Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/KH-UBND | Lào Cai, ngày 17 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1.000 NGÀY ĐẦU ĐỜI NHẰM PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG BÀ MẸ, TRẺ EM, NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng chính phủ ban hành Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”; Công văn số 230/BYT-BM-TE ngày 15/01/2020 về việc triển khai thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “ Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em:
* Đến năm 2025:
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 30%;
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi dưới 16,1%, riêng tại vùng khó khăn như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa dưới 19,5%;
+ Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 6%;
+ Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 30%, riêng ở các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa dưới 34%.
* Đến năm 2030:
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%;
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 14%;
+ Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 5%;
+ Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 25%, riêng ở các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa dưới 30%.
2.2. Nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ:
* Đến năm 2025:
+ 70% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu;
+ 50% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn; 60% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách.
* Đến năm 2030:
+ 80% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 30% bà mẹ cho trẻ mẹ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu;
+ 60% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu
hơn; 70% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách.
II. Đối tượng, phạm vi thực hiện kế hoạch
- Đối tượng: Bà mẹ, trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời.
- Các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020-2030.
- Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.
III. Các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu
1. Về thể chế, chính sách và chỉ đạo điều hành
- Căn cứ chính sách trung ương ban hành, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách ban hành chính sách về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, trong đó có hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng các chỉ tiêu về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và đưa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa phương; xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp theo nhóm đối tượng và vùng miền. Lồng ghép các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong chương trình này với các chỉ tiêu về dinh dưỡng của các chương trình liên quan tại địa phương.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và hệ thống chỉ tiêu, bổ sung kinh phí, thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi; việc thực hiện Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; chú trọng phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh trong việc thực hiện Chương trình.
2. Về thông tin, truyền thông và vận động thay đổi hành vi về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông và vận động về lợi ích của việc khám thai định kỳ và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng.
- Tập trung cung cấp thông tin và truyền thông vận động đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ và gia đình, đặc biệt là các đối tượng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đa dạng hóa các phương thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng. Chú trọng thông tin, truyền thông qua hệ thống cơ sở, cán bộ y tế cơ sở, hội phụ nữ, thông tin tại thôn bản thuộc vùng sâu vùng xa.
- Phổ biến kiến thức và kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ các cấp, nhất là cấp cơ sở về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
- Tổ chức hoạt động biểu dương, tôn vinh bằng hình thức phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích, các mô hình thực hiện có hiệu quả.
3. Chuyên môn kỹ thuật
- Tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, đội ngũ y tế thôn bản, các cô đỡ thôn bản về chăm sóc sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ dưới 2 tuổi; bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, trẻ dưới 2 tuổi.
- Triển khai toàn diện các can thiệp về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời bao gồm: Thực hiện chăm sóc sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ. bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, trẻ dưới 2 tuổi.
- Hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xác định nhóm đối tượng ưu tiên và khu vực cần được can thiệp dựa theo các tiêu chí về suy dinh dưỡng thấp còi, tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, trước hết là tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng miền núi, vùng sau vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao.
- Xây dựng các mô hình dinh dưỡng, triển khai điểm tại một số xã đặc biệt khó khăn.
4. Về kinh phí
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, Bảo hiểm Y tế và các nguồn đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
5. Về theo dõi, giám sát và đánh giá
- Xây dựng các chỉ số giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
- Thiết lập hệ thống theo dõi, thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá giám sát về kết quả thực hiện chương trình.
- Thực hiện khảo sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình tại các địa phương.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Là đầu mối giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện một số mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu tại các xã đặc biệt khó khăn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát, nghiên cứu, đề xuất kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng nói chung và công tác chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người dân tỉnh Lào Cai.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai, xây dựng các chuyên mục phát thanh, truyền hình, tăng cường các chuyên mục, chuyên đề và thường xuyên tổ chức tọa đàm, chuyên mục giải đáp, hướng dẫn, đối thoại trên chương trình phát thanh truyền hình về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
- Tăng cường đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện chương trình; lồng ghép các hoạt động dinh dưỡng vào các chương trình hoạt động thường xuyên của các ngành, đoàn thể, các chương trình, dự án để đạt các mục tiêu về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
- Báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chương trình trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện chương trình theo quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Gắn chỉ tiêu các chỉ tiêu về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và đưa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa phương; sử dụng số liệu dinh dưỡng hàng năm, 5 năm phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Theo dõi, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm; hướng dẫn các địa phương phát triển mô hình sinh thái vườn, ao, chuồng; Chủ trì triển khai chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn;
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm và thủy sản cung cấp cho người tiêu dùng. Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng an toàn hóa chất, các chất kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho nhân dân.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo, đặc biệt chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ tại các xã khó khăn. Triển khai các đề án, dự án cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan trong việc kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng và thực phẩm liên quan.
7. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các chuyên mục phát thanh, truyền hình và vận động thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời. Tăng cường các chuyên mục, chuyên đề về dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; thường xuyên tổ chức các tọa đàm, chuyên mục giải đáp, hướng dẫn, đối thoại, chương trình phát thanh truyền hình chuyên đề về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến những mô hình hay, cách làm tốt về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai.
8. Cục Thống kê tỉnh
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan trong việc thu thập, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời hàng năm, tổng hợp và cung cấp đầy đủ số liệu liên quan cho các cơ quan chức năng làm cơ sở cho việc chỉ đạo, quản lý, xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
Tham mưu UBND tỉnh triển khai các nghiên cứu liên quan đến việc triển khai các mô hình về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại các huyện khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; gắn với các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong việc xây dựng nông thôn mới; thực hiện kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện chương trình; tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Chương trình trên địa bàn; trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt việc chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của địa phương.
11. Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vận động hội viên và gia đình hội viên thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, chú trọng các nội dung như chăm sóc bà mẹ trước sinh, tư vấn, hướng dẫn cho con bú sữa mẹ, bổ sung vi chất, thực hiện dinh dưỡng hợp lý.
Các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện; hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 32/2019/QĐ-UBND quy định về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Nam Định
- 2Kế hoạch 24/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 3Kế hoạch 556/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2020 về Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh"
- 5Quyết định 1710/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Kế hoạch 1733/KH-UBND năm 2020 thực hiện chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Bình Thuận
- 1Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngâm nhân tạo
- 2Quyết định 32/2019/QĐ-UBND quy định về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 1896/QĐ-TTg năm 2019 về Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 24/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 5Kế hoạch 556/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Lâm Đồng
- 6Công văn 230/BYT-BM-TE năm 2020 về thực hiện Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam do Bộ Y tế ban hành
- 7Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2020 về Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh"
- 8Quyết định 1710/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Kế hoạch 1733/KH-UBND năm 2020 thực hiện chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Bình Thuận
Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 55/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/02/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra