Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5024/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Thực hiện các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: số 273/QĐ-BNV ngày 10/4/2024 về việc phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số 272/QĐ-BNV ngày 10/4/2024 về việc phê duyệt và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2023,

Chỉ số cải cách hành chính - PAR Index - của tỉnh Lâm Đồng năm 2023 đạt 86,02/100 điểm, xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố, giảm 31 hạng so với năm 2022 (năm 2022 đạt 86,72 điểm, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS năm 2023 đạt 80,38%, xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố (giữ nguyên thứ hạng so với năm 2022).

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính (sau đây viết tắt là CCHC) và nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác CCHC giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

b) Xác định rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Chỉ số CCHC năm 2023 để đề ra nhiệm vụ, giải pháp cải thiện các Chỉ số thành phần, góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC của địa phương.

c) Nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân, doanh nghiệp đối với tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước; tính hiệu quả, đồng bộ trong xây dựng và thực thi chính sách pháp luật trên địa bàn tỉnh.

d) Nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; phấn đấu cải thiện, nâng vị trí xếp hạng Chỉ số CCHC của tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo.

2. Yêu cầu:

a) Việc thực hiện kế hoạch nâng cao Chỉ số CCHC phải gắn với thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch CCHC năm 2024 và cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

b) Người đứng đầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là CBCCVC) không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công tác CCHC nói chung và nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh nói riêng.

c) Xác định rõ việc cải thiện và nâng cao Chỉ số CCHC là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành; trong đó, các cơ quan được giao chủ trì các lĩnh vực công tác CCHC giữ vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện.

d) Các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục, nâng cao chỉ số CCHC gắn với Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “Đẩy mạnh CCHC trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” giai đoạn 2021 - 2025; chú trọng việc đề xuất, đăng ký áp dụng và đánh giá tác động nhằm nhân rộng những giải pháp, sáng kiến, cách làm sáng tạo trong công tác CCHC trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thủ trưởng/Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương xây dựng các giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế qua kết quả thẩm định, đánh giá công tác CCHC tỉnh Lâm Đồng năm 2023 do Bộ Nội vụ chủ trì công bố (bao gồm kết quả thống kê điều tra xã hội học đối với tỉnh Lâm Đồng năm 2023) theo phụ lục chi tiết đính kèm Kế hoạch này.

2. Ban chỉ đạo CCHC các sở, ban, ngành; Ban chỉ đạo Cải cách hành chính và Chuyển đổi số UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, chỉ số CCHC và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 và các năm tiếp theo tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc/Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Giám đốc/Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh:

a) Chỉ đạo quyết liệt và thực hiện có hiệu quả công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xây dựng kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế và triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo kế hoạch này.

b) Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện, thống kê số liệu liên quan gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để tổng hợp.

2. Sở Tư pháp: Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, triển khai có hiệu quả các nội dung trong công tác Cải cách thể chế của tỉnh.

3. Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh): Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh theo các chương trình, kế hoạch đã đề ra.

4. Sở Tài chính: Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, triển khai có hiệu quả các nội dung trong công tác Cải cách tài chính công của tỉnh.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, triển khai có hiệu quả các nội dung trong công tác chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Nội vụ:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; cụ thể hóa, hoàn thành 100% các nhiệm vụ được đề ra tại kế hoạch CCHC năm 2024 và các năm tiếp theo.

b) Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, triển khai có hiệu quả các nội dung trong công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi, đôn đốc, triển khai có hiệu quả các nội dung CCHC thuộc lĩnh vực phụ trách (mức độ thu hút đầu tư, thực hiện thu ngân sách,...) thuộc tiêu chí đánh giá về tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giao Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế phát sinh (nếu có) nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác CCHC trên địa bàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Thành viên BCĐ CCHC tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND cấp huyện, cấp xã;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các đơn vị SNCL thuộc UBND tỉnh;
- Báo, Đài PT-TH Lâm Đồng;
- LĐVP, TTPVHCC;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Hiệp

 

 

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2024 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Kế hoạch số 5024/KH-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Lĩnh vực/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

Điểm chuẩn năm 2023

Điểm thẩm định năm 2023

Điểm bị mất

Nguyên nhân

Giải pháp

Cơ quan thực hiện

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CCHC

9,5

9,0012

0,4988

 

 

 

 

 

1.3.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

1,00

0,6266

0,3734

Tỷ lệ xử lý các vấn đề của các cơ quan, địa phương được kiểm tra CCHC năm 2023 đạt 44/79 vấn đề, tỷ lệ đạt: 62,6582%.

Ngoài các nội dung phải thực hiện khắc phục đảm bảo 100% kiến nghị, yêu cầu của Đoàn kiểm tra. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ khác trong công tác CCHC. Tránh báo cáo chung chung, không cụ thể

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ

Các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra năm 2024 và các năm tiếp theo

Quý III, Quý IV năm 2024

1.6

Đối thoại của lãnh đạo tỉnh với người dân, doanh nghiệp

1,00

0,9014

0,0986

Công tác tổ chức tiếp người dân, doanh nghiệp đạt 0,5/0,5 điểm. Tuy nhiên, mức độ xử lý đề xuất, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp: đã xử lý xong 57/71 kiến nghị (80,2717%) nên chỉ đạt 0,4014 điểm (tiếp nhận 71 lượt kiến nghị, đã xử lý xong 57 kiến nghị, 11 kiến nghị đã có văn bản trả lời và đang tiếp tục xử lý, 03 kiến nghị chưa có văn bản trả lời). Kết quả cụ thể theo mục I trang 1, mục 2 trang 9, mục 3 trang 11 và Phụ lục kèm theo Báo cáo số 05/BC-TTXT ngày 16/01/2024 của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng về Kết quả giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các buổi tiếp và làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2023

Tiếp tục duy trì công tác đối thoại, giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp và của các nhà đầu tư, nhất là về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư. Các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát giải quyết dứt điểm, hiệu quả những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp hoặc các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp đã phản ánh

- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

Thực hiện thường xuyên và theo kế hoạch năm 2024

1.7

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

1,50

1,4732

0,0268

Căn cứ Báo cáo số 66/BC-VPCP ngày 03/01/2024 của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao: Trong năm 2023, tỉnh Lâm Đồng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 168 nhiệm vụ, đến thời điểm báo cáo, tỉnh đã hoàn thành 159 nhiệm vụ, 9 nhiệm vụ đã hoàn thành nhưng muộn so với tiến độ.

Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Phấn đấu thực hiện đảm bảo đúng và vượt tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ

Văn phòng UBND tỉnh

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh

Trong năm 2024

2

CẢI CÁCH THỂ CHẾ

6

6

0

 

Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác Cải cách thể chế

 

 

 

3

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

13,0

12,9107

0,0893

 

 

 

 

 

3.2.3

Công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

1,00

0,9817

0,0183

- Số hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) đã đồng bộ, công khai/ Tổng số hồ sơ TTHC phải đồng bộ, công khai trên Cổng dịch vụ công (DVC) quốc gia đạt: 881.883/915.386 hồ sơ, tỷ lệ 96,34%. (0,4817 điểm)

- Số hồ sơ TTHC đã công khai kết quả giải quyết trên Cổng DVC của tỉnh/ Tổng số hồ sơ TTHC đã giải quyết trong năm (cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đạt: 905.350/905.350 hồ sơ, tỷ lệ 100%. (0,50 điểm)

100% kết quả giải quyết TTHC được công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC đảm bảo thời gian, đúng theo quy định

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh

Năm 2024 và các năm tiếp theo

3.4.1

Tỷ lệ hồ sơ TTHC do CQCM cấp tỉnh tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

1,50

1,4677

0,0323

Giải quyết TTHC đạt 97,8437% (326.581 hồ sơ đúng hạn/333.718 hồ sơ đã giải quyết trong năm)

Phấn đấu giải quyết TTHC đúng hạn đạt 100% cả bản giấy và trên phần mềm Bộ phận một cửa

Các sở, ban, ngành

Trung tâm phục vụ HCC

Năm 2024 và các năm tiếp theo

3.4.2

Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

1,50

1,4633

0,0367

Giải quyết TTHC đạt 97,5506% (60.338 hồ sơ đúng hạn /61.853 hồ sơ đã giải quyết trong năm)

Phấn đấu giải quyết TTHC đúng hạn đạt 100% cả bản giấy và trên phần mềm Bộ phận một cửa

UBND các huyện, thành phố

Trung tâm phục vụ HCC

Năm 2024 và các năm tiếp theo

3.4.3

Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

1,00

0,998

0,002

Giải quyết TTHC đạt 99,8005% (508.762 hồ sơ đúng hạn /509.779 hồ sơ đã giải quyết trong năm)

Phấn đấu giải quyết TTHC đúng hạn đạt 100% cả bản giấy và trên phần mềm Bộ phận một cửa

UBND các xã, phường, thị trấn

- Trung tâm phục vụ HCC;

- UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 và các năm tiếp theo

4

CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH

6,50

6,0536

0,4464

 

 

 

 

 

4.1.3

Tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021

1,00

0,5536

0,4464

Năm 2023 trên địa bàn tỉnh có 739 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 05 đơn vị so với năm 2022 (Năm 2015, tỉnh Lâm Đồng có 831 đơn vị sự nghiệp công lập).

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện rà soát để:

- Tăng mức tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc;

- Phấn đấu chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập sang đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

- Các sở, ban, ngành

- UBND các huyện, thành phố

Sở Nội vụ, Sở Tài chính

Năm 2024 và các năm tiếp theo

5

CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ

6,00

4,25

1,75

 

 

 

 

 

5.4

Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức

1,50

0,00

1,50

Trong năm 2023, tỉnh Lâm Đồng có lãnh đạo UBND tỉnh và tương đương bị kỷ luật từ khiển trách trở lên, có lãnh đạo cấp sở, ngành, huyện và tương đương; lãnh đạo cấp phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện và tương đương bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.

Thực hiện hoàn thành 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, chú trọng thanh tra công vụ để phát hiện sớm các sai phạm; từ đó, nhắc nhở, chấn chỉnh đội ngũ CBCCVC nhằm hạn chế vi phạm đến mức kỷ luật

- Các sở, ban, ngành

- UBND các huyện, thành phố

- UBND các xã, phường, thị trấn

- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh

Sở Nội vụ

Năm 2024 và các năm tiếp theo

5.6

Tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã

0,50

0,25

0,25

Tỉnh Lâm Đồng là miền núi vùng cao được quy định trình độ từ trung cấp trở lên. Tuy nhiên, tỉnh còn cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn văn hóa. Theo thống kê, có 09 huyện, thành phố có cán bộ chưa đạt chuẩn: Thành phố Đà Lạt: 07 người, thành phố Bảo Lộc: 04 người, huyện Lạc Dương: 05 người, huyện Đơn Dương: 03 người, huyện Đức Trọng: 05 người, huyện Lâm Hà: 01 người, huyện Di Linh: 08 người, huyện Bảo Lâm: 05 người, huyện Cát Tiên: 01 người.

Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở các quy định, hướng dẫn để hoàn thiện quy định trên địa bàn tỉnh. Đối với các trường hợp chưa đảm bảo, đề nghị các địa phương có phương án đào tạo, bồi dưỡng, thay thế để đảm bảo đội ngũ cán bộ đủ chuẩn đề ra.

- Sở Nội vụ (Đã trình Dự thảo sửa đổi Quy định về tiêu chuẩn CBCC)

- UBND các huyện, thành phố (rà soát, chuẩn hóa CBCC cấp xã)

- UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Nội vụ

Năm 2024 và các năm tiếp theo

6

CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

8,00

5,7613

2,2387

 

 

 

 

 

6.1.1

Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước

1,00

0,7632

0,2368

- Số tiền NSNN đã giải ngân trong năm: 5.710,503 tỷ đồng/7.482,777 tỷ đồng phải giải ngân theo kế hoạch, đạt tỷ lệ: 76,3153%. (Theo Văn bản số 1197/BTC-ĐT ngày 30/01/2024 của Bộ Tài chính).

Nghiên cứu các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án; có hình thức phù hợp để kiểm soát tiến độ giải ngân các dự án, góp phần nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm theo quy định. Tổ chức thực hiện tốt công tác quyết toán vốn đầu tư công theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước.

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh

Năm 2024 và các năm tiếp theo

6.1.2

Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN

1,00

0

1,00

Năm 2022 cơ quan có thẩm quyền đã thanh tra, kết luận và xử lý sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, kinh phí tại một số đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra, theo Kết luận số 85/KL-TTr ngày 25/3/2024 của Thanh tra tỉnh về thanh tra công tác đấu thầu và thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” có phát hiện sai phạm (liên quan đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính).

Thực hiện khắc phục các sai phạm đã chỉ ra. Đồng thời, thực hiện đảm bảo đúng quy định đạt 100% việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh

Sở Tài chính (theo dõi thường xuyên)

Năm 2024 và các năm tiếp theo

6.1.3

Thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách

1,00

0,9981

0,0019

- Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước (NSNN) 183.194 triệu đồng.

- Tổng số tiền phải nộp NSNN đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận, kiến nghị 183.536 triệu đồng.

Đạt tỷ lệ: 99,8137% (Theo số liệu do Kho bạc nhà nước cung cấp)

Thực hiện hoàn thành 100% các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách đối với các địa bàn, đơn vị

Sở Tài chính

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các ĐVSNCL thuộc tỉnh

Năm 2024 và các năm tiếp theo

6.3.3

Thực hiện quy định về sử dụng các nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

1,00

0

1,00

Trong năm, có phát hiện sai phạm trong việc sử dụng các nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), thông qua kết quả Thanh tra, kiểm tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Tài chính trong năm 2023, sau thanh tra các đơn vị đều phải thu hồi nộp lại ngân sách nhà nước: Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng, Trung tâm Y tế thành phố Bảo Lộc... Các kiến nghị đã được khắc phục, tuy nhiên theo đánh giá vẫn ghi nhận có sai phạm nên không đạt điểm.

Thực hiện khắc phục các sai phạm đã chỉ ra. Đồng thời, thực hiện đảm bảo đúng quy định đạt 100% việc sử dụng các nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính tại các đơn vị SNCL.

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh

Sở Tài chính (theo dõi thường xuyên)

Năm 2024 và các năm tiếp theo

7

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, SỐ

12,50

11,0151

1,4849

 

 

 

 

 

7.1.2

Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây

1

0,50

0,50

Năm 2023, Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ chưa sẵn sàng để kết nối (các địa phương trong toàn quốc đều được tính 0,5 điểm).

- Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây kết nối với Nền tảng đám mây của Chính phủ ngay khi có hướng dẫn cụ thể từ Chính phủ.

- Tham mưu, kiến nghị các Bộ ngành Trung ương thống nhất Mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với nền tảng phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia, qua đó giảm thiểu sự chồng lấn trong triển khai kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các CSDL/HTTT của địa phương với CSDL/HTTT do Bộ ngành trung ương triển khai.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

Thực hiện sau khi có hướng dẫn cụ thể

7.1.4

Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức

1,00

0,6471

0,3529

Theo thông tin trên NDXP của Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Số dịch vụ dữ liệu có trên NDXP được đưa vào sử dụng chính thức: 11

- Tổng số dịch vụ dữ liệu có trên NDXP: 17

Đạt tỷ lệ: 64,7059%.

Triển khai kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ quốc gia (NDXP) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý thông qua trục LGSP của địa phương và khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia

Sở Thông tin và Truyền thông

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

Sau khi các Bộ, ngành ban ban hành tiêu chí kỹ thuật và chuẩn kết nối

7.3.6

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

1,50

1,2888

0,2112

- Số hồ sơ giải quyết trực tuyến của DVC trực tuyến toàn trình (không sử dụng bản giấy): 179.973 hồ sơ.

- Tổng số hồ sơ giải quyết trong năm của DVC trực tuyến toàn trình (gồm cả trực tuyến và không trực tuyến): 209.465 hồ sơ.

Đạt tỷ lệ: 85,9203%.

Nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình (khai thác triệt để việc thực hiện giải quyết TTHC trực tuyến toàn trình đối với những dịch vụ công toàn trình đã được ban hành thông qua việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện ở lần đầu tiên)

- Các sở, ban, ngành

- UBND các huyện, thành phố

- UBND các xã, phường, thị trấn

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông

Năm 2024 và các năm tiếp theo

7.3.7

Thực hiện thanh toán trực tuyến

1,50

1,0792

0,4208

- Tỷ lệ TTHC được triển khai thanh toán trực tuyến: Số TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến/Tổng số TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính: 377/377 TTHC (đạt 100% = 0,50 điểm).

- Tỷ lệ TTHC có phát sinh giao dịch thanh toán trực tuyến: số TTHC có phát sinh giao dịch thanh toán trực tuyến/Tổng số TTHC đang triển khai thanh toán trực tuyến: 237/377 TTHC (đạt tỷ lệ 62,8647% = 0,3143/0,5 điểm).

- Số hồ sơ có phát sinh giao dịch thanh toán trực tuyến/Tổng số hồ sơ đã giải quyết của các TTHC thuộc phạm vi đánh giá: 292.701/552.266 hồ sơ (đạt tỷ lệ: 52,9789% = 0,2649/0,5 điểm).

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện thanh toán trực tuyến đối với các TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, nghiên cứu, rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền giảm bớt phí, lệ phí có thể trong giải quyết TTHC

- Các sở, ban, ngành

- UBND các huyện, thành phố

- UBND các xã, phường, thị trấn

Trung tâm Phục vụ HCC

Trong năm 2024 và các năm tiếp theo

8

TÁC ĐỘNG CỦA CCHC ĐẾN NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH

6,50

4,3889

2,1111

 

 

 

 

 

8.2

Mức độ thu hút đầu tư của tỉnh

1,00

0

1,00

Năm 2023, toàn tỉnh thu hút được 13 dự án, vốn đăng ký khoảng 2.443,2 tỷ đồng, giảm 17.246,8 tỷ đồng so với năm 2022 (23 dự án, vốn đăng ký khoảng 19.690 tỷ đồng). Báo cáo số 362/BC-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng (tại điểm b, mục 6, trang 8), Báo cáo số 220/BC-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng (tại điểm b, mục 6, trang 7).

Tập trung thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; Chương trình hành động số 687/CTr-UBND ngày 23/01/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị liên quan

Trong năm 2024 và theo kế hoạch đề ra

 

 

 

 

 

 

Đẩy nhanh tiến độ lập đề xuất chủ trương đầu tư, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Phú Bình; chủ động rà soát, chấm dứt các dự án đầu tư trong khu công nghiệp kém hiệu quả, tạo quỹ đất để ưu tiên thu hút các dự án FDI; xây dựng tiêu chí ưu tiên, chọn lọc để chủ động thu hút nhà đầu tư FDI vào các khu công nghiệp. Hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp. Thu hút đầu tư có chọn lọc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bảo quản sau thu hoạch, gia tăng giá trị nông sản

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

Trong năm 2024 và các năm tiếp theo

 

 

 

 

 

 

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư trong công tác khảo sát, lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị liên quan

Trong năm 2024 và các năm tiếp theo

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ mạnh hơn như: nâng hạn mức tín dụng, miễn giảm, vay ưu đãi lãi suất thấp, nâng hạn mức định tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay lưu động từ 70% lên mức cao hơn; tăng cơ hội tiếp cận vốn cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh. Tăng cường công tác tuyên truyền, điều kiện thuận lợi để hỗ trợ DNNVV dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, nguồn vốn chính sách xã hội, đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng và nội dung theo quy định

Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

Trong năm 2024 và các năm tiếp theo

8.4

Thực hiện thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo Kế hoạch được Chính phủ giao

1,50

1,00

0,50

Kế hoạch thu ngân sách của tỉnh được giao năm 2023 là: 14.500 tỷ đồng. Kết quả thu ngân sách năm 2023 đạt: 13.100 tỷ đồng, (đạt tỷ lệ 90% kế hoạch được giao). Theo đánh giá, Lâm Đồng xếp vào nhóm từ 11 đến 30 so với 63 tỉnh, thành phố (đạt 1,00 điểm)

Phấn đấu thực hiện thu ngân sách của tỉnh đảm bảo và vượt kế hoạch đề ra

Sở Tài chính; Cục Thuế, Kho bạc nhà nước tỉnh

- Các sở, ban, ngành

- UBND các huyện, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

Năm 2024 và các năm tiếp theo

8.5

Mức độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT- XH do HĐND tỉnh giao

2,00

1,3889

0,6111

Năm 2023, toàn tỉnh có 08 chỉ tiêu vượt mức kế hoạch, 06 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, 04 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch. Tại Phụ lục 1 kèm theo Báo cáo số 362/BC-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng

Rà soát tỷ lệ các nhiệm vụ chưa đạt kế hoạch năm 2023 để khắc phục trong năm 2024. Đồng thời, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 228/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Lâm Đồng về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Chương trình hành động số 686/CTr-UBND ngày 23/01/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành phố

- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh

- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng UBND tỉnh (theo dõi)

Năm 2024 và các năm tiếp theo

9

Kết quả điều tra xã hội học

 

 

 

 

 

 

 

 

9.1

SIPAS

10

8,0415

1,9585

 

Dựa trên đánh giá và mong muốn của người dân, tổ chức thông qua điều tra XHH:

- Đảm bảo trụ sở, hiện đại hóa trang thiết bị phương tiện phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định. Đảm bảo các điều kiện để hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp trong điều kiện chính quyền điện tử, chính quyền số.

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của người dân (điện, nước, giao thông, an ninh - trật tự...). Chú trọng việc cung cấp các dịch vụ công như: hành chính, y tế, giáo dục. Phấn đấu thực hiện đảm bảo mức sống của người dân ngày càng được cải thiện.

- Thực hiện triển khai, tuyên truyền, công khai minh bạch các nội dung, chủ trương, chính sách của Nhà nước đến người dân dưới nhiều hình thức, đảm bảo mục tiêu “'Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”

- Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Theo dõi, nắm chắc tình hình, chủ động dự báo để giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu kiện phức tạp.

- Các Sở, ban, ngành

- UBND các huyện, thành phố

- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;

- UBND các xã, phường, thị trấn

- Sở Nội vụ (theo dõi)

- Đài Phát thanh và Truyền hình

- Báo Lâm Đồng

Năm 2024 và các năm tiếp theo

9.2

Khảo sát lãnh đạo, quản lý các cấp

22

17,60

4,40

- Qua theo dõi, một số cá nhân tham gia trả lời phiếu chưa nghiên cứu hết các nội dung trong phiếu điều tra.

+ Các nội dung đánh giá kết quả thực hiện những nhiệm vụ mà tỉnh đã thực hiện nhưng cá nhân khảo sát vẫn cho rằng đánh giá cho cả nước hoặc Trung ương nên mức độ đánh giá chưa sát thực tế.

+ Nội dung các phiếu hỏi có sự đảo chiều thứ tự tốt nhất và kém nhất nhưng việc đánh giá cảm tính, qua loa, đánh một mức từ trên xuống dưới sẽ có những câu đánh vào mức kém nhất.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cần nghiên cứu, tham mưu, thực hiện các cơ chế chính sách đáp ứng nhu cầu, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Cá nhân được chọn tham gia trả lời phiếu điều tra XHH cần nghiên cứu để trả lời chính xác các nội dung yêu cầu của phiếu hỏi tránh nhầm lẫn; phấn đấu đạt tỷ lệ cao. Gắn trách nhiệm của cá nhân trả lời phiếu với việc thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan, địa phương, đơn vị.

Đại biểu HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo UBND cấp huyện; Giám đốc, Phó Giám đốc và Lãnh đạo phòng thuộc các sở, ban, ngành

- Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh,

- Văn phòng UBND tỉnh,

- Sở Nội vụ,

- Bưu điện tỉnh

Năm 2024 và các năm tiếp theo

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 5024/KH-UBND về khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính và nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 và những năm tiếp theo do tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 5024/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 20/06/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Võ Ngọc Hiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/06/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản