Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4770/KH-BNV | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI KỲ MỚI
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; căn cứ Công văn số 7265/VPCP-TCCV ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về điều chỉnh tên gọi và thời gian trình Đề án phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS) trong thời kỳ mới, Bộ Nội vụ xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những chính sách, giải pháp để củng cố, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới; bảo đảm tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở; ở các vị trí chủ chốt, nhất thiết phải có cán bộ, công chức, viên chức người DTTS;
b) Việc tổ chức xây dựng Đề án bảo đảm tính khách quan, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm chất lượng và tiến độ thời gian;
c) Các giải pháp, đề xuất từ Đề án phải có tính khả thi, có sự phân công nhiệm vụ chủ trì, nhiệm vụ phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Yêu cầu
a) Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phải đánh giá toàn diện về thực trạng chất lượng, số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các cấp, qua đó đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS;
b) Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập đề cao trách nhiệm, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách, mục tiêu, yêu cầu, chủ động thực hiện các nội dung của Kế hoạch bảo đảm thời gian, tiến độ xây dựng Đề án;
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập làm cơ sở để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
STT | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp |
1 | - Xây dựng dự thảo Đề cương Đề án; - Họp Ban chỉ đạo, Tổ biên tập (lần 1) để công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Tổ biên tập và tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch triển khai Đề án; Đề cương tổng thể (lần 1). | Tháng 8 -9 - 10/2014 | Ban chỉ đạo |
|
2 | - Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án; - Gửi dự thảo Đề cương (lần 2) xin ý kiến thành viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập; - Gửi văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương báo cáo về tình hình thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người DTTS /Phiếu điều tra, khảo sát | Tháng 11/2014 | Bộ Nội vụ |
|
3 | Tổ chức khảo sát tại các tỉnh: 1. Tuyên Quang 2. Hòa Bình | Ban chỉ đạo | UBND tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình | |
4 | Tổ chức khảo sát tại các tỉnh: 1. Đắk Lắk 2. Ninh Thuận 3. Bình Thuận | Ban chỉ đạo | UBND tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận | |
5 | Tổ chức khảo sát tại các tỉnh: 1. An Giang 2. Sóc Trăng | Ban chỉ đạo | UBND tỉnh An Giang, Sóc Trăng | |
6 | - Tổ chức Hội thảo khu vực phía Bắc (tại tỉnh Tuyên Quang); - Tổ chức Hội thảo khu vực Duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên (tại tỉnh Ninh Thuận) | Tháng 12/2014 | Ban chỉ đạo | UBND tỉnh Tuyên Quang; Ninh Thuận |
7 | Tổng hợp Báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương; Thư nhận Phiếu điều tra; tổng hợp kết quả khảo sát để xây dựng dự thảo Đề án chi tiết |
| Tổ biên tập |
|
8 | Tổ chức Hội thảo khu vực Nam Bộ (tại tỉnh Sóc Trăng) | Tháng 01/2015 | Ban chỉ đạo | UBND tỉnh Sóc Trăng |
9 | Tổng hợp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Đề án (dự thảo 3), dự thảo Tờ trình để gửi xin ý kiến tham gia của một số Bộ, ngành, đơn vị có liên quan | Tổ biên tập |
| |
10 | Họp Ban chỉ đạo, Tổ biên tập (lần 2) để tham gia ý kiến, hoàn thiện dự thào Đề án, Tờ trình | Tháng 02/2015 | Ban chỉ đạo |
|
Trình Trưởng Ban xem xét, cho ý kiến vào các dự thảo để trình Bộ trưởng | Ban chỉ đạo |
| ||
11 | Gửi Tờ trình kèm theo Đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt | Tháng 03/2015 | Ban chỉ đạo |
|
III. NỘI DUNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Thực trạng triển khai hệ thống văn bản, chính sách pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức người DTTS;
2. Thực trạng số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị được đánh giá theo các tiêu chí sau:
a) Về số lượng:
- Tổng số và tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS;
- Tổng số và tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Tỷ lệ nam, nữ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS;
b) Về chất lượng:
- Tuyển dụng (thi tuyển; xét tuyển; tiếp nhận không qua thi tuyển; tiếp nhận, phân công công tác theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân);
- Trình độ, chuyên môn; trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ;
- Nâng ngạch cán bộ, công chức; thăng hạng viên chức là người DTTS; số lượng và tỷ lệ các ngạch công chức: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên hoặc tương đương; các hạng viên chức: hạng I, II, III, IV... hoặc tương đương;
- Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động... cán bộ, công chức, viên chức người DTTS;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.
c) Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách cán bộ, công chức, viên chức người DTTS;
d) Những giải pháp, kiến nghị để nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.
3. Phương pháp tiến hành
a) Thành lập 03 Đoàn khảo sát, gồm:
* Đoàn 1: Khảo sát tại 02 tỉnh Tuyên Quang và Hòa Bình:
+ Trưởng đoàn: Ông Lê Văn Lân, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
+ Thành viên:
- Ông Chẩu Văn Lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang;
- Ông Hoàng Đình Thu, Vụ trưởng Vụ Xây dựng hệ thống chính trị, Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- Ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình;
- Ông Nguyễn Viết Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình;
- Ông Trần Nam Phong, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang;
- Ông Quách Thanh Hải, Trưởng phòng Nội chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình;
- Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình;
- Ông Bàng Quốc Việt, Phó trưởng Phòng Công chức, viên chức, Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang;
- Đại diện cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.
* Đoàn 2: Khảo sát tại 03 tỉnh Đắk Lắk và Ninh Thuận, Bình Thuận:
+ Trưởng Đoàn: Ông Triệu Xuân Hòa, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;
+ Thành viên:
- Bà Mai Hoan Niê Kdăm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk;
- Ông Võ Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
- Bà H’Yâu Knul, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk;
- Ông Lê Thanh Hùng, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận;
- Bà Lê Thị Thanh Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Xây dựng hệ thống chính trị, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;
- Ông Y Mơ Mlô, Trưởng phòng Cán bộ, công chức, viên chức, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk;
- Ông Dương Văn Cơ, Phó Chánh Văn phòng, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận;
- Đại diện cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.
* Đoàn 3: Khảo sát tại 02 tỉnh An Giang và Sóc Trăng:
+ Trưởng đoàn: Ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Ông Lâm Văn Mẫn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng;
- Ông Thạch Muni, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
- Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng;
- Ông Trần Quốc Thanh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang;
- Ông Dương Liên Quang, Chánh văn phòng, Ban Dân tộc tỉnh An Giang;
- Bà Nguyễn Thị Lệ Thùy, Trưởng phòng Tổ chức bộ máy, Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng;
- Đại diện cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.
b) Xây dựng Phiếu điều tra xã hội học:
- Thông qua khảo sát trên Phiếu điều tra xã hội học để thu thập thông tin, phản ánh, kiến nghị của xã hội đối với công tác cán bộ, công chức, viên chức người DTTS. Tập trung hướng tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, có tỷ lệ nhất định cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Công chức - Viên chức
a) Làm thường trực, giúp Ban chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện; phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung Kế hoạch;
b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các Hội thảo; cử chuyên viên của Vụ tham gia tổ chức đoàn khảo sát khi có thông báo của các Trưởng đoàn khảo sát;
c) Tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra, khảo sát của tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; ý kiến tại Hội thảo; ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Đề án, dự thảo Tờ trình gửi lãnh đạo Bộ Nội vụ xem xét, quyết định.
2. Văn phòng Bộ Nội vụ
Phối hợp với Vụ Công chức - Viên chức, Vụ Kế hoạch tài chính xây dựng dự toán kinh phí; bố trí phương tiện và các điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch đề ra.
3. Các Bộ, ngành và các địa phương
a) Có trách nhiệm xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người DTTS khi có văn bản đề nghị của Bộ Nội vụ;
b) Tạo điều kiện để cán bộ, công chức của đơn vị tham gia làm thành viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án có hiệu quả;
c) Đối với các tỉnh có tổ chức khảo sát: ngoài các nhiệm vụ nêu tại Điểm a, b Khoản 3 Mục V Kế hoạch này có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ Đoàn khảo sát khi tổ chức khảo sát tại địa phương. Bố trí thành phần làm việc với Đoàn khảo sát (đảm bảo có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo, chuyên viên: Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tổ chức tỉnh ủy; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham dự).
4. Trách nhiệm Trưởng đoàn khảo sát
Những ông, bà được phân công làm Trưởng đoàn khảo sát nêu tại Điểm 2.1 Khoản 2 Mục III Kế hoạch này có trách nhiệm:
a) Tổ chức đoàn khảo sát theo lịch nêu tại Điểm 3, 4, 5 Mục II Kế hoạch này; thông báo cho các đơn vị được khảo sát về nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần để bảo đảm cho việc kiểm tra đạt kết quả;
b) Thông báo lịch khảo sát với thường trực Ban chỉ đạo (Vụ Công chức - Viên chức) để cử chuyên viên của Vụ tham gia tổ chức khảo sát theo Kế hoạch;
c) Phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn khảo sát;
d) Nhận, phát hành và thu lại Phiếu điều tra tại các địa phương tổ chức khảo sát;
đ) Xây dựng báo cáo khảo sát sau khi kết thúc khảo sát, tổng hợp Phiếu điều tra xã hội gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 12 năm 2014 và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả, số liệu khảo sát.
5. Nguồn kinh phí
Kinh phí phục vụ cho Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ được bố trí từ nguồn kinh phí xây dựng Đề án của Bộ Nội vụ. Huy động nguồn lực từ bên ngoài để bảo đảm kinh phí triển khai Kế hoạch này. Nội dung và định mức chi thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai Kế hoạch, nếu có những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, Trưởng Ban chỉ đạo sẽ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm tiến độ đề ra./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 37/TCCB-ĐTBD rà soát, xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tư pháp giai đoạn 2010 đến 2015 do Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 4757/BNV-CCVC năm 2014 báo cáo về công tác cán bộ, công, viên chức người dân tộc thiểu số do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Công văn 18238/BTC-HCSN năm 2016 hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới do Bộ Tài chính ban hành
- 4Kế hoạch 227/KH-BGDĐT năm 2020 về kiểm tra công tác phát triển đội ngũ cán bộ, cán bộ, giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học có ngành, khoa sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- 2Công văn 37/TCCB-ĐTBD rà soát, xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tư pháp giai đoạn 2010 đến 2015 do Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 4757/BNV-CCVC năm 2014 báo cáo về công tác cán bộ, công, viên chức người dân tộc thiểu số do Bộ Nội vụ ban hành
- 6Công văn 18238/BTC-HCSN năm 2016 hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới do Bộ Tài chính ban hành
- 7Kế hoạch 227/KH-BGDĐT năm 2020 về kiểm tra công tác phát triển đội ngũ cán bộ, cán bộ, giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học có ngành, khoa sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Kế hoạch 4770/KH-BNV năm 2014 triển khai Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công, viên chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 4770/KH-BNV
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/11/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra