Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 544/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 18 tháng 4 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030(sau đây gọi tắt là Quyết định 145/QĐ-TTg), Quyết định số 1825/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030(sau đây gọi tắt là Quyết định 1825/QĐ-LĐTBXH), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:
- Chủ động hội nhập quốc tế về lao động và xã hội; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế; khai thác có hiệu quả môi trường hợp tác quốc tế; tranh thủ nguồn lực của quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển lĩnh vực lao động và xã hội.
- Triển khai đồng bộ trên tất cả lĩnh vực lao động và xã hội có trọng tâm, trọng điểm, từng bước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên lĩnh vực lao động và xã hội,lấy hội nhập ASEAN về văn hóa, xã hội làm nền tảng cho hội nhập quốc tế về lao động và xã hội.
-Bám sát các mục tiêu củaQuyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định rõ hơn nội dungđể thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ đã được quy định trong Quyết định 1825/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn.
-Đề cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp, các ngành liên quan; đồng thời đảm bảo vai trò điều phối và giám sát hiệu quả của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Hội nhập về lao động và việc làm
a) Thực hiện chương trình việc làm bền vững.Dự báo thị trường lao động; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động; tổ chức dịch vụ việc làm; xây dựng, thực hiện chương trình việc làm theo các tiêu chí khu vực và quốc tế.
b) Thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động tỉnh.Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc phù hợp với các tiêu chuẩn và các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.Nâng cao năng lực thanh tra lao động đáp ứng yêu cầu quản lí lao động hiệu quả trong quá trình hội nhập.
2. Hội nhập về giáo dục nghề nghiệp
a) Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo viên, giáo trình đào tạo, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo,tiêu chuẩn kiểm định phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.Thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các tiêu chuẩn ASEAN và quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.
b) Tăng cường liên kết đào tạo, chuyển giao tri thức về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ ASEAN và quốc tế. Đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Hội nhập về an sinh xã hội
a) Từng bước áp dụng các tiêu chí khu vực và quốc tế làm thước đo đánh giá về an sinh xã hội; trước mắt chú trọng vào chuẩn nghèo, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội.
b) Thực hiện giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận đo lường đa chiều; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc; đảm bảo công bằng xã hội.
c) Thực hiện chính sách đảm bảo trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng do tác động của hội nhập quốc tế, trong đó tập trung hỗ trợ người khuyết tật nặng, trẻ em, người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, đồng bào dân tộc thiểu số, nạn nhân buôn bán người; phát triển nghề công tác xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến việc làm và thu nhập của người dân.
d) Thúc đẩy công bằng xã hội trong chính sách an sinh xã hội; thực hiện bình đẳng giới, ưu tiên thu hẹp khoảng cách giới, xóa dần định kiến và bất bình đẳng giới trong xã hội, nhất là trong việc làm, quan hệ gia đình ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
đ) Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phòng ngừa và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị buôn bán, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; phát triển, hỗ trợ trẻ em tiếp cận hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em thuận lợi, công bằng và hiệu quả.
e) Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Giai đoạn đến năm 2020
- Tổ chức triển khai các hoạt động cụ thể để thực hiện,đồng thời lồng ghép vào Chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm của các sở, ngành, địa phương.
- Hàng năm, tổ chức đánh giákết quả thực hiện Kế hoạch này lồng ghép trong Báo cáo đánh giá kết quả công tác hàng năm của các sở, ngành, địa phương.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn đến năm 2020 sẽ được tiến hành vào cuối năm 2020 nhằm đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho giai đoạn đến năm 2030.
2. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn đến năm2020 và tình hình thực tế sẽ tiến hành cập nhật, bổ sung, cụ thể hóa các nhiệm vụ và các hoạt động của Kế hoạch này cho giai đoạn 2021 -2030 (chia ra hai giai đoạn: 2021 - 2025 và 2026 - 2030).
IV. KINH PHÍ
1.Kinh phí thực hiện do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành phân bổ cho các sở, ngành, địa phương và huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác.
2.Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Tài chínhchủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan huy động các nguồn lực triển khai thực hiện Kế hoạch này.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, xây dựng và thực hiện các hoạt động cụ thể, lồng ghép vào Chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm để thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.Chỉ định 01 cán bộ đầu mối theo dõi, tổng hợp.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tỉnh hướng dẫn, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai Kế hoạch này;tiến hành sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Các sở, ngành khác
Đề nghị các sở, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo Kế hoạch này; chỉ định 01 cán bộ đầu mối gửi danh sách về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; hàng năm và từng giai đoạn báo cáo kết quả gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để triển khai trên địa bàn.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, tiến hành sơ kết, tổng kết; định kỳ hàng năm, từng giai đoạn báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch ở địa phương.
- Chỉ định 01cán bộ làm đầu mối (Lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và gửi danh sách về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Bình. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần điều chỉnh, bổ sung những nội dung của Kế hoạch này, đề nghị các sở, ngành, địa phươngbáo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)để xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2018 triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 1247/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 907/KH-UBND thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2019
- 4Công văn 1080/SGDĐT-VP về nghỉ dịp lễ Giổ tổ Hùng Vương; ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và ngày Quốc tế Lao động (01/5) năm 2023 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 145/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2018 triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1247/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 907/KH-UBND thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2019
- 6Công văn 1080/SGDĐT-VP về nghỉ dịp lễ Giổ tổ Hùng Vương; ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và ngày Quốc tế Lao động (01/5) năm 2023 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 544/KH-UBND năm 2018 về triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 544/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra