Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 15 tháng 10 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2012 – 2020

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

Căn cứ Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình thí điểm Tiếng Anh Tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 98/2012/TTLT-BTC-BGDĐT, ngày 18/6/2012 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;

Căn cứ Kế hoạch số 855/KH-BGDĐT ngày 08/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tham gia thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 của Chương trình phát triển giáo dục trung học,

Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 – 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo; đảm bảo đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; đến năm 2020 đa số thanh niên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập.    

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Năng lực ngoại ngữ của người học và của giáo viên dạy ngoại ngữ

a. Đến năm 2015:

- 100% trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng có đủ đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

- Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt bậc A1 theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN);

- 5% số cán bộ, công chức, giáo viên trong các cơ sở giáo dục có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên.

b. Đến năm 2019: Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt bậc A1;

c. Đến năm 2020:

- 100% học sinh lớp 10 được học chương trình tiếng Anh mới và học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt bậc A2 theo KNLNN vào năm 2022.

- Sinh viên tốt nghiệp trường dạy nghề đạt bậc 2; sinh viên tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng không chuyên ngữ đạt bậc 3; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ đạt bậc 4 theo KNLNN;

- 30% số cán bộ, công chức, giáo viên trong các cơ sở giáo dục có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên; 20% giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng có trình độ ngoại ngữ bậc 5 trở lên.

2.2. Quy mô dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới

Bảng 06: Lộ trình dạy học chương trình tiếng Anh mới

Giai đoạn

Tỷ lệ % học sinh phổ thông được học NN theo Chương trình tiếng Anh 10 năm

Tỷ lệ % sinh viên TCCN, CĐ học chương trình tăng cường

Tỷ lệ % người học GDTX cấp THPT học NN

Tiểu học

THCS

THPT

Lớp3

Lớp4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

2012-2013

100

10

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

2013-2014

100

100

10

 

 

 

 

 

 

 

30

 

2014-2015

100

100

100

10

 

 

 

 

 

 

50

100

2015-2016

100

100

100

100

10

 

 

 

 

 

60

100

2016-2017

100

100

100

100

100

10

 

 

 

 

65

100

2017-2018

100

100

100

100

100

100

10

 

 

 

75

100

2018-2019

100

100

100

100

100

100

100

10

 

 

90

100

2019-2020

100

100

100

100

100

100

100

100

 

 

100

100

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ đào tạo nhằm thực hiện kế hoạch phát triển quy mô dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở bậc phổ thông, cụ thể:

1.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại giáo viên hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, đáp ứng được yêu cầu dạy học theo chương trình mới. Giáo viên Tiếng Anh có trình độ đạt chuẩn theo quy định, phấn đấu đạt trình độ quy đổi theo các thang đánh giá quốc tế, cụ thể như sau:

- Đối với giáo viên Tiểu học: Có trình độ Cao đẳng Sư phạm Tiếng Anh trở lên, có chứng chỉ TOEFL trên giấy tối thiểu 525 hoặc IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ được công nhận tương đương bậc 3 theo KNLNN.

- Đối với giáo viên trung học cơ sở: Có trình độ Cao đẳng Sư phạm Tiếng Anh trở lên, có chứng chỉ TOEFL trên giấy tối thiểu 550 hoặc IELTS tối thiểu 6.0 hoặc các chứng chỉ được công nhận tương đương bậc 4 theo KNLNN.

- Đối với giáo viên trung học phổ thông, giáo viên, giảng viên các trường chuyên nghiệp: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Tiếng Anh trở lên, có chứng chỉ TOEFL làm bài thi trên giấy tối thiểu 575 hoặc IELTS tối thiểu 6.5 hoặc các chứng chỉ được công nhận tương đương khác đạt năng lực ngoại ngữ bậc 5 theo KNLNN.

1.2. Căn cứ vào nhu cầu giáo viên dạy ngoại ngữ ở mỗi cấp học, điều động giáo viên tiếng Anh từ cấp có thừa giáo viên để dạy cấp học dưới còn thiếu giáo viên.

Bảng 07: Kế hoạch điều động giáo viên tiếng Anh

Huyện

Số giáo viên hiện có

Nhu cầu giáo viên

Số giáo viên cần điều động (-), cần bổ sung (+)

TH

THCS

THPT

TH

THCS

THPT

THCS

THPT

Lâm Bình

12

12

3

22

12

4

0

+1

Na Hang

16

25

9

29

18

10

-7

+1

Chiêm Hóa

32

57

31

50

49

34

-8

+3

Hàm Yên

35

48

21

60

44

22

-4

+1

Yên Sơn

52

67

24

78

58

20

-9

-4

Sơn Dương

41

73

37

70

70

40

-3

+3

Thành phố

23

34

44

42

28

39

-6

-5

Cộng

211

316

169

350

279

169

-37

0

1.3. Có biện pháp để giải quyết chế độ chính sách cho những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới và không thể tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ.

1.4. Tăng cường tổ chức hội thảo về chuyên môn để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, cập nhật các kỹ thuật dạy học tích cực; tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao; khuyến khích giáo viên tham gia các khoá tập huấn trong nước và nước ngoài, được cấp chứng chỉ quốc tế.

1.5. Đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm chất lượng đối với đội ngũ giáo viên như đánh giá định kỳ, đánh giá qua dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh; tổ chức các câu lạc bộ giáo viên ngoại ngữ theo từng cấp học để trao đổi kinh nghiệm, tạo môi trường giao tiếp, học hỏi lẫn nhau.

1.6. Liên kết với các trường Đại học có uy tín mở lớp đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên dạy một số môn khoa học tự nhiên để tiến tới có thể dạy một số môn bằng ngoại ngữ ở trường Trung học phổ thông chuyên.

1.7. Tuyển dụng thêm giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn trình độ đào tạo và năng lực ngoại ngữ quy đổi theo các thang đánh giá quốc tế theo quy định của từng cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu cả về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên khi triển khai dạy học ngoại ngữ thí điểm và đại trà ở từng lớp, từng cấp học, cụ thể:

Bảng 08: Nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiếng Anh (người)

Huyện

Nhu cầu tuyển dụng từng năm học

Tổng

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

Lâm Bình

TH

3

4

3

 

 

 

 

 

10

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Na Hang

TH

5

6

4

 

 

 

 

 

15

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Chiêm Hóa

TH

6

7

5

 

 

 

 

 

18

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Hàm Yên

TH

8

10

7

 

 

 

 

 

25

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Yên Sơn

TH

10

9

8

 

 

 

 

 

27

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Sơn Dương

TH

8

9

8

 

 

 

 

 

25

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Thành phố

TH

6

8

5

 

 

 

 

 

19

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Tổng từng năm

46

53

40

0

0

0

0

0

139

Cộng toàn tỉnh

TH

46

53

40

0

0

0

0

0

139

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

0

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

0

1.8. Khuyến khích các trường liên kết, hợp tác, thỉnh giảng người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đủ trình độ ngoại ngữ để dạy ngoại ngữ trong các nhà trường. Thu hút sự giúp đỡ, tham gia đào tạo của các tổ chức, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng của những nước nói tiếng Anh.

1.9. Hằng năm, tổ chức tập huấn về nội dung chương trình, các kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp dạy học tiếng Anh theo chương trình mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh ở các cấp học theo tiến độ mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ ở bậc phổ thông. Xây dựng kế hoạch mời giáo viên dạy ngoại ngữ là người bản ngữ tập huấn cho giáo viên nhằm giúp giáo viên tăng cường khả năng nghe, nói. Tổ chức học tập kinh nghiệm các tỉnh có thành tích tốt trong công tác quản lý, bồi dưỡng giáo viên, chỉ đạo chuyên môn và dạy học tiếng Anh.

Bảng 09: Số giáo viên cần bồi dưỡng, tập huấn chương trình tiếng Anh mới

Giai đoạn

Tổng số

Chia theo từng cấp học

Tiểu học

THCS

THPT

TCCN

CĐ nghề

2012-2013

257

257

 

 

 

 

 

2013-2014

310

310

 

 

 

 

 

2014-2015

666

350

316

 

 

 

 

2015-2016

316

 

316

 

 

 

 

2016-2017

316

 

316

 

 

 

 

2017-2018

492

 

316

169

6

 

1

2018-2019

169

 

 

169

 

 

 

2019-2020

178

 

 

169

 

8

 

Cộng

2704

917

1264

507

6

8

1

2. Phát triển và đảm bảo quy mô dạy học ngoại ngữ

- Các huyện, thành phố rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại mạng lưới trường, lớp tiểu học, trung học cơ sở theo Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 để tập trung học sinh, tạo điều kiện bố trí giáo viên và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất.

- Triển khai dạy Chương trình thí điểm tiếng Anh tại các trường ở thành phố và trung tâm các huyện, các trường đã đạt chuẩn quốc gia; mở rộng dần phạm vi thí điểm tiến tới thực hiện đại trà theo mục tiêu từng giai đoạn.

- Triển khai chương trình tiếng Anh tự chọn từ lớp 6 đến lớp 12 cho học sinh ở những trường có điều kiện, môi trường thuận lợi.

- Triển khai dạy một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở Trường trung học phổ thông Chuyên theo Đề án phát triển Trường trung học phổ thông Chuyên giai đoạn 2010-2020

3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

3.1. Đầu tư cơ sở vật chất

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp các phòng học thông thường để đáp ứng yêu cầu dạy học ngoại ngữ.

- Tập trung nâng cấp phòng học bộ môn ngoại ngữ cho những trường triển khai thí điểm, Trường trung học phổ thông Chuyên. Theo kế hoạch mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, các huyện tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, phòng học hiện có để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp phòng học thông thường thành phòng học tiếng, đảm bảo tối thiểu 01 phòng/trường đối với trường dưới 20 lớp và 02 phòng/trường đối với trường từ 20 lớp trở lên.

3.2. Đầu tư trang thiết bị

Căn cứ danh mục thiết bị tối thiểu và tiêu chuẩn phòng học tiếng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị thiết bị phòng học tiếng đạt chuẩn theo tiến độ mở rộng quy mô dạy ngoại ngữ ở các cấp học.

Bảng 10: Kế hoạch trang bị thiết bị dạy học ngoại ngữ. Đơn vị tính: bộ

Giai đoạn

Thiết bị tối thiểu cần trang bị

Tiểu học

THCS

THPT

TCCN

CĐ nghề

2012-2013

55

 

5

 

 

 

2013-2014

55

 

 

4

 

 

2014-2015

54

15

 

 

 

 

2015-2016

 

70

19

 

2

1

2016-2017

 

71

20

 

 

 

2017-2018

 

 

 

 

 

 

Cộng

164

145

44

4

2

1

3.3. Đầu tư xây dựng thư viện ở các trường theo tiêu chí quy định tại Quy chế hoạt động thư viện trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ưu tiên đầu tư đảm bảo mỗi trường đều có tủ sách công cụ, sách tham khảo và tài liệu học tập ngoại ngữ. Thư viện các trường học ở các cấp học đều được nối mạng internet để phục vụ giáo viên và học sinh.

4. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ

- Trên cơ sở Chương trình tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hướng dẫn các cơ sở xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học phù hợp, đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp các cấp học đạt mục tiêu năng lực ngoại ngữ đề ra, đảm bảo tính liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học.

- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học môn ngoại ngữ theo hướng phát huy tối đa tính tích cực của người học. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách thành thạo, đúng chuẩn. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học ngoại ngữ. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ vào thực tế. Nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng môn ngoại ngữ.

- Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên và lực lượng lao động trẻ. Tăng cường tổ chức ngoại khóa tiếng Anh cho học sinh các cấp.

- Phát huy hiệu quả của các câu lạc bộ ngoại ngữ với nội dung sinh hoạt thiết thực, tạo không khí học tập ngoại ngữ sôi nổi trong các nhà trường. Tổ chức các hội thi, hội thảo, giao lưu ngoại ngữ giữa các đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh. Tạo điều kiện cho giáo viên dạy ngoại ngữ được tham gia các hội thảo, hội nghị dạy ngoại ngữ bằng tiếng nước ngoài do các trường Đại học hoặc các tổ chức Quốc tế tổ chức.

- Phát huy năng lực của các chuyên gia ngoại ngữ và tổ giáo viên cốt cán ngoại ngữ các cấp học, tăng cường giúp đỡ các nhà trường trong công tác chuyên môn. Đối với các nhà trường có số lượng giáo viên ít phải phối hợp định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ngoại ngữ.

5. Đổi mới công tác quản lý việc dạy và học ngoại ngữ

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và phụ huynh về tầm quan trọng của dạy học ngoại ngữ cũng như việc đa dạng hoá các ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục. Tạo điều kiện tốt để học sinh thực hành nghe, nói bằng ngoại ngữ.

- Bố trí ở mỗi phòng giáo dục và đào tạo một chuyên viên có chuyên môn tiếng Anh giỏi phụ trách dạy và học tiếng Anh.

- Hình thành mạng lưới giáo viên cốt cán môn tiếng Anh tại cơ sở và toàn tỉnh; tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ngoại ngữ.

- Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong các tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Xây dựng quy chế sử dụng tiếng Anh trong giờ học tiếng Anh, trong sinh hoạt tổ chuyên môn cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh; trong các đợt tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh.

- Thành lập câu lạc bộ giáo viên ngoại ngữ cấp huyện, cấp tỉnh giúp giáo viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao trình độ sử dụng ngoại ngữ. Khuyến khích các trường có điều kiện về cơ sở vật chất tổ chức các “Câu lạc bộ tiếng Anh” ngoài giờ lên lớp trên cơ sở tự nguyện, tự thoả thuận đóng góp của phụ huynh nhằm tạo thêm môi trường học ngoại ngữ tích cực cho học sinh.

- Có chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục và chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên đi đào tạo tiếng Anh văn bằng 2 để dạy học bằng tiếng Anh.

6. Tăng cường hợp tác trong dạy và học ngoại ngữ

- Liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tiếng Anh có uy tín trong nước để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

-  Khuyến khích đầu tư, hợp tác nước ngoài, đa dạng hóa loại hình dạy tiếng Anh trên cơ sở tự nguyện, thoả thuận giữa người dạy và người học nhằm tạo môi trường học ngoại ngữ thuận lợi cho mọi người dân.

- Thu hút sự giúp đỡ của các tổ chức, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng của những nước nói tiếng Anh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tình nguyện viên các tổ chức quốc tế đến dạy học tại các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức nước ngoài như: Hội đồng Anh, Đại sứ quán Anh, và các tổ chức trong và ngoài nước có đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Tăng cường giao lưu với các trường học của một số nước trong khu vực có sử dụng tiếng Anh trong dạy học.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nhu cầu về tổng vốn đầu tư: 172,370 tỷ đồng, trong đó:

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục: 147,017 tỷ đồng;

- Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa: 6,061 tỷ đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên: 19,292 tỷ đồng;

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách trung ương: 137,896 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 25,855.5 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 8,618.5  tỷ đồng;

3. Phân kỳ đầu tư

3.1. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015: 79,157 tỷ đồng, trong đó:

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục: 70,936 tỷ đồng;

- Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa: 1,897 tỷ đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên: 6,324 tỷ đồng.

3.2. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020: 93,213 tỷ đồng, trong đó:

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục: 62,281 tỷ đồng;

- Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa: 4,164 tỷ đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên: 12,968 tỷ đồng.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2012- 2015

- Thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2012-2020.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên hàng năm sau khi có kết quả rà soát.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng giáo viên tiếng Anh.

- Mua sắm thiết bị dạy học, sách giáo khoa cho cấp tiểu học. Khảo sát các điều kiện để xây dựng các phòng học tiếng nước ngoài, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện cho một số trường tiểu học.

- Mua sắm thiết bị, sách giáo khoa cho các lớp dạy thí điểm.

2. Giai đoạn 2016 - 2020

- Tiếp tục triển khai thí điểm đối với lớp 9; triển khai đại trà đối với cấp tiểu học, lớp 6,7,8 và cấp THPT; tiếp tục triển khai chương trình học ngoại ngữ tăng cường các trường chuyên nghiệp.

- Bổ sung giáo viên cho các cấp học; tiếp tục bồi dưỡng giáo viên.

- Tiếp tục xây dựng phòng học ngoại ngữ và bổ sung thiết bị dạy học.

- Triển khai dạy một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh cho một số lớp ở trường THPT Chuyên.

- Triển khai dạy học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện hàng năm và từng giai đoạn đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch; Hằng năm tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo huy động các nguồn vốn, trong đó ưu tiên nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên từ các chương trình, dự án của các bộ, ngành, các tổ chức.

3. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về nhu cầu tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ giáo viên và đào tạo cán bộ công chức trong các giai đoạn của tỉnh đảm bảo hoàn thành mục tiêu Kế hoạch và phù hợp với điều kiện của tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về các chương trình, kế hoạch đổi mới công tác dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo môi trường học tập thuận lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch trong các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của ngành đảm bảo phù hợp với kế hoạch chung.

6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ các mục tiêu của Kế hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn theo từng năm đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

- Hằng năm, bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các dự án, chương trình để đầu tư thực hiện kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ngoại ngữ; Định kỳ, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện của địa phương, báo cáo cơ quan thường trực kết quả thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ban, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện thống nhất, đồng bộ, phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện. Quá trình triển khai nếu có những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền cần kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT. Tỉnh uỷ; (báo cáo)
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh VP, các Phó chánh VP;
- Trưởng phòng VX;
- CV GD, TC,NC;
- Lưu: VT

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Bích Việt

 

PHỤ LỤC I

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC NGOẠI NGỮ NỘI DUNG: BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Nội dung

Số lượng

Định mức

Thành tiền

Ghi chú

1

Bồi dưỡng giáo viên Tiểu học để đạt bậc 3

211

12

2532

 

2

Bồi dưỡng giáo viên THCS để đạt bậc 4

316

12

3792

 

3

Bồi dưỡng giáo viên THPT để đạt bậc 5

169

12

2028

 

4

Bồi dưỡng giáo viên chuyên nghiệp để đạt bậc 5

15

12

180

 

 

Đào tạo trong nước cho giáo viên dạy môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học dạy bằng tiếng Anh (4 đợt x 5,0 triệu/đợt/GV)

346

5

1730

 

 

Đào tạo tại nước ngoài cho giáo viên trường THPT Chuyên dạy môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học dạy bằng tiếng Anh

10

215

2150

 

 

Bồi dưỡng dạy tiếng Anh tại nước ngoài cho giáo viên THPT, giảng viên trường chuyên nghiệp

32

215

6880

 

5

Cộng

 

 

19292

 

 

PHỤ LỤC II

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC NGOẠI NGỮ NỘI DUNG: MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên trang thiết bị

Đơn vị tính

Định mức

Số lượng và kinh phí mua sắm theo giai đoạn

2011-2015

2016-2017

2017-2018

2018-2019

Số lượng cần mua sắm theo từng cấp học

Số lượng cần mua sắm theo từng cấp học

 

 

TH

THCS

THPT

Chuyên nghiệp

Tổng số

Thành tiền

THCS

THPT

Tổng số

Thành tiền

Tổng số

Thành tiền

Tổng số

Thành tiền

- Phòng học bộ môn Ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bàn ghế cho học sinh

bộ

3,0

5740

525

175

160

6600

19800

4550

805

5355

16065

 

0

 

0

+ Bàn ghế cho giáo viên

bộ

4,0

164

15

5

4

188

752

130

23

153

612

 

0

 

0

+ Máy chiếu đa năng

cái

18,0

164

15

5

4

188

3384

130

23

153

2754

 

0

 

0

+ Màn chiếu treo tường

cái

3,0

164

15

5

4

188

564

130

23

153

459

 

0

 

0

+ Máy vi tính học sinh

bộ

10,0

3280

300

100

80

3760

37600

2600

920

3520

35200

 

0

 

0

+ Máy vi tính giáo viên

bộ

10,0

164

15

5

4

188

1880

130

23

153

1530

 

0

 

0

+ Hệ thống loa cột treo tường

bộ

6,0

164

15

5

4

188

1128

130

23

153

918

 

0

 

0

+ Đầu đọc đĩa VCD, DVD

cái

2,0

164

15

5

4

188

376

130

23

153

306

 

0

 

0

+ Đài Cassete

cái

2,0

164

15

5

4

188

376

130

23

153

306

 

0

 

0

+ Máy hút bụi

cái

3,0

164

15

5

4

188

564

130

23

153

459

 

0

 

0

- Thư viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Giá đựng sách

cái

2,0

164

15

5

4

188

376

130

23

153

306

 

0

 

0

+ Túi đựng sách

cái

2,0

164

15

5

4

188

376

130

23

153

306

 

0

 

0

+ Sách và tài liệu tham khảo tiếng Anh

bộ

20,0

164

15

5

4

188

3760

130

23

153

3060

345

6900

345

6900

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

70936

 

 

 

62281

 

6900

 

6900

 

PHỤ LỤC III

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC NGOẠI NGỮ NỘI DUNG: ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO KHOA

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Nội dung

Số lượng

Định mức

Thành tiền

Ghi chú

1

Cung cấp Chương trình, SGK cho các trường Tiểu học: Mỗi giáo viên 01 bộ x 3 lớp = 3 bộ

633

1

633

 

2

Cung cấp Chương trình, SGK cho các trường THCS: giáo viên 01 bộ x 4 lớp

1264

1

1264

 

3

Cung cấp Chương trình, SGK cho các trường THPT: Mỗi giáo viên 01 bộ x 3 lớp

507

1

507

 

4

Cung cấp Chương trình, giáo trình cho các trường chuyên nghiệp: Mỗi GV 01 bộ x 3 chương trình

42

1

42

 

5

Bồi dưỡng giáo viên thay sách tại Bộ (3 cấp)

685

5

3425

 

6

Kinh phí chỉ đạo, quản lý của Sở, Phòng

95

2

190

 

 

Cộng

 

 

6061

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020

  • Số hiệu: 49/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 15/10/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Vũ Thị Bích Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản