Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 550/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ Tư pháp, để đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác bồi thường nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, kết quả triển khai thực hiện các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thời gian tới.

- Phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhân rộng cách làm hay, hiệu quả, kinh nghiệm tốt của các tập thể, cá nhân trong quá trình thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Yêu cầu

- Việc sơ kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện, đảm bảo đúng mục đích, nội dung, tiến độ đề ra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 1486/KH-STP-THPL ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Sở Tư pháp về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nội dung tổng kết thiết thực, phản ánh đúng thực tế quá trình tổ chức thi hành, bám sát đề cương báo cáo sơ kết, trong đó chú trọng phân tích tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và đề xuất giải pháp cụ thể.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình sơ kết 05 năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng thi hành.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG SƠ KẾT VÀ HÌNH THỨC SƠ KẾT

1. Phạm vi, nội dung sơ kết

1.1. Phạm vi sơ kết

Việc sơ kết được thực hiện trên phạm vi địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mốc thời gian lấy thông tin, số liệu sơ kết: tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (ngày Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực thi hành) đến ngày 30 tháng 6 năm 2023.

1.2. Nội dung sơ kết

Việc sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Kết quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Tồn tại, hạn chế trong thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và nguyên nhân;

- Những bất cập trong các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Đề xuất, kiến nghị.

2. Hình thức sơ kết

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức sơ kết bằng việc xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành theo đề cương báo cáo sơ kết và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này.

- Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố tổ chức sơ kết bằng các hình thức phù hợp tình hình tại đơn vị và theo hướng dẫn của cơ quan theo ngành dọc ở Trung ương, xây dựng báo cáo sơ kết theo đề cương báo cáo sơ kết và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này.

- Báo cáo sơ kết thực hiện theo mẫu đề cương báo cáo ban hành kèm theo Kế hoạch này đề nghị gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Tư pháp) trước ngày 10 tháng 7 năm 2023, kèm tập tin điện tử vào hộp thư điện tử: thpl.stp@tphcm.gov.vn.

- Giao Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, xây dựng báo cáo sơ kết báo cáo Bộ Tư pháp theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP.

3. Phối hợp thực hiện các hoạt động sơ kết theo yêu cầu, đề nghị của Bộ Tư pháp

Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dán Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố và các sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp thực hiện các hoạt động sơ kết như: khảo sát để nắm bắt thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; kiểm tra phục vụ hoạt động sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu, đề nghị của Bộ Tư pháp.

4. Đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

- Các sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức rà soát, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình theo triển khai của Sở Tư pháp để đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng.

- Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố chủ động khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý của mình theo quy định và hướng dẫn của cơ quan ngành dọc ở Trung ương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện

- Các sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo và phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các hoạt động triển khai việc sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu của Bộ Tư pháp (nếu có).

Trên cơ sở kết quả theo dõi, đánh giá công tác triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, việc thực hiện, phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước hàng năm. Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất Bộ Tư pháp khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

- Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được bảo đảm từ kinh phí của các cơ quan, đơn vị được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).

Kinh phí phục vụ các hoạt động sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Sở Tư pháp được bố trí trong nguồn kinh phí cấp cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong năm ngân sách và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).

Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan, đơn vị có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời trao đổi, thông tin với Sở Tư pháp để kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, xử lý./.

(Đính kèm Đề cương báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp;
- TTUB: CT, các PCT;
- Tòa án nhân dân Thành phố;
- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố;
- Cục Thi hành án dân sự Thành phố;
- Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Các phòng NCTH;
- Lưu: VT, (NCPC/Kh).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Minh Châu

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO SƠ KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 550/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. KẾT QUẢ THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

1. Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường

- Công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN;

- Việc ban hành văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN;

- Tình hình quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Công tác hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác bồi thường;

- Công tác xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường;

- Công tác thống kê, báo cáo về việc thực hiện công tác bồi thường;

- Công tác phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước;

- Tình hình kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;

- Tình hình kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật TNBTCNN mà không ra quyết định hủy.

2. Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường.

Trách nhiệm thống kê số liệu vụ việc yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường: Đề nghị các cơ quan thực hiện theo Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

3. Kết quả thực hiện trách nhiệm hoàn trả; tình hình thu, nộp tiền hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật.

4. Tình hình sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác bồi thường nhà nước.

5. Tác động tích cực của Luật TNBTCNN, nhất là nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, hạn chế sai phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THI HÀNH LUẬT VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân khách quan.

III. HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TNBTCNN VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có)

2. Kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật.

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Kế hoạch số 550/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

CƠ QUAN LẬP DANH MỤC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH MỤC VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

(Số liệu tính từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023)

STT

Họ và tên của người yêu cầu bồi thường (1)

Địa chỉ của người yêu cầu bồi thường (2)

Cơ quan giải quyết bồi thường (3)

Pháp luật áp dụng để giải quyết bồi thường (4)

Tình hình giải quyết bồi thường (5)

Chi trả tiền bồi thường (6)

Khó khăn, vướng mắc (7)

Ghi chú (8)

I

TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

II

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

III

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

V

TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập danh mục
(Ký, ghi rõ họ tên)



Ngày….. tháng…. năm ….
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Nguồn lấy số liệu:

- Đối với danh mục của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

- Đối với danh mục của Tòa án nhân dân tối cao: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

- Đối với danh mục của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

- Đối với danh mục của các Bộ: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

Hướng dẫn điền danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường

Cột số 1: Nếu người yêu cầu bồi thường là cá nhân người bị thiệt hại thì ghi họ tên của người bị thiệt hại hoặc người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại; đối với trường hợp người bị thiệt hại chết thì ghi họ tên người thừa kế của người bị thiệt hại; đối với trường hợp người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó; nếu người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì ghi tên tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.

Cột số 2: Nếu người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp văn bản yêu cầu bồi thường; nếu người yêu cầu bồi thường là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm nộp văn bản yêu cầu bồi thường.

Cột số 3: Tên cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hay Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự, tố tụng hình sự hoặc tố tụng hành chính.

Cột số 4: Vụ việc được giải quyết theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 hoặc Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 hoặc Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra hoặc Nghị định số 47 - CP ngày 03/05/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Cột số 5: Thông tin về tình hình giải quyết yêu cầu bồi thường (các nội dung cần nêu gồm: ngày tháng năm có văn bản yêu cầu bồi thường, thụ lý, tạm ứng kinh phí, xác minh, thương lượng, giải quyết bồi thường, v.v.).

Cột số 6: Thông tin vụ việc đã được chi trả tiền bồi thường theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ hoặc đã được chi trả theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc vụ việc chưa được chi trả (nêu rõ lý do chưa chi trả).

Cột số 7: Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, chi trả tiền bồi thường.

 

PHỤ LỤC 2

(Kèm theo Kế hoạch số 550/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG, GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG VÀ CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG

(Số liệu tính từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023)

STT

Thụ lý vụ việc (vụ việc)

Tình hình giải quyết vụ việc

Chi trả tiền bồi thường

Tổng số vụ việc

Số vụ việc thụ lý mới

Số vụ việc kỳ trước chuyển sang

Đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật

Đang giải quyết vụ việc

Đình chỉ (vụ việc)

 

Thụ lý tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

Thụ lý tại Tòa án

Thụ lý tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

Thụ lý tại Tòa án

Tổng số vụ việc (vụ việc)

Tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại (vụ việc)

Tại Tòa án (vụ việc)

Số tiền bồi thường (nghìn đồng)

Tổng số

Tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

Đang giải quyết tại Tòa án

Tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

Tại Tòa án theo thủ tục tố tụng

Số vụ việc đã chi trả (vụ việc)

Số tiền đã chi trả theo quyết định có hiệu lực của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ (nghìn đồng)

Số tiền đã chi trả theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án (nghìn đồng)

Khởi kiện vụ án dân sự

Yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính

Khởi kiện vụ án dân sự

Yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính

Khởi kiện vụ án dân sự

Trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính

Khởi kiện vụ án dân sự

Trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính

Theo điểm a khoản 1 Điều 52

Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52

Theo điểm a khoản 1 Điều 52

Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52

Theo điểm a khoản 1 Điều 52

Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52

Theo điểm a khoản 1 Điều 52

Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

I

TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)



Ngày….. tháng… năm …..
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Nguồn lấy số liệu:

- Đối với báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

- Đối với báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

- Đối với báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

- Đối với báo cáo của các Bộ: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019;

Hướng dẫn thống kê số liệu về tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và chi trả tiền bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017

1. Thụ lý vụ việc

Cột số 2: Tổng số vụ việc đã được các cơ quan giải quyết bồi thường thống kê, bao gồm số vụ việc thụ lý mới và số vụ việc thụ lý từ kỳ trước chuyển sang (đang trong quá trình giải quyết).

Cột số 2 = Cột số 3 4 5 6 7 8 9 10

1.1. Số vụ việc thụ lý mới

Cột số 3: Thụ lý tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017.

Cột số 4,5,6: Thụ lý tại Tòa án giải quyết vụ án dân sự về bồi thường nhà nước, trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường, cụ thể:

Cột số 4: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật TNBTCNN năm 2017: Sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường mà chưa yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết bồi thường.

Cột số 5: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 và khoản 2 Điều 52 Luật TNBTCNN năm 2017: Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường trước thời điểm cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tiến hành xác minh thiệt hại và tiếp tục khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường (điểm b khoản 1 Điều 52) và trường hợp người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết bồi thường nhưng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường mà không đồng ý với quyết định đó hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành (khoản 2 Điều 52).

Cột số 6: Theo quy định tại Điều 55 Luật TNBTCNN năm 2017: Tòa án giải quyết vụ án hình sự, Tòa án giải quyết vụ án hành chính có nội dung yêu cầu bồi thường, trong trường hợp người yêu cầu bồi thường kết hợp yêu cầu bồi thường trong quá trình khởi kiện vụ án hình sự, vụ án hành chính.

1.2. Số vụ việc từ kỳ trước chuyển sang

Cột số 7, 8, 9, 10: Những vụ việc đã được thụ lý từ kỳ báo cáo trước mà chưa có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ hoặc tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng và những vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường nhưng chưa chi trả tiền bồi thường.

2. Tình hình giải quyết vụ việc

2.1. Số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật

Cột số 11 = Cột số 12 13 14 15.

Cột số 12: Số vụ việc thụ lý tại cột số 3, 7 đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

Cột số 13 và 14: Số vụ việc thụ lý tại cột số 4,5,8,9 đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

Cột số 15: Số vụ việc thụ lý tại cột số 6,10 đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

2.2. Số tiền bồi thường

Cột số 16: Thống kê số tiền bồi thường theo văn bản giải quyết bồi thường (quyết định có hiệu lực của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vu gây thiệt hại hoặc quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án).

2.3. Số vụ việc đang giải quyết bồi thường

Cột số 17 = Cột số 18 19 20 21.

Cột số 18: Số vụ việc thụ lý tại cột số 3,7 đang giải quyết bồi thường (bao gồm cả những vụ việc cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoãn, tạm đình chỉ giải quyết).

Cột số 19 và 20: Số vụ việc thụ lý tại cột số 4,5,8,9 đang giải quyết bồi thường.

Cột số 21: Số vụ việc thụ lý tại cột số 6,10 đang giải quyết bồi thường.

3. Số vụ việc đình chỉ giải quyết bồi thường

Cột số 22: Số vụ việc đã bị đình chỉ tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Cột số 23: Số vụ việc đã bị đình chỉ theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.

4. Chi trả tiền bồi thường

Cột số 24: Số vụ việc đã được chi trả cho người bị thiệt hại theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ hoặc bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.

Cột số 25: Số tiền đã chi trả theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Cột số 26: Số tiền đã chi trả theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.

 

PHỤ LỤC 3

(Kèm theo Kế hoạch số 550/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ

(Số liệu tính từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023)

STT

Số tiền đã chi trả xong cho người yêu cầu bồi thường (nghìn đồng)

Xem xét trách nhiệm hoàn trả

Giảm mức hoàn trả

S vụ việc hoãn hoàn tr (vụ việc)

Số tiền đã hoàn trả

Số tiền còn phải hoàn tr (nghìn đồng)

Tổng số vụ việc xem xét

Số vụ việc đã xem xét

Số vụ việc đang xem xét (vụ việc)

Số vụ việc không xem xét (vụ việc)

Số vụ việc vụ việc)

Số tiền (nghìn đồng)

Số vụ việc có Quyết định có hiệu lực pháp luật và đã thực hiện hoàn trả (vụ việc)

Số tiền phải hoàn trả (nghìn đồng)

Người thi hành công vụ không có lỗi

Người thi hành công vụ chết trước khi ra quyết định hoàn trả

Tổng số (nghìn đồng)

Số tiền đã hoàn trả trong kỳ báo cáo (nghìn đồng)

Số tiền đã hoàn trả kỳ trước chuyển sang (nghìn đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)




Ngày….. tháng… năm …..
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Nguồn lấy số liệu:

- Đối với báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019.

- Đối với báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019.

- Đối với báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019.

- Đối với báo cáo của các Bộ: số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019.

Hướng dẫn thống kê số liệu tình hình thực hiện trách nhiệm hoàn trả

Cột số 2: Tổng số tiền đã chi trả xong cho người yêu cầu bồi thường.

Cột số 3: Tổng số vụ việc xem xét trách nhiệm hoàn trả. Cột số 3 = Cột số 4 6.

Cột số 4: Ghi số vụ việc có quyết định hoàn trả có hiệu lực và đã thực hiện hoàn trả.

Cột số 5: Ghi số tiền phải hoàn trả.

Cột số 6: Ghi số vụ việc đang xem xét trách nhiệm hoàn trả.

Cột số 7: Ghi số vụ việc không xem xét trách nhiệm hoàn trả do người thi hành công vụ gây thiệt hại không có lỗi.

Cột số 8: Ghi số vụ việc không xem xét trách nhiệm hoàn trả do người thi hành công vụ gây thiệt hại chết trước khi ra quyết định hoàn trả.

Cột số 9: Ghi số vụ việc được giảm mức hoàn trả.

Cột số 10: Ghi số tiền hoàn trả được giảm.

Cột số 11: Ghi số vụ việc được hoãn hoàn trả.

Cột số 12: Ghi tổng số tiền đã hoàn trả. Cột số 12 = Cột số 13 14.

Cột số 13: Ghi số tiền đã hoàn trả trong kỳ báo cáo.

Cột số 14: Ghi số tiền đã hoàn trả từ kỳ báo cáo trước chuyển sang.

Cột số 15: Ghi số tiền còn phải hoàn trả.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  • Số hiệu: 550/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 21/02/2023
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Ngô Minh Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản