Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN "ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020" TRONG NĂM 2018

Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Kết luận số 31-KL/TU ngày 27/4/2015 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba, khóa XIX về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở 6 huyện miền núi tỉnh giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 30/3/2017 của HĐND tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 5 về việc thông qua Đề án nâng cao hiệu quả phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2018;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 737/TTr-SYT ngày 05/4/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án nâng cao hiệu quả phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 - 2020” trong năm 2018, như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi về cân nặng/tuổi và chiều cao/tuổi, giảm tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng cấp, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai, góp phần nâng cao tầm vóc người dân miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi

a) Chỉ tiêu:

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi của trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi xuống 31,3% vào năm 2018.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể chiều cao/tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi xuống 43,4% vào năm 2018.

Bảng 1. Các chỉ tiêu thực hiện phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của các huyện miền núi năm 2018

TT

Huyện

SDD thể cân nặng/tuổi

SDD thể chiều cao/tuổi

Thừa cân - béo phì

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

1

Sơn Tây

789

35,2

1.183

52,8

3

2

Trà Bồng

834

25,3

1.197

36,4

4

3

Tây Trà

978

43,8

1.113

49,0

0

4

Sơn Hà

2093

28,8

2.625

36,1

55

5

Minh Long

410

23,9

681

39,7

11

6

Ba Tơ

1724

31,0

2.564

46,1

12

 

Bình quân:

6.828

31,3

9.362

43,4

85

b) Nội dung hoạt động:

- Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ Trạm Y tế xã cân, đo trẻ dưới 5 tuổi 02 lần trong năm (800.000 đồng/xã/lần cân đo x 67 xã x 2 lần).

- Mua que thử nước tiểu để tư vấn, khám thai cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tổng số 6.194 phụ nữ.

- Mua sản phẩm dinh dưỡng (viên sắt, đa vi chất,...) để cấp cho bà mẹ mang thai không tăng cân, tổng số 2.470 bà mẹ.

2. Tăng cường bổ sung vi chất nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

a) Chỉ tiêu:

100% trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi, trẻ từ 37 - 60 tháng tuổi có nguy cơ cao, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị sởi, tiêu chảy, trẻ dưới 6 tháng tuổi thiếu sữa mẹ, phụ nữ sau sinh trong vòng một tháng được bổ sung vitamin A liều cao.

b) Nội dung hoạt động:

Cấp kinh phí cho Trung tâm Y tế huyện để trả thù lao cho cán bộ Trạm Y tế xã (67 xã) triển khai ngày cho trẻ dưới 5 tuổi uống vitamin A, mỗi năm hai đợt (mức chi 4.000đ/trẻ/liều x 1 liều), tổng số 12.405 trẻ.

3. Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

a) Chỉ tiêu:

- 100% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nặng và vừa được nhận các can thiệp bằng thực phẩm điều trị ăn liền tại cộng đồng.

- 100% trẻ em dưới 5 tuổi vùng bị thiên tai (nếu có xảy ra) được cung cấp sản phẩm dinh dưỡng nhằm phục hồi dinh dưỡng.

b) Nội dung thực hiện:

- Mua thực phẩm điều trị ăn liền, thực phẩm bổ sung ăn liền của Viện Dinh dưỡng để cung cấp và điều trị cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng và vừa, những trẻ ở những vùng xảy ra thiên tai khẩn cấp, nhằm bổ sung đa vi chất cho trẻ em suy dinh dưỡng nặng, phụ nữ mang thai tại cộng đồng ưu tiên các vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao, cụ thể:

+ Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vừa, tổng số 7.611 trẻ.

+ Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng, tổng số 1.901 trẻ.

+ Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi trong vùng bị thiên tai trong tình huống khẩn cấp (nếu có xảy ra), tổng số 324 trẻ.

4. Dinh dưỡng học đường

a) Chỉ tiêu:

- 100% trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi được tẩy giun định kỳ.

- 100% trẻ em dưới 5 tuổi được uống sữa miễn phí, mỗi tháng được uống 3 lần, mỗi lần uống 01 hộp sữa, thời gian bắt đầu thực hiện từ tháng 03/2018 đến tháng 12/2018 (10 tháng).

b) Nội dung thực hiện:

- Mua thuốc xổ giun cho trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi, tổng số 28.570 viên thuốc cho 14.285 trẻ (uống làm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 06 tháng).

- Mua sữa hộp có đường loại 180 ml để cấp cho trẻ dưới 5 tuổi uống miễn phí, tổng số 22.743 trẻ (tương đương 682.290 hộp sữa).

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về cơ chế, tổ chức:

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền.

b) Củng cố Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh, huyện đến xã.

c) Huấn luyện, đào tạo cán bộ, kiện toàn mạng lưới triển khai chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở các cấp.

2. Về chính sách:

Sở Y tế phối hợp với các ngành thực hiện các chính sách hỗ trợ dinh dưỡng, bao gồm một số lĩnh vực sau:

a) Các chính sách chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai: Bao gồm các chính sách, kế hoạch hành động về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, chính sách và hành lang pháp lý nhằm khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, các văn bản pháp quy liên quan tới chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc các đối tượng đặc biệt (nghèo, nhiễm HIV/AIDS...), chính sách chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho học sinh mầm non, dinh dưỡng học đường.

b) Các chính sách kinh tế - xã hội liên quan tới dinh dưỡng: Bao gồm các chính sách đảm bảo an ninh thực phẩm dựa theo nhu cầu dinh dưỡng dự phòng bệnh tật, xóa đói giảm nghèo và cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cải thiện hạ tầng cơ sở cho công tác chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe (Phòng khám tư vấn, nhà trẻ, mẫu giáo, giáo viên...), chính sách đầu tư về dinh dưỡng cho vùng miền núi và chính sách dinh dưỡng trong tình trạng khẩn cấp (thiên tai, bão lũ, mất mùa..)

c) Các chính sách khuyến khích các ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm cải thiện dinh dưỡng bền vững như các khung pháp lý về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thông dụng để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, chính sách áp dụng các giống cây, con trong nuôi trồng nông nghiệp đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng.

d) Từng ngành liên quan cần có các chính sách chăm sóc dinh dưỡng lồng ghép trong các chính sách và hoạt động của ngành.

3. Về nguồn lực tài chính:

a) Về huy động kinh phí:

- Từng huyện miền núi cân đối ngân sách của địa phương để bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2018 theo các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 04/5/2017.

- Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cấp bổ sung phần kinh phí còn thiếu là 683.546.000 đồng sau khi trừ phần kinh phí đã cấp từ đầu năm 2018 là 5.039.000.000 đồng để thực hiện hoàn thành các hoạt động của Kế hoạch.

- Các cấp, các ngành tranh thủ huy động nguồn kinh phí từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... để hỗ trợ cho các hoạt động đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 04/5/2017.

b) Về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí:

- Thực hiện tốt cơ chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được. Tăng tính chủ động của các đơn vị trong việc điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn lực. Tiếp nhận, phân bổ hợp lý nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số (Dự án cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em) cho từng huyện miền núi.

- Định kỳ, các cơ quan tài chính và kế hoạch đầu tư phối hợp với Sở Y tế, các địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị tại các huyện miền núi.

- Thực hiện các giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực. Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực các đơn vị về phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện miền núi nhằm duy trì hiệu quả hoạt động điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí của chương trình.

4. Về chuyên môn kỹ thuật:

a) Triển khai hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi năm 2018, tập trung cao các can thiệp dinh dưỡng cho các vùng nghèo, khó khăn. Không chỉ tập trung vào trẻ em mà còn quan tâm nhiều tới cải thiện dinh dưỡng phụ nữ trong thời gian có thai nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, tập trung vào các giải pháp cải thiện suy dinh dưỡng thể thấp còi.

b) Tăng cường công tác đào tạo mạng lưới dinh dưỡng cho huyện, xã, thôn, chú trọng không chỉ hoạt động dinh dưỡng ở cộng đồng mà cả dinh dưỡng trong bệnh viện. Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục dinh dưỡng đến các hộ gia đình.

5. Về phối hợp liên ngành:

a) Mục tiêu dinh dưỡng cần được lồng ghép vào mục tiêu của các ngành, các cấp địa phương. Xây dựng các cam kết liên ngành thực hiện cải thiện dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện các chính sách dinh dưỡng.

b) Tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng ngành trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi.

c) Xây dựng quy chế phối hợp có hiệu quả giữa các chuyên ngành, chuyên môn khác trong ngành y tế với cơ quan quản lý, thực hiện công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi.

d) Phát huy vai trò và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp trong việc thực hiện và giám sát các hoạt động của chương trình.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2018: 5.722.546.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ, bảy trăm hai mươi hai triệu, năm trăm bốn mươi sáu nghìn đồng).

2. Nguồn vốn:

- Ngân sách tỉnh đã cấp từ đầu năm 2018: 5.039.000.000 đồng.

- Kinh phí còn thiếu so với dự toán do Sở Y tế lập để thực hiện Kế hoạch năm 2018: 683.546.000 đồng.

(chi tiết theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2018 theo từng nội dung hoạt động đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 04/5/2017.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án, tổ chức sơ kết hoạt động vào cuối năm 2018 và định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

- Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh phối hợp với các cơ sở y tế, Đài Phát thanh - Truyền hình, Đài truyền thanh các huyện tuyên truyền bài, ảnh liên quan đến công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở các huyện miền núi của tỉnh và trên tập san của ngành.

* Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản tỉnh:

- Triển khai, tổ chức các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng, các can thiệp dinh dưỡng khẩn cấp, phục hồi suy dinh dưỡng nặng; tư vấn dinh dưỡng.

- Phối hợp với các Trung tâm Y tế huyện miền núi để đứng ra tổ chức đấu thầu mua các sản phẩm thực phẩm điều trị ăn liền, thực phẩm bổ sung ăn liền, thuốc xổ giun, sữa tươi, que thử nước tiểu,... theo quy định của Luật Đấu thầu và các quy định có liên quan.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn về hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi tại 06 huyện miền núi, đảm bảo 01 lần/năm.

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định.

* Bệnh viện đa khoa tỉnh:

Quản lý, hướng dẫn, điều trị trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nặng. Thiết lập hệ thống dinh dưỡng tiết chế phục vụ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

* Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:

- Triển khai các can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, phòng chống thừa cân béo phì, các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của 06 huyện miền núi.

- Thực hiện báo cáo theo quy định.

* Trung tâm Y tế các huyện miền núi:

- Phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh triển khai công tác mua các sản phẩm thực phẩm điều trị ăn liền, thực phẩm bổ sung ăn liền của Viện Dinh dưỡng để hướng dẫn, điều trị cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trên địa bàn huyện đúng phác đồ điều trị theo quy định; mua thuốc xổ giun, sữa tươi, que thử nước tiểu,... theo quy định của Luật Đấu thầu và các quy định có liên quan.

- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục về dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Hướng dẫn phổ cập những kiến thức dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho phụ nữ có thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

- Kiểm tra, giám sát tại các xã 01 tháng/01 lần/xã; đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động theo quy định.

* Trạm Y tế các xã/thị trấn các huyện miền núi:

- Truyền thông giáo dục những kiến thức dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ có thai và cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

- Phối hợp với Hội Nông dân, Hội VAC nhằm phát động phong trào, hướng dẫn kỹ thuật cho các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi để đưa sản phẩm dinh dưỡng vào bữa ăn của trẻ cũng như của gia đình.

- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai công tác cho trẻ em uống vitamin A, cân/đo cho trẻ dưới 5 tuổi, cấp phát sữa miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi...

- Các chuyên trách dinh dưỡng/Trạm Y tế cần kết hợp giám sát hoạt động của CTV trong buổi truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại thôn/ bản.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển trong năm 2018 của các tổ chức, cá nhân cho hoạt động của Kế hoạch thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính:

Trên cơ sở dự toán kinh phí hoạt động của Kế hoạch thực hiện do Sở Y tế lập, Sở Tài chính nghiên cứu, trình UBND tỉnh bố trí bổ sung phần kinh phí còn thiếu là 683.546.000 đồng (sau khi trừ phần kinh phí đã cấp từ đầu năm 2018 là 5.039.000.000 đồng) để Ngành Y tế thực hiện.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Xây dựng kế hoạch và giải pháp của nông nghiệp và phát triển nông thôn đảm bảo an ninh lương thực ở quy mô của huyện miền núi và hộ gia đình. Phát triển hệ sinh thái VAC gia đình, giám sát và dự báo về khả năng mất an ninh lương thực của tỉnh. Đẩy mạnh chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chỉ đạo sản xuất lương thực, thực phẩm có chất lượng và an toàn, có quy định và kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại trong nông nghiệp.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND 06 huyện miền núi đưa nội dung bồi dưỡng kiến thức cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi cho giáo viên, cán bộ y tế và phụ huynh có con dưới 5 tuổi ở các trường học mầm non bán trú tại các huyện miền núi vào chương trình tập huấn năm 2018.

- Củng cố và phát triển các trường học mầm non bán trú tại các huyện miền núi nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các cơ sở giáo dục Mầm non và thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể ở các trường mầm non.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách bảo trợ xã hội; chú trọng hỗ trợ người nghèo, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ khẩn cấp.

7. Sở Công Thương:

Tổ chức quản lý lưu thông, phân phối và xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm trên cơ sở tính toán có lợi nhất nhằm đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh, đảm bảo dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng.

8. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông một cách phong phú, sinh động hấp dẫn để phổ biến kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn...

9. Ban Dân tộc tỉnh:

Phối hợp với Sở Y tế và UBND 06 huyện miền núi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

10. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Ngãi và các cơ quan thông tin đại chúng khác:

Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về dinh dưỡng bằng các tiếng của đồng bào Kor, H’re... trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

11. UBND các huyện: Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ:

- Chủ động tích cực huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả chương trình dinh dưỡng với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

- Chỉ đạo Phòng Y tế huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và UBND các xã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch trên địa bàn huyện.

- Trực tiếp triển khai công tác giám sát các hoạt động của kế hoạch tại địa phương, chỉ đạo Phòng Y tế huyện phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và các cơ quan y tế tuyến tỉnh triển khai thực hiện tốt công tác giám sát các hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện.

12. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội:

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2018 của Đề án; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện miền núi và các tổ chức, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/cáo);
- Ủy ban Dân tộc (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- BTT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- UBND các huyện miền núi;
- Báo Quảng Ngãi;
- Đài Phát thanh và Truyền hình;
- VPUB: PCVP (KT, VX), TH, KGVX, CBTH;
- Lưu: VT, KT.dat170.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Trường Thọ

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU BÀ MẸ VÀ TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI 6 HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2018

TT

Tên huyện

Số cộng tác viên

Trên độ tuổi

Trẻ < 5 tuổi SDD

Trẻ được uống Vitamin A

Dự kiến trẻ ở vùng thiên tai

Bà mẹ mang thai

Trẻ 24-60 tháng được xổ giun

T. Số

SDD vừa

SDD nặng

T.Số

Trẻ 6-36 tháng

Trẻ có nguy cơ cao: SDD, trẻ bệnh...

Tổng số

40% BMMT không tăng cân

1

Ba Tơ

121

5.557

2.586

1.950

636

3.259

2.836

423

41

1.562

625

3.540

2

Sơn Hà

113

7.507

2.654

2.314

340

3.633

3.633

0

205

1.970

788

4.665

3

Minh Long

55

1.764

688

456

232

862

862

0

47

449

179

1.121

4

Trà Bồng

110

3.341

1.230

835

395

2.030

2030

0

0

974

386

2.070

5

Tây Trà

36

2.279

1.149

1.143

6

1.321

1.123

198

10

644

254

1.406

6

Sơn Tây

58

2.295

1.205

913

292

1.300

1.300

0

21

595

238

1483

 

Tổng cộng

493

22.743

9.512

7.611

1.901

12.405

11.784

621

324

6.194

2.470

14.285

*Ghi chú: (Số liệu tổng hợp báo cáo từ các Trung tâm Y tế 06 huyện miền núi)

- Số lượng cán bộ y tế trực tiếp làm công tác dinh dưỡng tại 6 huyện miền núi (Trung tâm Y tế và Trạm Y tế xã): 85 người

- Số lượng địa điểm đến kiểm tra, tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ đang mang thai: 406 thôn/bản.

- Số lượng công tác viên: 493 người

 

PHỤ LỤC 2

THUYẾT MINH DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2018

TT

Nội dung chi các hoạt động

Đơn vị

Đơn giá

Số lượng

Số lần

Tháng

Tổng cộng

Nội dung 1. Cải thiện TTDD, giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân/thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi

267.864.000

1

Cấp kinh phí cho cán bộ Trạm y tế xã cân, đo (800.000đồng/xã/lần cân đo x 1 lần)

800.000

67

2

 

107.200.000

2

Phụ nữ được khám thai + tư vấn + thử nước tiểu (3 que/PNMT)

người

2.000

6.194

3

 

37.164.000

3

Sản phẩm dinh dưỡng cấp cho 40 % BMMT không tăng cân

người

50.000

2.470

 

 

123.500.000

Nội dung 2. Tăng cường bổ sung vi chất nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

99.240.000

1

Thù lao cho cán bộ trạm y tế xã triển khai ngày cho trẻ em dưới 5 tuổi uống Vitamin A (4.000 đồng/trẻ/liều x 2 liều)

trẻ

4.000

12.405

2

 

99.240.000

Nội dung 3. Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

491.800.000

1

Phục hồi DD cho trẻ <5 tuổi SDD vừa và nặng bằng thực phẩm bổ sung ăn liền, thực phẩm điều trị ăn liền của Viện Dinh dưỡng

trẻ

50.000

9.512

 

 

475.600.000

2

Phục hồi DD cho trẻ <5 tuổi vùng bị thiên tai trong tình huống khẩn cấp

trẻ

50.000

324

 

 

16.200.000

Nội dung 4. Dinh dưỡng học đường

4.811.742.500

1

Xổ giun định kỳ cho trẻ từ 24-60 tháng tuổi, xổ 2 lần/năm, mỗi lần 1 viên

viên

2.500

14.285

2

 

35.712.500

2

Mua sữa hộp có đường loại 180ml cấp cho trẻ em dưới 5 tuổi (3 lần/tháng, mỗi lần 1 hộp), thực hiện từ tháng 3/2018

hộp

7.000

22.743

3

10

4.776.030.000

Nội dung 5. Hội nghị đánh giá sơ kết các hoạt động trong năm 2017

51.900.000

1

Nước uống

người

30.000

40

2

 

2.400.000

2

Hội trường (Bao gồm cả máy chiếu)

phòng

2.000.000

1

2

 

4.000.000

3

Tài liệu + văn phòng phẩm chi theo thực tế (dự kiến)

người

50.000

40

2

 

4.000.000

4

Hỗ trợ tiền ăn trưa

người

100.000

40

2

 

8.000.000

5

Mức chi hỗ trợ công tác quản lý chương trình cho cấp xã

500.000

67

 

 

33.500.000

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2018

 

5.722.546.500

Bằng chữ (làm tròn): Năm tỷ, bảy trăm hai mươi hai triệu, năm trăm bốn mươi sáu nghìn đồng./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 56/KH-UBND thực hiện "Đề án nâng cao hiệu quả phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017- 2020" trong năm 2018

  • Số hiệu: 56/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 10/04/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Phạm Trường Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/04/2018
  • Ngày hết hiệu lực: 03/05/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản