Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/KH-UBND | Bình Định, ngày 25 tháng 3 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai đồng bộ, có trọng tâm các nhiệm vụ, giải pháp trên lĩnh vực chăn nuôi, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng của ngành nông lâm thủy sản năm 2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh giao và Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 20/02/2025 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2042/QĐ-UBND ngày 7/6/2024.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
- Phân công trách nhiệm cụ thể các sở, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện và duy trì kiểm tra, giám sát hoạt động này.
II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi
a) Số lượng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn vật nuôi chủ lực: Đàn bò 320.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 42.500 tấn; đàn lợn 750.000 con (không kể lợn con theo mẹ), sản lượng thịt hơi xuất chuồng 145.000 tấn (Phấn đấu nâng tổng đàn lợn đạt 765.000 con, sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt 154.000 tấn); đàn gia cầm 12 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 33.500 tấn. Phấn đấu tăng trưởng chăn nuôi tăng 5,5%.
b) Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt 45 trang trại quy mô lớn, 100 trang trại quy mô vừa, trong đó chăn nuôi ứng dụng công công nghệ cao, chuyển đổi số với 100% trang trại quy mô lớn và 50% trang trại quy mô vừa.
c) Tiếp tục hình thành và nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi: Chuỗi sản xuất, giết mổ, chế biến, tiêu thụ gà thả đồi, gà ta, chuỗi bò thịt chất lượng cao, chuỗi heo thịt.
2. Chỉ tiêu thực hiện chính chính sách lĩnh vực chăn nuôi, thú y
a) Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ: Số lượng bò phối giống 89.650 con. Hỗ trợ 115.500 liều tinh, 122.150 dụng cụ thụ tinh nhân tạo, 41.128 lít Nitơ lỏng.
b) Chính sách phát triển chăn nuôi gà thả đồi tại các huyện Trung du, miền núi: phát triển tổng đàn hơn 200.000 con.
c) Chính sách xây dựng cơ sở chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao: hỗ trợ 14 cơ sở phát triển chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao, 14 cơ sở được chứng nhận VietGAHP.
d) Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung: Đôn đốc các địa phương xây dựng mới 08 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung (tại huyện Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát và thị xã Hoài Nhơn) theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
(Chi tiết phân bổ các chỉ tiêu theo Phụ lục đính kèm)
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thông tin tuyên truyền
Thông qua các phương tiện truyền thông các cấp; các tổ chức hội, đoàn thể; các lớp tập huấn để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện công tác kê khai chăn nuôi, an toàn sinh học, tiêm phòng, báo cáo dịch bệnh và các biệp pháp phòng bệnh tổng hợp góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh động vật, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
2. Quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển chăn nuôi
a) Về đất đai
- Sử dụng hiệu quả quỹ đất chăn nuôi đã đưa vào quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Rà soát, nghiên cứu, hướng dẫn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển chăn nuôi: Đất chăn nuôi tập trung, đất kết hợp đa mục đích.
- Rà soát, chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây làm thức ăn chăn nuôi.
- Ưu tiên giao đất, thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở chăn nuôi trang trại đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, trung tâm thu gom gia súc, gia cầm, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
b) Phát triển chăn nuôi
- Tập trung phát triển 3 loại vật nuôi chủ lực của tỉnh là bò thịt, lợn, gà:
+ Đối với Bò thịt: Tiếp tục phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ gắn với phát huy nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”.
+ Đối với Lợn: Tiếp tục khuyến khích đầu tư, ứng dụng công nghệ cao nhằm đẩy mạnh tăng đàn lợn chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp. Tiếp tục phát huy hiệu quả chuỗi liên kết cung ứng thịt lợn cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tập trung: (1) Rà soát, nâng cấp các trang trại chăn nuôi từ quy mô nhỏ lên quy mô vừa, các trang trại quy mô vừa lên quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; (2) Thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết chăn nuôi gia công, liên kết tiêu thụ sản phẩm (Công ty cổ phần chăn nuôi CP, Công ty TNHH Greenfeed, Công ty Mavin, Công ty CJ, Công ty Japha…), các doanh nghiệp chăn nuôi (Phú Hưng, Thành Phú, Nhất Vinh, Hải Đảo, Thagrico…), khu chăn nuôi Nhơn Tân nâng cấp, mở rộng công suất, quy mô đàn; (3) Tích cực đôn đốc các dự án đầu tư trại chăn nuôi lợn cam kết thực hiện đúng tiến độ, nhất là các dự án dự kiến đi vào hoạt động năm 2025. Các địa phương có dư địa đảm bảo đạt được số lợn tăng thêm so với kế hoạch là An Nhơn, Phù Cát, Hoài Ân,…
+ Đối với Gà: Đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, gắn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thịt, trứng có chất lượng cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà thả đồi; hình thành và nhân rộng chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng.
- Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp liên kết sản xuất, phát triển chăn nuôi gia công như Công ty Chăn nuôi CP, Greenfeed, Ausfeed, Cao Khanh,…; đồng thời, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất con giống như Minh Dư, Cao Khanh, Thagrico, Phú Hưng, Thành Phú,… sản xuất con giống chất lượng đảm bảo cung ứng đủ cho người chăn nuôi trong tỉnh và xuất ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu.
- Đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư các dự án phát triển chăn nuôi đã được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện đầu tư xây dựng, cam kết đúng tiến độ, sớm đưa vào hoạt động. Xúc tiến, ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi tại các vùng trung du, miền núi, các khu vực có điều kiện phù hợp để phát triển chăn nuôi.
- Hướng dẫn thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi đúng quy định, ứng dụng các loại công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến chế phẩm nuôi trồng thủy sản,... góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường theo hướng kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải.
3. Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi
a) Xây dựng kế hoạch cụ thể, thống nhất các chỉ tiêu với các địa phương, tập trung nguồn lực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi: Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ; Chính sách phát triển chăn nuôi gà thả đồi tại các huyện Trung du, miền núi; Chính sách xây dựng cơ sở chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung; Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
b) Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về hỗ trợ phát triển chăn nuôi.
4. Phòng, chống dịch bệnh vật nuôi
- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng, tăng cường công tác kiểm soát, cảnh báo sớm dịch bệnh động vật và kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2025; Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh động vật nguy hiểm như: bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò và tiêm phòng bổ sung, khép kín đủ mǜi theo quy định đối với gia súc, gia cầm mới phát sinh, đảm bảo duy trì bảo hộ miễn dịch cho đàn vật nuôi, tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% diện tiêm trở lên; kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và hoạt động kiểm tra, phúc kiểm, kiểm soát xuất nhập động vật, sản phẩm động vật tại Trạm Kiểm dịch động vật Cù Mông.
- Hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại tại thành phố Quy Nhơn và các địa phương khác trong tỉnh theo kế hoạch đề ra.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
- Lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA (nếu có).
- Tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng Kế hoạch, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, các đơn vị liên quan của huyện để tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, duy trì kiểm tra tiến độ triển khai tại các địa phương.
b) Tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường trong công tác chỉ đạo, phát triển chăn nuôi; có cơ chế hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, dự án, chính sách của Trung ương, của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi.
c) Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.
2. Sở Nông nghiệp và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; Chủ động kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp cho UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục về đất đai, môi trường để đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trong chăn nuôi.
3. Sở Tài chính:
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Môi trường và các địa phương tổng hợp, xem xét, cân đối, bố trí kinh phí, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí hỗ trợ phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.
4. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi và các sản phẩm từ chăn nuôi tham gia chuỗi cung ứng kết nối tiêu thụ sản phẩm, thương mại điện tử.
5. Đề nghị các tổ chức, hội đoàn thể:
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ hội viên, nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện các hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Trên đây là Kế hoạch Phát triển chăn nuôi năm 2025 trên địa bàn tỉnh; đề nghị các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NĂM 2025
1. Sản phẩm chăn nuôi
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Toàn tỉnh | Kế hoạch chi tiết các địa phương: | ||||||||||
Quy Nhơn | An Nhơn | Hoài Nhơn | Phù Cát | Phù Mỹ | Tuy Phước | Tây Sơn | Hoài Ân | An Lão | Vân Canh | Vĩnh Thạnh | ||||
I | Số lượng đàn vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Đàn bò | con | 320.000 | 3.000 | 34.000 | 32.000 | 54.500 | 59.300 | 16.000 | 49.900 | 26.500 | 10.000 | 15.400 | 19.400 |
- | Đàn lợn | con | 750.000 | 2.900 | 94.500 | 120.000 | 79.000 | 61.500 | 34.300 | 65.000 | 245.000 | 20.000 | 8.800 | 19.000 |
- | Đàn gia cầm | nghìn con | 12.000 | 30 | 1.370 | 1.100 | 2.300 | 1.250 | 2.600 | 1.400 | 1.100 | 125 | 525 | 200 |
| Trong đó: Đàn gà | nghìn con | 10.000 | 12 | 1.200 | 900 | 1.943 | 1.000 | 2.100 | 1.240 | 850 | 115 | 460 | 180 |
II | Sản lượng thịt hơi các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Thịt bò | tấn | 42.500 | 420 | 5.480 | 3.200 | 7.200 | 8.100 | 2.100 | 7.000 | 3.500 | 1.200 | 1.800 | 2.500 |
- | Thịt lợn | tấn | 145.000 | 350 | 18.800 | 17.500 | 18.700 | 11.950 | 6.700 | 12.300 | 48.000 | 3.800 | 1.300 | 5.600 |
- | Thịt gia cầm | tấn | 33.500 | 165 | 4.150 | 4.000 | 6.200 | 3.450 | 7.000 | 3.800 | 2.500 | 365 | 1.520 | 350 |
| Trong đó: Thịt gà | tấn | 29.000 | 145 | 3.500 | 3.400 | 5.600 | 2.800 | 6.200 | 3.250 | 2.200 | 315 | 1.290 | 300 |
* Ghi chú: Để tổng đàn lợn đạt 765.000 con, giúp ngành nông lâm thủy sản tăng 3,8%; các địa phương có dư địa, đảm bảo đạt được số đàn lợn tăng thêm so với kế hoạch là An Nhơn, Phù Cát, Hoài Ân do có các công ty chăn nuôi gia công (An Nhơn), doanh nghiệp lớn (An Nhơn, Phù Cát, Hoài Ân).
2. Phát triển chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô lớn
STT | Địa phương | Số lượng trang trại đến năm 2025 | |
Lớn | Vừa | ||
1 | Huyện Vân Canh | 3 | 3 |
2 | Huyện Vĩnh Thạnh | 1 | 7 |
3 | Huyện Tây Sơn | 6 | 9 |
4 | Huyện Phù Mỹ | 0 | 8 |
5 | Huyện Phù Cát | 4 | 12 |
6 | Huyện Tuy Phước | 2 | 1 |
7 | Huyện Hoài Ân | 5 | 28 |
8 | Thị xã An Nhơn | 23 | 17 |
9 | Thị xã Hoài Nhơn | 1 | 11 |
10 | Huyện An Lão | 0 | 3 |
11 | TP Quy Nhơn | 0 | 1 |
| Tổng | 45 | 100 |
3. Thực hiện chính chính sách lĩnh vực chăn nuôi, thú y
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Toàn tỉnh | Kế hoạch chi tiết các địa phương | ||||||||||
Quy Nhơn | An Nhơn | Hoài Nhơn | Phù Cát | Phù Mỹ | Tuy Phước | Tây Sơn | Hoài Ân | An Lão | Vân Canh | Vĩnh Thạnh | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
1 | Chỉ tiêu phát triển trang trại chăn nuôi công nghệ cao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Chăn nuôi ứng dụng CNC(Lắp đặt hệ thống làm mát, phân phối thức ăn, nước uống tự động, bán tự động) | Trang trại | 14 |
| 4 | 3 | 1 | 1 |
| 1 | 4 |
|
|
|
- | Chứng nhận VietGAHP | Trang trại | 14 |
| 4 | 3 | 1 | 1 |
| 1 | 4 |
|
|
|
2 | Chính sách phát triển chăn nuôi gà đồi | nghìn con | 200 |
|
|
|
|
|
| 50 | 90 | 15 | 15 | 30 |
3 | Xây dựng mới cơ sở giết mổ động vật tập trung | Cơ sở | 8 |
|
| 1 | 1 | 1 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
4 | Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ | Số bò phối giống | 89.650 | 430 | 6.190 | 18.690 | 9.855 | 21.547 | 4.700 | 8.100 | 10.640 | 1.357 | 2.034 | 6.107 |
Kế hoạch 54/KH-UBND phát triển chăn nuôi năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 54/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 25/03/2025
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra