Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Cà Mau, ngày 26 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025;

Trên cơ sở tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2016 - 2020; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, với nội dung cụ thể như sau:

I. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI 05 NĂM 2021 - 2025, CƠ CẤU THU, CHI VÀ KHUNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỔNG THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 05 NĂM 2021 - 2025

1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025

Trong giai đoạn 2021 - 2025, địa phương dự kiến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể như sau:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá hiện hành), bình quân tăng 8,5% - 9%/năm.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Dịch vụ chiếm 43,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8%; ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 25,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,8%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 75,5 - 77,3 triệu đồng vào năm 2025.

- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân đạt 29,7% so với GRDP.

- Thu ngân sách nhà nước 05 năm 32.813.000 triệu đồng.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 05 năm đạt từ 6.750 - 7.500 triệu USD.

- Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021 - 2025 giảm dưới 1%.

- Giải quyết việc làm bình quân 40.000 lao động/năm.

- Có trên 70% đến 75% xã trở lên đạt tiêu chí nông thôn mới.

2. Cơ cấu thu, chi và khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương 05 năm giai đoạn 2021 - 2025

a) Thu ngân sách nhà nước

Dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 là 32.813.000 triệu đồng, tăng 37,27% so với thực hiện 05 năm 2016 - 2020, tốc độ tăng thu bình quân đạt 7,45%/năm, cụ thể:

- Dự toán thu nội địa là 32.300.000 triệu đồng, tăng 36,83% so với ước thực hiện 05 năm giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 30.240.634 triệu đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết thì tổng thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 21.076.634 triệu đồng.

- Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 513.000 triệu đồng, tăng 72,35% so với ước thực hiện 05 năm giai đoạn 2016 - 2020.

b) Chi ngân sách nhà nước

* Chi đầu tư phát triển

- Việc xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến chi phù hợp với định hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị. Phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của địa phương, dự kiến nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; đồng thời, phải tuân thủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công.

- Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quốc gia và dự án, chương trình trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn trả các khoản vốn ứng từ ngân sách nhà nước trước kế hoạch; ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án, chương trình sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 là 15.090.876 triệu đồng (đã loại trừ chi trả các khoản nợ do chính quyền địa phương vay 88.738 triệu đồng), cụ thể:

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước 4.626.272 triệu đồng (đã loại trừ chi trả các khoản nợ do chính quyền địa phương vay là 88.738 triệu đồng), xác định trên cơ sở bố trí tăng 10% qua mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2025;

+ Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 1.656.000 triệu đồng (đã trừ 10% kinh phí thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ), xác định trên cơ sở dự toán thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

+ Chi từ nguồn xổ số kiến thiết 7.324.000 triệu đồng, xác định trên cơ sở dự toán thu tiền xổ số kiến thiết trong giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

+ Chi đầu tư từ nguồn vay lại ngân sách địa phương 1.484.605 triệu đồng, xây dựng trên cơ sở kế hoạch vay 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm các dự án đã ký hiệp định và các dự án đã được phê duyệt chủ trương.

* Chi thường xuyên

- Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với chi thường xuyên các năm trong giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 bằng với dự toán năm 2020 và khả năng tăng thu cân đối ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019.

- Dự toán chi thường xuyên được xây dựng theo hướng triệt để tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết, gắn với kế hoạch tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính, bám sát khung cân đối chi thường xuyên 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 được Bộ Tài chính thông báo.

- Dự kiến bố trí kế hoạch chi thường xuyên 05 giai đoạn 2021 - 2025 là 33.931.656 triệu đồng, tăng 20,93% so với dự toán giai đoạn 05 năm 2016 - 2020.

Để đảm bảo cân đối ngân sách hàng năm nhằm hoàn thành Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định khung cân đối ngân sách địa phương là 49.111.270 triệu đồng.

II. DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Dự báo những tác động đến thu, chi ngân sách địa phương

a) Thu ngân sách nhà nước

- Theo dự báo tình hình kinh tế nước ta và của tỉnh nhà giai đoạn 2021 - 2025 phát triển ổn định, dự báo tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tăng cao hơn giai đoạn 2016 - 2020. Nhưng quy mô nền kinh tế của tỉnh Cà Mau so với cả nước còn nhỏ, chưa tự cân đối thu - chi ngân sách; nguồn thu ngân sách còn hạn chế, thiếu ổn định, vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Đặc biệt, tỉnh Cà Mau tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm trung bình so với cả nước, với đặc thù kinh tế của tỉnh chủ yếu phát triển nông lâm, thủy sản, hầu hết các ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực được ưu đãi, miễn giảm thuế, nên ảnh hưởng đến việc đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước.

- Theo đánh giá trong 05 năm tới, kinh tế của tỉnh Cà Mau có nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp đến sự phát triển ổn định, bền vững của địa phương. Tuy nhiên, với vị trí địa lý quan trọng và những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cà Mau là xuất khẩu thủy sản sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025, là nhân tố quan trọng để ngành Thuế đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách trên địa bàn.

- Theo dự báo một số dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia tiếp tục sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: dự án điện gió, điện năng lượng, Khu Kinh tế Năm Căn, nâng cấp Tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp, các dự án bất động sản,... là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Thu từ Cụm Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là nguồn thu chủ yếu chiếm gần 35% tổng thu ngân sách trên địa bàn, nhưng nguồn thu này đã ổn định, tăng trưởng thấp, giá dầu thế giới không ổn định, hơn nữa sản lượng khí hiện nay đã khai thác hết công suất, do đó thuế phát sinh hàng năm không tăng.

- Chưa có giải pháp hiệu quả để khai thác quỹ đất công, từ đó nguồn thu từ đất chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

b) Chi ngân sách địa phương

- Cà Mau là tỉnh chưa tự cân đối được thu chi ngân sách, phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương gần 50% để đảm bảo nhu cầu chi, nên không chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Do đặc thù, Cà Mau là tỉnh có địa bàn rộng, sông ngòi dày đặc, nền đất yếu nên chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội rất lớn; tuy nhiên, do dân cư phân bổ rộng khắp, các đối tượng chính sách nhiều nên nhu cầu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi cho giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội,... nên tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ chi thường xuyên.

- Tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở, thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp nên địa phương phải bố trí nguồn lực khắc phục, đảm bảo cuộc sống cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế, tình trạng hụt thu trong cân đối kéo dài qua nhiều năm nên rất khó khăn trong việc cân đối thu, chi.

- Để tăng chi đầu tư phát triển thì nguồn thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất là rất quan trọng. Tuy nhiên, do dự toán nguồn thu từ xổ số kiến thiết mỗi năm đều tăng sát với tình hình thực tế; trong khi nguồn thu tiền sử dụng đất không bền vững vì mỗi năm quỹ đất giảm dần, dẫn đến trong tương lai nguồn thu tiền sử dụng đất sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc tăng chi đầu tư phát triển của địa phương.

2. Các giải pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025

Căn cứ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và những thách thức được dự báo cho giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, để thực hiện hoàn thành Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương thì cần tập trung vào các giải pháp sau:

a) Thu ngân sách nhà nước

- Tăng cường công tác phân tích, dự báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; triển khai thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền; chú trọng đến hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền - hỗ trợ để phục vụ người nộp thuế một cách tốt nhất; tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành; tuyên dương kịp thời thành tích của tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, đẩy mạnh việc phát triển hệ thống đại lý thuế.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, trong đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế. Đồng thời, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra chống thất thu theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức khai, nộp, hoàn thuế,... nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu tại các Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử, hiện đại hóa phương thức quản lý thu nộp ngân sách nhà nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu đối với quản lý thu hiện đại ở tất cả các khâu trong quản lý thuế.

- Thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch cải cách giai đoạn 2021 - 2025, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức triển khai kịp thời thủ tục hành chính thuế, quy trình nghiệp vụ do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Triển khai thực hiện Đề án xây dựng, phát triển và khai thác quỹ đất công của tỉnh Cà Mau.

- Tiếp tục vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008; tuyên truyền vận động trên 97% doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử đạt cả 03 tiêu chí; tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; đảm bảo giải quyết kịp thời và hoàn trả đúng hạn, trước hạn theo thời gian cắt giảm từng thủ tục hành chính cho người nộp thuế.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật nội ngành, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

b) Chi ngân sách địa phương

- Tập trung cơ cấu lại ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý nợ công, đảm bảo an toàn và bền vững; thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

- Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế theo đề án đã được phê duyệt.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm; quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình chậm tiến độ phải kịp thời điều chuyển vốn.

- Triệt để tiết kiệm ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước và ngoài nước. Kiên quyết dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30 tháng 6 hàng năm chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân sách.

- Thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiếp tục bố trí nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất như lương); 70% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất) để bổ sung nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

Trên đây là Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau báo cáo, xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (gửi kèm theo các mẫu biểu)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh;
- Các sở: KH&ĐT, TC, CT, KH&CN, TT&TT;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KT (Đ05.01) (01b), M.A05/5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

PHỤ LỤC I

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 26/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn 2016-2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) theo giá hiện hành

Triệu đồng

320.000.000

261.925.800

44.850.000

48.098.000

52.050.000

56.210.000

60.717.800

370.000.000

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

7-7,5

6,6

5,1

7,0

7,0

7,0

7,0

8,5-9

3

Cơ cấu kinh tế

 

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

23,0

29,4

30,2

29,5

29,5

29,2

28,8

25,9

-

Công nghiệp, xây dựng

%

31,0

26,6

27,7

27,0

26,5

26,1

25,6

26,8

-

Dịch vụ

%

42,5

40,1

38,3

39,6

40,2

40,9

41,7

43,5

-

Riêng thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp SP

%

3,5

3,8

3,8

3,8

3,8

3,8

3,8

3,8

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Triệu đồng

96.000.000

68.942.970

10.398.210

11.361.070

18.574.000

13.809.690

14.800.000

110.000.000

 

Tỷ lệ so với GRDP

%

30,0

26,3

23,2

23,6

35,7

24,6

24,4

29,7

-

Vốn ngân sách nhà nước

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Vốn tín dụng

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Vốn doanh nghiệp và dân cư

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

7.500

5.567

982

1.089

1.128

1.168

1.200

6.530-7.500

 

Tốc độ tăng

%

 

 

 

110,86

103,57

103,56

102,74

 

7

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng

%

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Dân số

1.000 người

 

 

1.223

1.226

1.197

1.194

1.196

 

9

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

 

 

36,7

39,2

43,5

47,1

50,8

75,5-77,3

10

Giải quyết việc làm mới

1.000 lao động

190

195

40

38

39

39

39

40

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

50,0

43,8

37,7

40,1

44,0

47,0

50,0

58-60

12

Tỷ lệ hộ nghèo

%

<1

 

7,96

5,96

4,04

2,30

1,80

<1

13

Tỷ lệ giảm hộ nghèo

%/năm

1,50

1,63

1,98

2,00

1,92

1,74

0,50

1,50

14

Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

%

>50

 

25,61

35,37

36,59

42,68

50,00

70-75

15

Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (lũy kế)

>41

 

21

29

30

35

41

>65

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 26/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Mc tiêu giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn 2016-2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

320.000.000

261.925.800

44.850.000

48.098.000

52.050.000

56.210.000

60.717.800

370.000.000

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

22.903.000

23.903.322

4.191.302

4.171.970

4.715.050

5.130.000

5.695.000

32.813.000

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

7,06

2,94

-0,46

13,02

8,80

11,01

 

 

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

7,16

9,13

9,35

8,67

9,06

9,13

9,38

8,87

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Thu nội địa

22.650.000

23.605.668

3.981.634

4.155.066

4.685.968

5.110.000

5.673.000

32.300.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

10-12%/năm

7,91

2,33

4,36

12,78

9,05

11,02

8%/năm

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

1.686.000

2.077.061

230.591

340.218

323.252

340.000

843.000

1.840.000

 

Thu xổ số kiến thiết

4.197.000

4.493.815

682.700

780.591

850.524

1.030.000

1.150.000

7.324.000

II

Thu từ dầu thô (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (nếu có)

253.000

297.654

209.668

16.904

29.082

20.000

22.000

513.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

5-7%/năm

-5,01

16,08

-91,94

72,04

-31,23

10,00

5-7%/năm

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

1,10

1,25

5,00

0,41

0,62

0,39

0,39

1,56

IV

Thu viện trợ (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

C

TỔNG THU NSĐP

44.859.912

48.084.114

7.446.798

8.804.921

10.186.818

10.367.318

11.278.259

59.992.129

 

Tc độ tăng thu NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

21.403.102

22.266.453

3.934.129

3.851.349

4.357.005

4.796.010

5.327.960

30.240.634

 

Tốc độ tăng (%)

 

6,93

2,47

-2,10

13,13

10,08

11,09

7,10

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

23.456.810

25.817.661

3.512.669

4.953.572

5.829.813

5.571.308

5.950.299

29.751.495

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

14.890.788

14.890.788

1.153.228

3.196.428

3.398.277

3.514.957

3.627.898

18.139.490

-

Thu bổ sung có mục tiêu

8.566.022

10.926.873

2.359.441

1.757.144

2.431.536

2.056.351

2.322.401

11.612.005

D

TỔNG CHI NSĐP

37.053.047

41.332.458

6.736.303

7.462.624

9.390.907

8.673.185

9.069.439

49.111.270

 

Tc độ tăng thu NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chi đầu tư phát triển (1)

8.987.827

10.654.369

1.371.127

1.634.663

3.016.225

1.952.257

2.680.097

15.090.876

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

1,19

1,85

0,65

1,37

 

 

Ttrọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chi thường xuyên

28.058.160

30.672.407

5.365.176

5.826.674

6.374.277

6.717.838

6.388.442

33.931.656

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

7.060

5.681

0

1.287

404

3.090

900

88.738

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tng chi NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

 

E

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

786.826

786.826

786.826

770.270

871.401

959.202

1.065.592

1.484.009

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

740.752

740.752

740.752

424.467

198.492

111.894

55.705

46.766

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Trả ngốc vay trong kỳ (năm)

722.870

714.986

316.285

225.975

86.598

56.189

29.939

71.657

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

128.500

29.939

 

 

 

 

29.939

 

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tính

594.370

685.047

316.285

225.975

86.598

56.189

 

71.657

IV

Tổng mức vay trong kỳ (năm)

722.870

21.000

0

0

0

0

21.000

1.484.605

-

Vay để bù đắp bội chi

594.370

 

 

 

 

 

 

1.484.605

-

Vay để trả nợ gốc

128.500

21.000

 

 

 

 

21.000

 

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

740.752

46.766

424.467

198.492

111.894

55.705

46.766

1.459.714

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2020 về tài chính 05 năm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 52/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 26/05/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Lâm Văn Bi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/05/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản