Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 519/KH-UBND | Điện Biên, ngày 07 tháng 03 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 4177/QĐ-BYT, ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2017 - 2020; Chỉ thị số 06/CT-BYT , ngày 11/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 03/10/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh trên địa bàn tỉnh;
Tiếp theo Kế hoạch số 1547/KH-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và thực hiện các biện pháp dự phòng có hiệu quả, ưu tiên các vùng khó khăn, nhằm giảm sự khác biệt trong sử dụng và tiếp cận dịch vụ làm mẹ an toàn (LMAT) và chăm sóc sơ sinh (CSSS), chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ; góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030; Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Điện Biên giai đoạn 2016- 2020, và chỉ tiêu về sức khỏe bà mẹ trẻ em trong các Mục tiêu phát triển bền vững.
2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến 2020
a) Mục tiêu cụ thể 1: Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn/đặc biệt khó khăn/vùng dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe và tử vong mẹ giữa các huyện trong tỉnh.
- Giảm tỷ số tử vong mẹ từ 52,9/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2017) xuống còn < 52/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén từ 63,5% (năm 2017) lên 75% (năm 2020), trong đó tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ tăng từ 29,9% (năm 2017) lên 35% (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván từ 86,9% (năm 2017) lên > 95% (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ từ 85% (năm 2017) lên 90% (năm 2020), trong đó tỷ lệ phụ nữ đẻ do người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ tăng từ 53,6% (năm 2017) lên 65% (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh từ 92,7% (năm 2017) lên 95% (năm 2020), trong đó chăm sóc tuần đầu sau đẻ tăng từ 83,5% (năm 2017) lên 85% vào năm 2020.
- Tăng tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15-49 có chồng đang áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại từ 67% (năm 2017) lên 71,9% (năm 2020).
- Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai 28% (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV từ 76,3% (năm 2017) lên 78% (năm 2020).
b) Mục tiêu cụ thể 2: Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, ưu tiên những vùng khó khăn/đặc biệt khó khăn nhằm thu hẹp sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe và tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em giữa các huyện trong tỉnh.
- Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh từ 9,4‰ (năm 2017) xuống còn 7,5‰ (năm 2020).
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 31,7‰ (năm 2017) xuống còn 14‰ (năm 2020).
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi từ 37,7‰ (năm 2017) xuống còn 16‰ (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu từ 31,5% (năm 2017) lên 38% (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau đẻ từ 83,4% (năm 2017) lên 85% (năm 2020).
- Tỷ lệ trẻ 0-24 tháng tuổi được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý tăng từ 72% (năm 2017) lên 85% (năm 2020).
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 28,2% (năm 2017) xuống còn 26,5% (năm 2020).
- Giảm tỷ lệ SDD nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 17,6% (năm 2017) xuống còn 10% (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ trẻ 0-59 tháng tuổi nghi ngờ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh từ 88,1% (năm 2017) lên 95% (năm 2020).
- Tăng tỷ lệ trẻ <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin từ 93,3% (năm 2017) lên ≥ 95% (năm 2020).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC CAN THIỆP THIẾT YẾU
1. Đối tượng can thiệp
- Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ trong thời gian mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em đến hết 5 tuổi, người chăm sóc trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi và cộng đồng, ưu tiên những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
- Cán bộ y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở tất cả các tuyến tập trung vào tuyến y tế cơ sở.
- Cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở tất cả các tuyến.
2. Các can thiệp thiết yếu
2.1. Chăm sóc trước khi mang thai (Kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng).
2.2. Chăm sóc trong khi mang thai (quản lý thai, tiêm chủng).
2.3. Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.
2.4. Dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con.
2.5. Chăm sóc trong và ngay sau sinh, bao gồm: chăm sóc thiết yếu sớm bà mẹ và trẻ sơ sinh; chăm sóc và điều trị sơ sinh đến đủ 28 ngày; chăm sóc bà mẹ sau sinh đến 42 ngày.
2.6. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ từ 0-24 tháng tuổi (nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, bổ sung vitamin, vi chất...).
2.7. Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh, dự phòng, điều trị các bệnh thông thường ở trẻ nhỏ như tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, sốt xuất huyết, bệnh tay-chân- miệng, sốt rét - ở vùng sốt rét lưu hành...
2.8. Sàng lọc đánh giá sự phát triển về tâm thần và vận động nhằm phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các trạng thái chậm phát triển và rối nhiễu ở trẻ nhỏ.
2.9. Tiêm chủng cho bà mẹ, trẻ em.
1. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, khoa học và công nghệ
- Tăng cường cơ sở vật chất cho tuyến xã, đặc biệt các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực có đỡ đẻ ở vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn; nâng cấp, xây mới hoặc bố trí phòng đẻ riêng và cung cấp, bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị còn thiếu.
Duy trì nguồn cung các thuốc cần thiết cho phụ nữ có thai, bà mẹ và cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt là các thuốc cấp cứu ở tuyến xã;
- Bổ sung đồng bộ trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, nâng cấp cơ sở vật chất, kết hợp với đào tạo cán bộ cho các bệnh viện đa khoa huyện có khó khăn về địa lý để có đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa toàn diện và triển khai, duy trì hoạt động của đơn nguyên sơ sinh;
- Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản để có thể thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao theo Thông tư số 59/TT-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
- Cập nhật, tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, các gói trang thiết bị, gói vật tư tiêu hao theo các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các tuyến;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thích ứng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, đồng thời đánh giá hiệu quả của các mô hình can thiệp nhằm rút kinh nghiệm cho việc nhân rộng.
2. Nhóm giải pháp đảm bảo tài chính, đổi mới phương pháp chi trả nhằm tăng khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh và trẻ em từ ngân sách trung ương thông qua dự án hỗ trợ có mục tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đồng thời, huy động thêm từ ngân sách địa phương, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cũng như các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sơ sinh và chăm sóc trẻ nhỏ;
- Triển khai thực hiện việc thanh toán bảo hiểm y tế và thanh toán BHYT theo gói dịch vụ (bao gồm các gói: chăm sóc trước khi có thai, chăm sóc khi mang thai, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong khi sinh, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh cho đến 24 giờ sau sinh, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh từ 24 giờ đến 42 ngày sau sinh và chăm sóc trẻ em từ 42 ngày sau sinh đến 6 tuổi) khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực chuyên ngành và nâng cao năng lực chuyên môn phụ sản/nhi - sơ sinh cho y tế các tuyến
- Đối với các thôn, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn:
+ Tăng cường nhân lực chăm sóc hộ sinh cho các thôn, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao thông qua mở rộng hình thức đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản, ưu tiên lựa chọn nữ nhân viên y tế thôn bản, người dân tộc thiểu số để đào tạo thành cô đỡ thôn bản.
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đội ngũ cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số được hưởng các đãi ngộ như y tế thôn bản.
- Đối với tuyến xã:
+ Bổ sung số lượng nhân lực sản, nhi, đảm bảo 100% các trạm y tế xã có Y sỹ sản nhi hoặc Nữ hộ sinh; Đồng thời, tăng cường đào tạo lại và đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành cho cán bộ trực tiếp làm công tác đỡ đẻ tại tuyến y tế cơ sở, nhất là tại các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, ưu tiên các cơ sở có đỡ đẻ tại các vùng khó khăn về địa lý.
+ Tăng cường đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên y tế đang làm công tác đỡ đẻ nhằm đạt được các tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹ năng.
- Đối với tuyến huyện:
+ Rà soát, bổ sung số lượng bác sỹ chuyên khoa thông qua hình thức tuyển dụng, luân chuyển bác sỹ chuyên khoa sản, nhi của tuyến tỉnh cho tuyến huyện; đào tạo Bác sỹ đa khoa thành Bác sỹ chuyên khoa định hướng sản và nhi, đặc biệt ưu tiên các huyện có khó khăn về địa lý.
+ Tăng cường đào tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên cho tuyến dưới theo hình thức cầm tay chỉ việc. Áp dụng phương thức đưa hộ sinh, điều dưỡng ở tuyến xã làm việc quay vòng ở bệnh viện huyện nhằm duy trì và tăng cường năng lực;
+ Tăng cường đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác đỡ đẻ để đạt được tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹ năng, ưu tiên các huyện có khó khăn về địa lý.
+ Tập trung đào tạo cán bộ theo kíp đáp ứng yêu cầu của từng gói dịch vụ kỹ thuật về cấp cứu, hồi sức sản khoa và chăm sóc sơ sinh (phẫu thuật cấp cứu sản khoa; truyền máu an toàn; chăm sóc, điều trị, cấp cứu và hồi sức sơ sinh).
- Đối với tuyến tỉnh: Tăng cường bố trí nhân lực theo số giường bệnh, đặc biệt là nhân lực điều dưỡng và hộ sinh cho Khoa Sản và Khoa Nhi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
4. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý, thực hiện cơ chế chính sách có liên quan đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản về lập kế hoạch triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các tuyến.
Tăng cường giám sát hỗ trợ, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về làm mẹ an toàn, cấp cứu, hồi sức sản khoa, chăm sóc, cấp cứu, hồi sức sơ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ... của các cơ sở y tế, bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân.
Củng cố, kiện toàn Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và bộ phận chỉ đạo tuyến của Bệnh viện đa khoa tỉnh để đào tạo, chỉ đạo tuyến cho tuyến y tế cơ sở về lĩnh vực Sản - Nhi; tiếp tục thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ y tế từ tuyến tỉnh xuống tuyến huyện; Xây dựng, hoàn thiện quy trình và tổ chức chuyển giao các gói kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện, đảm bảo bệnh viện tuyến huyện tự thực hiện được các kỹ thuật chuyển giao;
Tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và phối hợp hành động giữa các ngành, các tổ chức liên quan, các địa phương, các đối tác phát triển trong, ngoài tỉnh và các tổ chức quốc tế trong việc triển khai các mô hình can thiệp có hiệu quả về làm mẹ an toàn, cấp cứu, hồi sức sản khoa, chăm sóc, cấp cứu, hồi sức sơ sinh và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ;
Tiếp tục thực hiện việc triển khai hệ thống đăng ký, cấp chứng chỉ, cấp phép hoạt động nhằm tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh sản phụ khoa và nhi khoa;
Trường Cao đẳng Y tế tiếp tục rà soát, cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo, đào tạo lại hộ sinh, điều dưỡng nhi. Thực hiện chế độ đào tạo cập nhật thường xuyên bắt buộc cho cán bộ y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản về làm mẹ an toàn, cấp cứu, hồi sức sản khoa, chăm sóc, cấp cứu, hồi sức sơ sinh và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo quy định.
5. Nhóm giải pháp tăng cường truyền thông và tuyên truyền vận động
Đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng của công tác làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh cho cấp ủy, chính quyền các cấp. Huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia vào vận động chính sách, nguồn lực và môi trường xã hội thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Tăng cường các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông cho cộng đồng về: Kiến thức, thực hành tốt trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tính sẵn có và chất lượng của dịch vụ; chế độ chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử. Ứng dụng các loại hình truyền thông mới như internet, SMS, mạng xã hội, truyền hình tương tác, phát thanh tương tác, sân khấu tương tác;
Tiếp tục chú trọng truyền thông thay đổi hành vi thông qua đội ngũ truyền thông viên trực tiếp tại cộng đồng. Kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại các cơ sở cung cấp dịch vụ. Đào tạo kỹ năng truyền thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng, tăng cường kết nối giữa truyền thông và cung cấp dịch vụ;
Phối hợp với các ban/ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình truyền thông đến các nhóm đối tượng ưu tiên;
Truyền thông giáo dục y đức, nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nhân viên Ngành Y tế.
6. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và cải thiện chất lượng báo cáo thống kê y tế
- Thực hiện bộ chỉ số, công cụ theo dõi, đánh giá về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản theo quy định; huấn luyện/đào tạo cho đội ngũ làm công tác thống kê, báo cáo các tuyến nhằm nâng cao chất lượng báo cáo;
- Triển khai thực hiện hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá tiến độ triển khai các can thiệp về sức khỏe bà mẹ - trẻ em trên địa bàn theo quy định của chương trình, đặc biệt là về làm mẹ an toàn như: cấp cứu, hồi sức sản khoa, chăm sóc, cấp cứu, hồi sức sơ sinh, giám sát và đáp ứng tử vong mẹ và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ;
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc thực hiện tin học hóa hệ thống thống kê báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe sinh sản.
- Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tử vong mẹ, chuyển đổi cách tiếp cận từ “thẩm định” sang “giám sát và đáp ứng” theo hướng chú trọng hơn vào thông tin phản hồi và đáp ứng kịp thời theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng tới việc triển khai thường quy về giám sát và đáp ứng tử vong mẹ. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban thẩm định tử vong mẹ ở tuyến tỉnh và huyện. Tăng cường chia sẻ thông tin thu được từ hoạt động thẩm định tử vong mẹ.
- Từng bước triển khai khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin nhằm trao đổi thông tin, đào tạo, hội chẩn, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới tại các cơ sở y tế.
- Đào tạo cán bộ y tế cơ sở về ứng dụng và tư vấn cho bệnh nhân sử dụng một số phần mềm tự theo dõi sức khỏe, phát hiện nguy cơ bằng điện thoại di động, máy tính.
- Tiếp tục triển khai sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn.
7. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao tính sẵn có và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, chú trọng phát triển các dịch vụ chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ
- Tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Y tế về phân tuyến và chuyển tuyến chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kỹ thuật ở tuyến dưới đồng thời hạn chế tình trạng vượt tuyến, chuyển tuyến không cần thiết;
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định hiện hành, đặc biệt là về cấp cứu, hồi sức sản khoa, chăm sóc, cấp cứu, hồi sức sơ sinh và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ để phổ biến áp dụng trong các cơ sở y tế;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật, kết hợp với ưu tiên xây dựng và hỗ trợ hệ thống chuyển tuyến thích hợp. Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở: Đảm bảo thực hiện chăm sóc sản khoa và sơ sinh thiết yếu cơ bản ở các trạm y tế xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Ở khu vực trị trấn, phường hoặc gần cơ sở y tế tập trung vào các dịch vụ dự phòng như: quản lý thai, chăm sóc sau sinh, phòng chống các bệnh mạn tính không lây ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai; tiêm chủng, sàng lọc phát hiện các trường hợp chậm phát triển tâm thần, vận động ở trẻ em, tư vấn truyền thông, giáo dục sức khỏe...
Ở tuyến huyện: Tập trung tăng cường các dịch vụ cấp cứu sản khoa, nhi khoa, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lâm sàng, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã bằng nhiều hình thức bao gồm cả đội lưu động.
Tuyến tỉnh tập trung tăng cường các dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán ung thư, chẩn đoán và điều trị vô sinh, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến huyện và xã.
- Thực hiện đúng quy trình khám thai, theo dõi chặt chẽ trong quá trình chuyển dạ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ để xử trí kịp thời; Thực hiện thường quy chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bảo đảm cấp cứu, chuyển tuyến an toàn, kịp thời hoặc mời y tế tuyến trên xuống hỗ trợ tại chỗ trong các trường hợp cần thiết. Thực hiện nghiêm quy định kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Thực hiện tốt việc chăm sóc, theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh ngày đầu và tuần đầu sau đẻ đặc biệt là theo dõi tích cực trong 6 giờ đầu nhằm phát hiện sớm những bất thường của cả mẹ và con để xử trí kịp thời. Bảo đảm cho trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K1, tiêm vắc xin phòng viêm gan B và các loại vắc xin khác thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng;
- Từng bước triển khai việc sàng lọc đánh giá sự phát triển toàn diện nhằm phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các trạng thái chậm phát triển hoặc rối loạn ở trẻ nhỏ về: vận động, nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, hành vi, giao tiếp, khiếm thính, khiếm thị...;
- Tăng cường sự phối hợp giữa chuyên khoa sản với chuyên khoa nhi, hồi sức cấp cứu và các chuyên khoa khác có liên quan (lây nhiễm, tim mạch, nội tiết, dinh dưỡng) trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt trong việc xử lý cấp cứu, hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ;
- Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực thực hành theo hướng cầm tay chỉ việc, đào tạo theo kíp, theo địa chỉ, theo nhu cầu. Chú trọng nâng cao kỹ năng tư vấn và giáo dục cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dự phòng và phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản;
- Đẩy mạnh thực hiện liên kết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm từ cha mẹ sang con, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
- Thí điểm áp dụng các cách tiếp cận mới trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản khi có hướng dẫn của Bộ Y tế, như: Cung cấp dịch vụ theo gói dịch vụ, thực hiện hình thức nhượng quyền xã hội, chi trả trước, chi trả theo kết quả đầu ra trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản... nhằm đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng;
- Áp dụng các mô hình/can thiệp đã được chứng minh có hiệu quả cao cho phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương, như: Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế; chuyển tuyến dựa vào cộng đồng; đội cấp cứu, phẫu thuật lưu động; chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo; duy trì, mở rộng mô hình đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện huyện; giúp trẻ thở; ổn định trẻ sơ sinh; Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh; đẩy mạnh triển khai đồng bộ các thành tố của chiến lược lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI) bao gồm cả nội dung chăm sóc trẻ nhỏ từ 0-7 ngày tuổi; Mô hình “Tình Chị em”;
Thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2020.
V. DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng nhu cầu vốn sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 là 43.541 triệu đồng, trong đó:
Nhu cầu vốn của giai đoạn 2018-2020 là 26.745 triệu đồng.
2. Dự kiến nguồn vốn
a) Ngân sách Trung ương: 11.832 triệu đồng.
b) Hỗ trợ từ ngân sách địa phương (chi thường xuyên): 7.413 triệu đồng.
(Được cân đối chung trong dự toán chi thường xuyên sự nghiệp y tế được giao cho ngành hàng năm).
c) Nguồn ODA, phi chính phủ và nguồn vốn hợp pháp khác: 7.500 triệu đồng.
(Chi tiết như Phụ lục 02 đính kèm).
1. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; huy động các nguồn viện trợ, nguồn vốn vay, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020; chịu trách nhiệm điều phối, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh cho Ban Chỉ đạo Giảm tử vong trẻ em ngành Y tế tỉnh Điện Biên (đã được thành lập tại Quyết định số 226/QĐ-SYT ngày 29/5/2013 của Sở Y tế).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch này theo kế hoạch hàng năm; Huy động các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn vốn khác bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện kế hoạch hàng năm.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế đưa nội dung giáo dục về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vào các trường học, xây dựng mạng lưới truyền thông, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho học sinh và sinh viên.
6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức y tế trên địa bàn.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo chính sách y tế cho các đối tượng phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ phỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế thực hiện hiệu quả công tác kết hợp quân dân y trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội trên địa bàn tỉnh, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em góp phần củng cố an ninh, quốc phòng tại mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh.
9. Công an tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế; đảm bảo an ninh nội bộ ngành y tế của tỉnh. Chủ động phát hiện đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi lợi dụng việc triển khai chương trình, dự án y tế, nhất là các dự án có yếu tố nước ngoài để xâm hại an ninh trật tự.
10. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác y tế nói chung; tuyên truyền công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tại vùng dân tộc thiểu số.
11. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về công tác y tế; tuyên truyền công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tại cộng đồng, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội khác phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và huy động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em nói riêng; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; và triển khai thực hiện Quy hoạch thuộc các lĩnh vực liên quan.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn; tiếp tục ưu tiên đưa các mục tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và 5 năm; tăng cường đầu tư nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu thuộc địa phương quản lý. Chỉ đạo Phòng Y tế và các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND các xã trên địa bàn quản lý phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch tại địa phương; hằng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2018 - 2020 tỉnh Điện Biên. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các nội dung, yêu cầu./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC CHỈ TIÊU CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH, TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016-2020, TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 519/KH-UBND ngày 07 tháng 03 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | CHỈ TIÊU/CHỈ SỐ | Đơn vị | Thực hiện 2017 | Mục tiêu đến 2020 | |
Toàn quốc | Điện Biên | ||||
I | CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ: |
|
|
|
|
1 | Tỷ số chết mẹ | 100.000 trẻ đẻ sống | 52,9 | 52 | <52 |
2 | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 kỳ thai nghén | % | 63,5 | 92 | 75 |
| Trong đó: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 kỳ thai nghén | % | 29,9 | 85 | 35 |
3 | Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván | % | 86,9 | 98 | 95 |
4 | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ | % | 85,0 | ≥98 | 90 |
| Trong đó: Do người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ | % | 53,6 | 80 | 65 |
5 | Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh | % | 92,7 | 95 | 95 |
| Trong đó được chăm sóc tuần đầu | % | 83,5 | 85 | 85 |
6 | Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15-49 có chồng đang áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại | % | 67 | 71,9 | 71,9 |
7 | Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai | % | Chưa có điều tra | 28 | 28 |
8 | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV | % | 76,3 | 60 | 78 |
II | CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM: |
|
|
|
|
1 | Tỷ suất tử vong sơ sinh | 1.000 trẻ đẻ sống | 9,4 | <10 | 7,5 |
2 | Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi | 1.000 trẻ đẻ sống | 31,7 | 14 | 14 |
3 | Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi | 1.000 trẻ đẻ sống | 37,7 | 20,4 | 16 |
4 | Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu | % | 31,5 | 30 | 38 |
5 | Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau đẻ | % | 83,4 | 85 | 85 |
6 | Tỷ lệ trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý | % | 72 | 90 | 85 |
7 | Tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em < 5 tuổi (chiều cao/tuổi) | % | 28,2 | 21,8 | 26,5 |
8 | Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em < 5 tuổi (cân nặng/tuổi) | % | 17,6 | 12 | 10 |
9 | Tỷ lệ trẻ 0-59 tháng tuổi nghi ngờ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh | % | 88,1 | 95 | 95 |
10 | Tỷ lệ trẻ < 1 tuổi Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin | % | 93,3 | ≥95 | ≥95 |
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH, TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2018-2020, TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 519/KH- UBND ngày 07 tháng 03 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
ĐVT: Triệu đồng
STT | Danh mục | TH NĂM 2016 | TH NĂM 2017 | GIAI ĐOẠN 2018-2020 | |||||||||||||||||||||
TỔNG SỐ | KH NĂM 2018 | KH NĂM 2019 | KH NĂM 2020 | ||||||||||||||||||||||
Tổng số | TW | Hỗ trợ từ ĐP | Hỗ trợ, Viện trợ | Tổng số | TW | Hỗ trợ từ ĐP | Hỗ trợ, Viện trợ | Tổng số | TW | Hỗ trợ từ ĐP | Hỗ trợ, Viện trợ | Tổng số | TW | Hỗ trợ từ ĐP | Hỗ trợ, Viện trợ | Tổng số | TW | Hỗ trợ từ ĐP | Hỗ trợ, Viện trợ | Tổng số | TW | Hỗ trợ từ ĐP | Hỗ trợ, Viện trợ | ||
| TỔNG CỘNG: | 5.688 | 2.431 | 777 | 2.480 | 11.108 | 6.137 | 2.471 | 2.500 | 26.745 | 11.832 | 7.413 | 7.500 | 8.915 | 3.944 | 2.471 | 2.500 | 8.915 | 3.944 | 2.471 | 2.500 | 8.915 | 3.944 | 2.471 | 2.500 |
A | Nhu cầu kinh phí để thực hiện công tác CSSK bà mẹ: | 4.950 | 2.051 | 419 | 2.480 | 9.170 | 5.176 | 1.494 | 2.500 | 21.435 | 9.453 | 4.482 | 7.500 | 7.145 | 3.151 | 1.494 | 2.500 | 7.145 | 3.151 | 1.494 | 2.500 | 7.145 | 3.151 | 1.494 | 2.500 |
1 | Hoạt động CSSK sinh sản; | 2.730 | 170 | 80 | 2.480 | 3.162 | 571 | 91 | 2.500 | 8.703 | 930 | 273 | 7.500 | 2.901 | 310 | 91 | 2.500 | 2.901 | 310 | 91 | 2.500 | 2.901 | 310 | 91 | 2.500 |
2 | Hoạt động về Dân số - KHHGH | 2.220 | 1.881 | 339 | - | 6.008 | 4.605 | 1.403 | - | 12.732 | 8.523 | 4.209 | - | 4.244 | 2.841 | 1.403 | - | 4.244 | 2.841 | 1.403 | - | 4.244 | 2.841 | 1.403 | - |
B | Nhu cầu kinh phí để thực hiện công tác CSSK trẻ em; | 738 | 380 | 358 | - | 1.938 | 961 | 977 | - | 5.310 | 2.379 | 2.931 | - | 1.770 | 793 | 977 | - | 1.770 | 793 | 977 | - | 1.770 | 793 | 977 | - |
1 | Tiêm chủng mở rộng | 454 | 143 | 311 | - | 1.175 | 425 | 750 | - | 3.171 | 921 | 2.250 | - | 1.057 | 307 | 750 |
| 1.057 | 307 | 750 | - | 1.057 | 307 | 750 | - |
2 | Hoạt động Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em | 284 | 237 | 47 |
| 763 | 536 | 227 |
| 2.139 | 1.458 | 681 | - | 713 | 486 | 227 |
| 713 | 486 | 227 |
| 713 | 486 | 227 |
|
- 1Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2017 chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020
- 2Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt" tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015
- 3Kế hoạch 3991/KH-UBND năm 2017 về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020
- 4Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6Quyết định 1445/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2020
- 7Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018-2020
- 8Quyết định 136/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế, tỉnh Đắk Nông
- 9Quyết định 1175/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025
- 1Thông tư 59/2015/TT-BYT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Kế hoạch 1547/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Quyết định 4177/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2017 chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt" tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015
- 6Kế hoạch 3991/KH-UBND năm 2017 về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020
- 7Chỉ thị 06/CT-BYT năm 2017 về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh do Bộ Y tế ban hành
- 8Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 10Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Quyết định 1445/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2020
- 12Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018-2020
- 13Quyết định 136/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế, tỉnh Đắk Nông
- 14Quyết định 1175/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 519/KH-UBND năm 2018 về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 519/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/03/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra