Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 481/KH-UBND

Nghệ An, ngày 06 tháng 08 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: "TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ" TỪ NĂM 2012-2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Thu thập thông tin, nắm bắt, đánh giá kết quả tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh tại một số huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

- Phát hiện những ưu điểm, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn của các đơn vị; kịp thời chấn chỉnh, kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, có giải pháp tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ thư ký thực hiện Đề án, của chính quyền các địa phương, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu:

- Hoạt động kiểm tra được thực hiện khách quan, trung thực, nghiêm túc, tiết kiệm, đúng nội dung, tiến độ theo Kế hoạch.

- Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo thu thập được các thông tin thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, NIÊN ĐỘ, THỜI GIAN KIỂM TRA:

1. Đối tượng, địa điểm kiểm tra:

- Các cơ quan chủ trì thực hiện các Tiểu đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Các huyện, thị: Tương Dương, Con Cuông, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai (UBND cấp huyện, Phòng Nông nghiệp, Phòng Dân tộc, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện).

- Các xã làm điểm thuộc các huyện, thị nêu trên.

2. Nội dung kiểm tra:

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án.

- Kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch thực hiện Đề án được ban hành tại Quyết định số 4475/QĐ-UBND ngày 08/11/2012 của UBND tỉnh.

(có Đề cương kiểm tra chi tiết kèm theo)

3. Niên độ kiểm tra: Từ năm 2012-2015 và thời gian có liên quan.

4. Thời gian tiến hành: Từ đầu Quý III/2015 đến trước ngày 30/11/2015.

III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

1. Thành lập 2 Đoàn kiểm tra:

a) Đoàn thứ nhất: Kiểm tra tại Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh, huyện Tương Dương, huyện Con Cuông; cụ thể như sau:

- Ông: Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Trưởng đoàn.

Các thành viên:

- Ông: Vương Đình Lập, Phó trưởng Ban Dân tộc, thành viên Ban chỉ đạo,

- Bà: Nguyễn Thị Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo

- Ông: Trần Hải Đường, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT, Tổ trưởng Tổ thư ký

- Bà: Bùi Thị Ban Mai, Thanh tra viên Sở Nông nghiệp và PTNT, thành viên Tổ thư ký.

- Bà: Nguyễn Thị Ngân, Phó Trưởng Ban Tổ chức - kiểm tra Hội Nông dân tỉnh, thành viên Tổ thư ký.

- Bà: Lê Ngọc Huyền, Chuyên viên phòng phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp, thành viên Tổ thư ký

b) Đoàn thứ hai: Kiểm tra tại Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, cụ thể như sau:

- Ông: Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Trưởng đoàn.

Các thành viên:

- Bà: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo

- Ông: Trần Hải Đường, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT, Tổ trưởng Tổ thư ký

- Bà: Bùi Thị Ban Mai, Thanh tra viên Sở Nông nghiệp và PTNT, thành viên Tổ thư ký

- Bà: Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Trưởng Ban Chính sách Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành viên Tổ thư ký

- Bà: Lê Ngọc Huyền, Chuyên viên phòng phổ biến giáo dục pháp luật Sở Tư pháp, thành viên Tổ thư ký

2. Phương pháp kiểm tra:

- Các Đoàn kiểm tra trực tiếp làm việc với Lãnh đạo các cơ quan chủ trì thực hiện các Tiểu đề án; UBND các huyện, thị; Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện, thị; phòng Nông nghiệp, Phòng Dân tộc, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện, thị để quán triệt nội dung, chương trình, thời gian kiểm tra và nghe các đối tượng được kiểm tra báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án tại đơn vị theo Đề cương báo cáo của Đoàn.

- Tiến hành kiểm tra hồ sơ triển khai thực hiện Đề án tại cấp huyện, thị.

- Kiểm tra thực tế kết quả triển khai thực hiện một số nội dung các Tiểu đề án, huyện, thị đã chỉ đạo triển khai thực hiện tại các xã, phường.

- Đánh giá, nhận xét kết quả kiểm tra.

- Tổng hợp kết quả kiểm tra báo cáo UBND tỉnh và thông báo kết quả kiểm tra.

IV. T CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phân công trách nhiệm:

- Các Đoàn kiểm tra căn cứ Kế hoạch này, thông báo thời gian kiểm tra cụ thể với các cơ quan chủ trì thực hiện các Tiểu đề án; UBND các huyện, thị được kiểm tra để tiến hành kiểm tra. Kết thúc đợt kiểm tra tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra về Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực thực hiện Đề án) trước ngày 25/11/2015.

- Giao các cơ quan chủ trì thực hiện các Tiểu đề án; UBND các huyện, thị chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Phòng Tư pháp, Phòng Dân tộc, UBND các xã, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ cùng cấp chuẩn bị báo cáo, nội dung, thành phần, các điều kiện cần thiết khác và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ đúng nội dung và tiến độ.

Văn bản báo cáo được gửi cho Đoàn kiểm tra trước khi Đoàn tiến hành làm việc 05 ngày.

- Giao các cơ quan có các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra tạo điều kiện thuận về thời gian, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để các thành viên Đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Kinh phí:

Kinh phí tổ chức kiểm tra được lấy từ nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác PBGDPL, kinh phí thực hiện Đề án của cơ quan, đơn vị thực hiện các Tiểu đề án và hỗ trợ một phần từ kinh phí hoạt động kiểm tra Đề án tại cơ quan thường trực thực hiện Đề án (Sở Nông nghiệp và PTNT)./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT Thường trực UBND tỉnh Lê Xuân Đại;
- UBND các huyện, thị, các cơ quan được kiểm tra;
- Trưởng đoàn và các thành viên 2 đoàn kiểm tra;
- VP UBND tỉnh:
+ CVP, PVP TC;
+ Trung tâm tin học - Công báo;
+ Lưu: VT, NN (A Đệ).
(30 bản).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

ĐỀ CƯƠNG

KIỂM TRA VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ” TỪ NĂM 2012-2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 481/KH-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

I. Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, đơn vị.

Nêu khái quát tình hình kinh tế, xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của địa phương, đơn vị tác động trực tiếp đến việc thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện Đề án.

II. Kết quả thực hiện:

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; vai trò tham mưu, đề xuất của các bộ phận chuyên môn trong việc tổ chức quán triệt của cấp trên và cụ thể hóa triển khai thực hiện Đề án tại cấp mình: Hình thức, kết quả quán triệt?

- Bố trí nhân sự triển khai thực hiện Đề án: Thành lập BCĐ, tổ giúp việc...

- Xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo, thực hiện Đề án.

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nội dung Đề án.

- Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án.

2. Kết quả thực hiện Đề án.

Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án của cấp tỉnh, cấp mình, tập trung vào các nội dung chính sau:

- Xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các hình thức TTPB phù hợp với các đối tượng vùng, miền: Nội dung pháp luật chủ yếu đã phổ biến; Đối tượng được tuyên truyền; Các hình thức chủ yếu PBGDPL.

- Xây dựng các mô hình điểm về TTPBPL

- Công tác phối hợp thực hiện Đề án

- Công tác kiểm tra thực hiện Đề án

- Công tác thông tin, báo cáo.

- Kinh phí thực hiện Đề án:

III. Đánh giá chung kết quả thực hiện đề án.

1. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án.

2. Nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm (chủ quan, khách quan) và kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo và thực hiện Đề án.

IV. Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong năm 2015, 2016.

Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể của Đề án sẽ được tập trung thực hiện trong 2 năm 2015, 2016.

V. Kiến nghị, đề xuất.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về công tác TTPBPL nói chung và công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác TTPBPL;

- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 481/KH-UBND năm 2015 kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án: "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số" từ năm 2012-2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  • Số hiệu: 481/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 06/08/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Lê Xuân Đại
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/08/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản