Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 476/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1138/QĐ-BCT ngày 04/5/2019 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường;

Thực hiện Công văn số 7582/BCT-ATMT ngày 31/10/2023 của Bộ Công Thương về việc triển khai Quyết định của Thủ tướng chính phủ.

Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp môi trường được tại Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc cụ thể hóa các nội dung tại Quyết định số 192/QĐ-TTg trong đó chú trọng quán triệt và triển khai có hiệu quả Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh đến các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo công tác quản lý nhà nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Xác định phát triển ngành công nghiệp môi trường là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, lồng ghép, thực hiện các nội dung tại Quyết định số 192/QĐ-TTg vào các chương trình, đề án, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển đồng bộ các lĩnh vực cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường phù hợp với nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tuyên truyền đến các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có liên quan về những công nghệ, thiết bị, sản phẩm hiện có để xử lý và bảo vệ môi trường, nhằm giúp các đơn vị áp dụng hiệu quả nhất, giảm tác động xấu lên môi trường. Đồng thời, khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới mang tính sáng tạo, hiệu quả trong việc xử lý và quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thống nhất trong nhận thức và công tác chỉ đạo điều hành việc triển khai Quyết định số 980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, tích cực triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch một cách đồng bộ và hiệu quả.

- Đến năm 2025, ngành công nghiệp môi trường tỉnh cơ bản thu hút, kêu gọi đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường.

- Kêu gọi doanh nghiệp công nghiệp môi trường đầu tư, phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ môi trường của tỉnh; phát triển thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả; nâng cao năng lực sản xuất năng lượng tái tạo.

- Phát triển dịch vụ môi trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu của tỉnh về xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm và nhu cầu phân tích, quan trắc môi trường, các dịch vụ tư vấn về môi trường.

- Nâng cao nhận thức và nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sản xuất và tiêu dùng bền vững; sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường.

- Xác định các nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc nhằm triển khai hoàn thành các nhiệm vụ yêu cầu tại Quyết định số 192/QĐ-TTg.

- Phát huy tối đa mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch này.

- Bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Trung ương và phân cấp quản lý hiện hành.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Giải pháp về quản lý

- Thực hiện lồng ghép việc phát triển ngành công nghiệp môi trường vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch, dự án phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

- Lập danh sách các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị, sản phẩm công nghiệp môi trường để giới thiệu trên các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, người dân có nhu cầu có thể liên hệ.

- Tăng cường hợp tác về công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực môi trường; thu hút các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nước ngoài đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường của tỉnh. Tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án ngành công nghiệp môi trường được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh:

+ Sản xuất thiết bị, sản phẩm để xử lý khí thải, nước thải, tái sử dụng nước thải.

+ Sản xuất thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các thiết bị tái chế chất thải, phế liệu khác; thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ hệ thống xử lý chất thải, trạm trung chuyển và công trình bảo vệ môi trường khác.

+ Sản xuất thiết bị để phá dỡ phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy hết thời hạn sử dụng; thiết bị đo lường, giám sát môi trường; thiết bị, sản phẩm phục vụ sản xuất năng lượng từ chất thải.

+ Sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học, vật liệu, vật tư thay thế phục vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; thiết bị, sản phẩm phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học; thiết bị, sản phẩm phục vụ khắc phục sự cố môi trường; thiết bị, sản phẩm khác phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường.

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường tham gia các khoá đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức của ngành, để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ công nhân có tay nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của ngành công nghiệp môi trường và các ngành nghề công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về công nghệ, kiến thức giữa các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị, sản phẩm công nghiệp môi trường với các Trung tâm, Viện nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.

- Kêu gọi doanh nghiệp sản xuất các thiết bị, sản phẩm công nghiệp môi trường đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu mới ít phát thải vào sản xuất.

4. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức

- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và các đơn vị có liên quan trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và các doanh nghiệp về ngành công nghiệp môi trường.

- Tổ chức các buổi hội thảo giữa doanh nghiệp sản xuất với các chuyên gia hay doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp môi trường trong việc cung cấp các thông tin về thiết bị, sản phẩm công nghiệp môi trường; các công nghệ, thiết bị, vật liệu mới góp phần để các cơ sở này có thể cập nhật thêm thông tin và thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện huy động từ nguồn: ngân sách địa phương, vốn viện trợ, tài trợ và các nguồn hợp pháp khác.

2. Các sở, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng kế hoạch Hàng năm, dự toán vào kinh phí sự nghiệp cơ quan, đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, kịp thời báo cáo UBND tỉnh tổng hợp, có ý kiến về Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cập nhật sửa đổi, bổ sung danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công nghiệp môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Rà soát các doanh nghiệp công nghiệp môi trường; đề xuất thu hút đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ và phát triển các dự án công nghiệp môi trường.

- Kêu gọi thu hút, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp công nghiệp môi trường trong và ngoài nước trao đổi thông tin, tài liệu nghiên cứu, phát triển các dự án công nghiệp môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng, hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp môi trường.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh huy động, phân bổ vốn ngân sách Trung ương, địa phương để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tham mưu, trình UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư, ưu đãi đầu tư đối với các dự án trong lĩnh vực phát triển công nghiệp môi trường theo đề nghị của nhà đầu tư ngoài các Khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh phù hợp với chính sách của Trung ương trong từng giai đoạn theo quy định.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh về kinh phí hàng năm từ các nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật về môi trường liên quan đến thu hút đầu tư doanh nghiệp công nghiệp môi trường, hình thành khu xử lý, tái chế chất thải tiên tiến hiện đại.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng các bộ đơn giá dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Lồng ghép xây dựng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2025 trong kế hoạch công tác của ngành.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp môi trường: đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn đô thị tập trung; chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đúng quy định; phát triển các dịch vụ tư vấn môi trường.

- Hỗ trợ phát triển và hướng dẫn chuyên môn các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường; quan trắc môi trường; thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm.

- Góp ý hoàn thiện quy định phát triển công nghệ quy trình phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường; cập nhật, phổ biến các quy định của pháp luật về quan trắc và phân tích môi trường và áp dụng trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu phân bổ có hiệu quả từ nguồn ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường và các nguồn kinh phí khác để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, công trình đầu tư về phát triển công nghiệp môi trường.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì phát triển nguồn nhân lực toàn tỉnh, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ công nhân có tay nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của ngành công nghiệp môi trường và các ngành nghề công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra đảm bảo quyền lợi, chế độ an sinh xã hội của người lao động tại các cơ sở công nghiệp.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thực hiện nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao thân thiệt môi trường trên địa bàn theo quy định.

- Có giải pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đóng góp vốn vào quỹ đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới thân thiện môi trường.

- Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới, sản phẩm mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu quả.

- Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nghiên cứu dự báo, đổi mới và chuyển giao công nghệ.

7. Sở Xây dựng

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị tập trung.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi quản lý nhà nước.

- Trình cấp có thẩm quyền hoặc thừa ủy quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thẩm định, tham gia thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư, xây dựng công trình công nghiệp theo phân cấp hiện hành.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, công nghiệp môi trường của tỉnh.

9. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

Chủ trì hoặc phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh kêu gọi đầu tư hoặc cùng đơn vị chức năng trực thuộc tích cực phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (có đất công nghiệp); ưu tiên kêu gọi đầu tư ngành công nghiệp môi trường trong đó.

10. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh

Chủ trì, phối với Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chương trình và dự án công nghiệp môi trường.

11. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường trong Kế hoạch này vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp các thiết bị, sản phẩm công nghiệp môi trường sản xuất trên địa bàn quản lý (nếu có) về Sở Công Thương để tham mưu UBND tỉnh tổng hợp báo cáo về Bộ Công Thương.

12. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp môi trường: Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương để được hỗ trợ, tham gia thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tập trung tổ chức thực hiện; trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động đề xuất, gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, Tp Đà Lạt, Bảo Lộc;
- Lưu: VT, KT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Hiệp

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 476/KH-UBND ngày 16/01/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên nhiệm vụ, hoạt động

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Nhiệm vụ, hoạt động về quản lý

 

 

 

1

Tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung tiêu chí, cơ chế, chính sách thu hút đầu phát triển công nghiệp môi trường, hình thành khu xử lý, tái chế chất thải.

Sở Tài Nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

2024-2025

2

Tham mưu xây dựng bộ đơn giá dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài Nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

2024-2025

3

Tham mưu xây dựng cơ chế khuyến khích hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

2024-2025

4

Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, thực hiện các hoạt động khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

5

Lồng ghép đưa nội dung phát triển công nghiệp môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn và hàng năm để tổ chức thực hiện hiệu quả.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

6

Rà soát, phân loại các doanh nghiệp công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh; đề xuất thu hút đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và phát triển các dự án công nghiệp môi trường.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

7

Kêu gọi đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại các cụm công nghiệp.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

8

Kêu gọi đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp.

Ban Quản lý các khu công nghiệp

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

9

Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển dịch vụ môi trường của tỉnh đến năm 2025.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

10

Phát triển các dạng năng lượng mới, như năng lượng gió, mặt trời địa nhiệt, hydro, các dạng năng lượng sinh học, năng lượng thu hồi từ chất thải (Biogas).

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

11

Phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị tập trung.

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

12

Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi quản lý nhà nước.

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

II

Nhiệm vụ, hoạt động về phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

1

Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp công nghiệp môi trường trong và ngoài nước trao đổi thông tin, tài liệu nghiên cứu, phát triển các dự án công nghiệp môi trường.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

2

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp môi trường: đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn đô thị tập trung; chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đúng quy định; phát triển các dịch vụ tư vấn môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

3

Hỗ trợ phát triển và hướng dẫn chuyên môn các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường; quan trắc môi trường; thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

4

Tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiết kiệm năng lượng cho các cơ sở kinh doanh.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

5

Hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công cho các dự án đầu tư máy móc thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, xử lý môi trường.

Sở Công Thương`

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

6

Phát triển nguồn nhân lực toàn tỉnh, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ công nhân có tay nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của ngành công nghiệp môi trường.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

III

Nhiệm vụ, hoạt động về khoa học và công nghệ

 

 

 

1

Góp ý hoàn thiện quy định phát triển công nghệ quy trình phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường; cập nhật, phổ biến các quy định của pháp luật về quan trắc và phân tích môi trường và áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

2

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị và sản xuất sản phẩm môi trường thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp môi trường.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; đơn vị có liên quan.

Hàng năm

IV

Nhiệm vụ, hoạt động về truyền thông, nâng cao nhận thức

 

 

 

1

Phổ biến chính sách, pháp luật ngành công nghiệp môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Báo Lâm Đồng và Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng và Các đơn vị có liên quan.

Hàng năm

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 476/KH-UBND năm 2024 phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 476/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 16/01/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Võ Ngọc Hiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/01/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản