 1.019 | 2.164 | 995 | - | - |
| 9.169 | 35.208 | 5.506 | 40.714 |
I | HÒA MINH | 3.326 | 1.380 | 12.626 | 5.047 | - | - | - | - | - | - |
| 4.706 | 17.673 | - | 17.673 |
1 | Hòa Phú 2 | 401 |
| 1.684 |
|
|
|
|
| Tiểu đoàn Tên lửa 177 |
| 1.684 | 401 | 1.684 | - | 1.684 |
2 | Hòa Phú 5- 5A-5B | 682 | 228 | 2.870 | 900 |
|
|
|
| Trường Nguyễn Đức Cảnh | Nhà kiên cố lân cận | 2.250 | 910 | 3.770 | - | 3.770 |
3 | Hòa Phú 4- 4A | 432 | 233 | 1.506 | 812 |
|
|
|
| Chung cư Thanh Lộc Đán - Hòa Minh mở rộng | Nhà kiên cố lân cận | 1.506 | 665 | 2.318 | - | 2.318 |
4 | Hòa Phú 6-7- 8-9 | 1.001 | 539 | 3.746 | 2.018 |
|
|
|
| Trường THCS Lương Thế Vinh, Tiểu học Võ Thị Sáu | Nhà kiên cố lân cận | 3.746 | 1.540 | 5.764 | - | 5.764 |
5 | Trung Nghĩa 2-5 | 372 | 146 | 1.360 | 530 |
|
|
|
| Bến xe Trung Tâm | Nhà kiên cố lân cận | 1.360 | 518 | 1.890 | - | 1.890 |
6 | Hòa Phú 1- 1A | 438 | 234 | 1.460 | 787 |
|
|
|
| Bệnh viện Ung Bướu | Nhà kiên cố lân cận | 1.500 | 672 | 2.247 | - | 2.247 |
II | HÒA KHÁNH BẮC | 205 | 255 | 844 | 957 | 1.228 | 1.019 | 1.664 | 995 | - | - |
| 460 | 1.801 | 4.906 | 6.707 |
1 | Quang Thành 2A, 2B, Bách Khoa (tổ 1-9) | 11 | 58 | 37 | 211 | 110 | 195 | 100 | 187 | Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch | Nhà kiên cố lân cận | 963 | 69 | 248 | 592 | 840 |
2 | Quang Thành 3B1 (tổ 10,11,12,13) | 55 | 65 | 193 | 261 | 252 | 535 | 130 | 240 | Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch | Nhà kiên cố lân cận | 120 | 454 | 1.157 | 1.611 | |
3 | Quang Thành 3B2 (tổ 14-17) | 60 | 58 | 256 | 190 | 203 | 27 | 410 | 40 | Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch | Nhà kiên cố lân cận | 118 | 446 | 680 | 1.126 | |
4 | Quang Thành 4BI (tổ 24, 25, 26) | 29 | 15 | 135 | 56 | 165 | 107 | 100 | 40 | Trung tâm giới thiệu việc làm | Nhà kiên cố lân cận | 2.030 | 44 | 191 | 412 | 603 |
5 | Quang Thành 4B2, 4B3 (tổ 27-31) | 0 | 15 | 0 | 56 | 228 | 20 | 277 | 50 | Trung tâm giới thiệu việc làm | Nhà kiên cố lân cận | 15 | 56 | 575 | 631 | |
6 | Quang Thành 4A1, 4A2 (tổ 32, 33, 34) | 26 | 18 | 116 | 70 | 117 | 19 | 207 | 34 | Trung tâm giới thiệu việc làm | Nhà kiên cố lân cận | 44 | 186 | 377 | 563 | |
7 | Quang Thành 4A3, 4A4 (tổ 35, 36, 37) | 24 | 26 | 107 | 113 | 153 | 116 | 440 | 404 | Trung tâm giới thiệu việc làm | Nhà kiên cố lân cận |
| 50 | 220 | 1.113 | 1.333 |
III | HÒA HIỆP NAM | 866 | 1.690 | 3.208 | 6.908 | - | - | - | - | - | - |
| 2.556 | 10.116 | - | 10.116 |
1 | Khu vực Nam Ô | 200 | 790 | 800 | 3.517 |
|
|
|
| Trường THCS Đàm Quang Trung | Nhà kiên cố lân cận | 800 | 990 | 4.317 | - | 4.317 |
2 | Khu vực Xuân Dương |
| 593 |
| 2.382 |
|
|
|
|
| Nhà kiên cố lân cận |
| 593 | 2.382 | - | 2.382 |
3 | Khu vực Xuân Thiều (tổ 8-13) | 121 | 307 | 450 | 1.009 |
|
|
|
| Trường Tiểu học Trưng Nữ Vương | Nhà kiên cố lân cận | 1.904 | 428 | 1.459 | - | 1.459 |
4 | Khu chung cư Hòa Hiệp Nam | 545 |
| 1.958 |
|
|
|
|
| Trường Tiểu học Trưng Nữ Vương | Nhà kiên cố lân cận |
| 545 | 1.958 | - | 1.958 |
IV | HÒA HIỆP BẮC | 1.447 | - | 5.618 | - | 100 | - | 500 | - | - | - | - | 1.447 | 5.618 | 600 | 6.218 |
1 | Tổ 1 và tổ 2 | 100 |
| 465 |
|
|
| 105 |
| Đường công vụ Suối Lương |
|
| 100 | 465 | 105 | 570 |
2 | Tổ dân phố số 11, 12 | 178 |
| 712 |
|
|
| 55 |
| Khu công nghiệp Liên Chiểu vào hầm Hải Vân |
|
| 178 | 712 | 55 | 767 |
3 | Tổ Dân phố số 13, 14 | 146 |
| 511 |
|
|
| 60 |
| Khu công nghiệp Liên Chiểu vào hầm Hải Vân |
|
| 146 | 511 | 60 | 571 |
4 | Tổ dân phố 18, 19 và 20 | 297 |
| 1389 |
|
|
| 30 |
| Khu công nghiệp Liên Chiểu vào hầm Hải Vân |
|
| 297 | 1.389 | 30 | 1.419 |
5 | Tổ dân phố số 21-28 | 726 |
| 2.541 |
| 100 |
| 250 |
| Khu công nghiệp Liên Chiểu vào hầm Hải Vân |
|
| 726 | 2.541 | 350 | 2.891 |
VI. HUYỆN HÒA VANG
TT | Khu vực cần sơ tán | Số lượng sơ tán | Địa điểm sơ tán đến | Tổng hợp số liệu sơ tán | ||||||||||||
Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tập trung | Tại chỗ | Khả năng sức chứa tập trung | Hộ gia đình | Sinh viên, công nhân | Tổng người sơ tán | |||||||||
Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | Sinh viên | Công nhân | Số hộ sơ tán | Số khẩu sơ tán | |||||||||||
Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | Tập trung | Tại chỗ | |||||||||
| XÃ HÒA LIÊN | 187 | - | 793 | - | - | - | - | - |
| - | - | 187 | 793 | - | 793 |
1 | Trường Định | 29 | - | 134 | - | - | - | - | - | UBND xã, nhà sinh hoạt cộng đồng núi gần khu dân cư | - | - | 29 | 134 | - | 134 |
2 | Quan Nam 3 | 59 | - | 261 | - | - | - | - | - | Tiểu học số 1 | - | - | 59 | 261 | - | 261 |
3 | Quan Nam 6 | 99 | - | 398 | - | - | - | - | - | Tiểu học số 1, Ông Dục | - | - | 99 | 398 | - | 398 |
- 1Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2022 về ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Kế hoạch 2653/KH-UBND năm 2022 về ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2022 về ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Kế hoạch 5628/KH-UBND năm 2020 ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 5628/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 24/08/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Huỳnh Đức Thơ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra