Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 26 tháng 6 năm 2017 |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 (Đề án);
Căn cứ Văn bản số 540/LĐTBXH-BTXH ngày 20/02/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả ở địa phương các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần cùng cả nước đạt được các mục tiêu khu vực về xây dựng một cộng đồng ASEAN hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người dân về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Huy động nguồn lực để đảm bảo thực hiện một cách hiệu quả các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết và mang lại lợi ích, hòa nhập, bền vững, tự lực tự cường và năng động.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Tăng cường tuyên truyền về hội nhập quốc tế và các mục tiêu của cộng đồng ASEAN
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về hội nhập quốc tế, các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025; góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và người dân về hội nhập quốc tế và về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; nhằm mang lại lợi ích cho người dân, hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm để thực hiện các mục tiêu về văn hóa, xã hội với các tiêu chí về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường, văn hóa, thông tin. Thông qua công tác tuyên truyền, giao lưu, hợp tác về văn hóa, giáo dục, môi trường, chính sách về y tế, an sinh xã hội… góp phần tích cực và chủ động vào quá trình hội nhập của tỉnh.
- Tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của ASEAN diễn ra định kỳ và đột xuất như Hội nghị cấp cao, Hội nghị cấp Bộ trưởng; kỷ niệm ngày thành lập ASEAN (08/8), kỷ niệm ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7), tạo cơ chế và diễn đàn để người dân và doanh nghiệp trao đổi, giao lưu và tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN.
- Tuyên truyền mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN đến năm 2025 với ba trụ cột chính: Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC). Ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN đối với hợp tác và phát triển chung ở khu vực cũng như từng quốc gia; những lợi ích thiết thực mà Cộng đồng ASEAN mang lại cho người dân các quốc gia thành viên và cơ hội để người dân có thể tham gia đóng góp cho cộng đồng.
- Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, đời sống của người dân các quốc gia thành viên trong Cộng đồng ASEAN; tiềm năng, thế mạnh hợp tác mà Việt Nam nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng có thể khai thác từ các quốc gia này. Tuyên truyền làm nổi bật những đóng góp dấu ấn của Việt Nam trong quá trình tham gia, nhất là trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; nêu rõ những tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam, của tỉnh Tuyên Quang khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN.
- Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, cơ hội kinh doanh, đầu tư, du lịch... của Việt Nam, của tỉnh Tuyên Quang đến các nước thành viên ASEAN và các đối tác của ASEAN. Chú trọng tuyên truyền về các di sản lịch sử, văn hóa, thiên nhiên trên địa bàn tỉnh. Cung cấp thông tin để người dân và doanh nghiệp của tỉnh trao đổi, giao lưu, tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN; cơ hội du lịch, kinh doanh, đầu tư, học tập tại các quốc gia Cộng đồng ASEAN.
2. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân
- Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, trong đó chú trọng sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách, pháp luật, hoạt động liên quan đến các lĩnh vực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (chăm sóc sức khỏe, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, môi trường, biến đổi khí hậu, an sinh xã hội) nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật đối với người dân.
- Từng bước hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân; củng cố và hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội, dịch vụ hành chính công phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.
3. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, giải pháp về an sinh xã hội, trợ giúp xã hội nhằm giảm dần rào cản, bất bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống, đẩy mạnh việc tiếp cận bình đẳng với an sinh xã hội cho tất cả mọi người, giảm dần khoảng cách về mức sống giữa các vùng, miền trong tỉnh.
- Tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch về việc làm, giảm nghèo, trợ giúp xã hội, bình đẳng giới, giáo dục, y tế, bảo vệ chăm sóc trẻ em…đảm bảo để người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội một cách đầy đủ, đúng quy định, tạo môi trường hòa nhập, bình đẳng cho tất cả mọi người.
- Thúc đẩy, bảo vệ quyền và lợi ích của các nhóm người trong xã hội; đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế, đối tượng đặc thù trong xã hội; chú trọng đảm bảo và thực hiện đầy đủ quyền cho nhóm người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo.
4. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng bền vững
- Bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Lâm Bình. Thực hiện tốt công tác phát triển và bảo vệ rừng.
- Tiếp tục nghiên cứu, có các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh, trong đó tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) của các dân tộc.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu, xây dựng cộng đồng có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu vì một môi trường bền vững với sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, khu vực tư nhân và các đối tác quốc tế.
- Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững với việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên thiên thiên, xử lý rác thải và sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
- Tăng cường thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường. Tiếp tục thực hiện quy hoạch đô thị thành phố Tuyên Quang hướng tới đạt tiêu chí đô thị loại II và bền vững về môi trường.
5. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng tự lực tự cường
- Tăng cường khả năng dự báo, ứng phó, thích ứng và khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả với các sự cố có thể xảy ra. Đặc biệt là nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người dân như nguy cơ sinh học, hóa học, phóng xạ, hạt nhân, dịch bệnh và các nguy cơ tiềm ẩn hoặc mới phát sinh.
- Nâng cao năng lực của các bộ máy, cơ quan, tổ chức và người dân để có thể thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Tăng cường an sinh xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương, những người sống trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và biến đổi môi trường khác.
- Tăng cường và phát huy tối đa vai trò của hệ thống tài chính, dự phòng lương thực, thực phẩm, nước, năng lượng và chuẩn bị lưới an sinh xã hội để ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra, chú trọng thực hiện các giải pháp dự phòng tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
- Tiếp tục triển khai quyết liệt công tác phòng chống ma túy, tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy theo quy định của pháp luật, giảm thiểu tối đa phát sinh người nghiện mới, nỗ lực tổ chức thực hiện các biện pháp hướng tới một ASEAN “không ma túy”.
6. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng năng động
- Xây dựng một xã hội mở và thích ứng, trong đó áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khuyến khích các hoạt động tình nguyện và thúc đẩy hình ảnh của ASEAN.
- Thực hiện tốt các chính sách, giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhận lực, xây dựng một xã hội sáng tạo, đổi mới và thích ứng với việc tăng cường tính cạnh tranh của nguồn nhân lực, thúc đẩy hợp tác khu vực trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, môi trường, an sinh xã hội và nghiên cứu khoa học.
III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện: Kế hoạch hành động thực hiện Đề án được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Thời gian thực hiện:
- Năm 2017: Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án giai đoạn đến năm 2020.
- Năm 2020: Đánh giá giữa kỳ; tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Đề án giai đoạn đến năm 2020; xây dựng kế hoạch/chương trình hành động thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025.
- Năm 2025: Đánh giá cuối kỳ; tổ chức tổng kết Đề án.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Rà soát, lồng ghép và tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình đối ngoại hằng năm của tỉnh, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
2. Tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế, về ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
3. Tăng cường hệ thống giám sát, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu, chú trọng cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện định kỳ.
4. Thúc đẩy vận động, thu hút nguồn lực, đa dạng hóa việc vận động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế, đối tác của ASEAN; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để thực hiện Đề án. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ để tham gia tích cực vào hợp tác khu vực.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, trợ giúp kỹ thuật của các đối tác bên ngoài và các nhà tài trợ trong nước và quốc tế.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hằng năm, giai đoạn tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này với cấp có thẩm quyền.
2. Các sở: Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ:
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Định kỳ trước ngày 01/12 hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện, đồng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch này.
- Tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan, tổ chức và mọi người dân tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án trên cơ sở phù hợp chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.
- Sở Ngoại vụ thúc đẩy thực hiện và huy động nguồn lực của ASEAN và các nước đối tác trong việc thực hiện Đề án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan vận động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để thực hiện Kế hoạch này.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban ngành liên quan tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị -Xã hội
- Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch, nâng cao nhận thức cho hội viên, đoàn viên về hội nhập quốc tế, về ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, mục đích ý nghĩa của công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia giám sát các chương trình, chính sách, pháp luật, hoạt động liên quan đến lĩnh vực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, tổ chức xây dựng kế hoạch và huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, lồng ghép thực hiện nội dung của Kế hoạch vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp) để chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 316/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025
- 2Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2017 hành động thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2017 thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 4Kế hoạch 2426/KH-UBND năm 2017 triển khai thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 316/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025
- 4Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2017 hành động thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2017 thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Kế hoạch 2426/KH-UBND năm 2017 triển khai thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 50/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Lê Thị Kim Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra