Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4659/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 24 tháng 6 năm 2024 |
Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-BNN-CCPT ngày 28/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 23/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Kế hoạch số 907/KH-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Kế hoạch số 2086/KH-UBND ngày 26/3/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Thông báo số 2227/TB-BNN-VP ngày 27/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ý kiến kết luận của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại "Hội nghị triển khai kế hoạch công tác chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường năm 2024";
UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Xây dựng thí điểm Mô hình Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp thôn (gọi tắt là tổ giám sát cộng đồng) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2024-2025, nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm. Góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2024-2025, phấn đấu có ít nhất 30% số xã/phường/thị trấn của các địa phương được chọn xây dựng thí điểm mô hình Tổ giám sát cộng đồng. Trong đó, năm 2024 thực hiện 10%; năm 2025 thực hiện 20%.
- Các huyện, thị xã, thành phố chọn xây dựng thí điểm mô hình Tổ giám sát cộng đồng gồm: Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Đại Lộc, Phú Ninh, Bắc Trà My, Nam Trà My, Điện Bàn, Tam Kỳ, Hội An mỗi địa phương chọn 30% số xã/phường/thị trấn để thành lập Tổ giám sát cộng đồng.
- Các xã/phường/thị trấn được chọn xây dựng thí điểm mô hình Tổ giám sát cộng đồng, chọn 30% số thôn, khối phố… để thành lập Tổ giám sát cộng đồng.
1. Xây dựng Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp thôn
- Thành phần tham gia Tổ giám sát cộng đồng tại các thôn/khối phố là những người đang tham gia công tác thôn/khối phố, số lượng tối thiểu 03 người, do đồng chí Trưởng thôn/khối phố là tổ trưởng, thành viên là Chi hội trưởng của các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn/khối phố như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ...
- Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp thôn thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Địa điểm, phương tiện làm việc của Tổ giám sát cộng đồng: UBND cấp xã, Ban dân chính thôn/tổ dân phố tạo điều kiện về địa điểm và các phương tiện làm việc phù hợp cho Tổ giám sát cộng đồng ổn định, lâu dài.
2. Nhiệm vụ của Tổ giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp thôn
- Tổ giám sát cộng đồng xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm.
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Theo dõi, thống kê, cập nhật thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa bàn.
- Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản quy định tại phụ lục II, Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 23/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Tiếp nhận thông tin, phát hiện, cung cấp thông tin, phản ánh và kiến nghị kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho Chủ tịch UBND cấp xã.
- Kịp thời phát hiện các gương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm để đề xuất cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng.
- Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất kết quả thực hiện công tác giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho UBND cấp xã.
- Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách về những hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại thôn/khối phố.
- Các thành viên tổ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm giúp tổ trưởng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tổ trưởng trực tiếp quản lý điều hành, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp xã.
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm cho các đơn vị, địa phương.
2. Các nguồn xã hội hóa, tài trợ, huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tiến độ, nội dung thực hiện Kế hoạch tại các địa phương; kịp thời báo cáo UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản để địa phương biết thực hiện các bước thành lập Tổ giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Mẫu hóa các văn bản).
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên Tổ giám sát cộng đồng.
- Tổ chức học tập kinh nghiệm xây dựng Tổ giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các tỉnh, thành phố đã triển khai để nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn tại Quảng Nam.
- Kết thúc giai đoạn tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giải pháp để Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản hoạt động tốt hơn và tiếp tục triển khai thực hiện các địa phương còn lại.
2. Sở Tài chính: Hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, cấp xã sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch đúng quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Thông tin, phổ biến nội dung Kế hoạch này đến cấp xã, cấp thôn tại địa phương.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được chọn thí điểm thành lập Tổ giám sát cộng đồng chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung và lộ trình theo Kế hoạch của UBND tỉnh; đồng thời, giao Chủ tịch UBND cấp xã ban hành Quyết định thành lập Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thôn/khối phố.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của Tổ; hỗ trợ kinh phí để Tổ giám sát cộng đồng hoạt động; hằng năm tổ chức đào tạo, tập huấn, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho thành viên Tổ; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tham mưu triển khai và tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Chỉ đạo UBND cấp xã:
+ Quán triệt, phổ biến nội dung Kế hoạch này đến cấp thôn.
+ Ban hành Quyết định thành lập Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp thôn, quy chế hoạt động; hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Tổ.
+ Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Tổ, định kỳ hằng Quý tổ chức họp Tổ.
+ Hằng năm, bố trí kinh phí và các nguồn lực hợp pháp khác để duy trì hoạt động của Tổ giám sát cộng đồng tại địa phương.
+ Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất kết quả thực hiện về UBND cấp huyện để theo dõi, chỉ đạo và báo cáo cấp trên.
4. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh, các Hội, đoàn thể phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong việc thành lập và tổ chức hoạt động các Tổ giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch Xây dựng thí điểm Mô hình Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2024-2025; đề nghị các ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 287/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2019 và năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 1127/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Kế hoạch 4659/KH-UBND năm 2024 xây dựng thí điểm Mô hình Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2024-2025
- Số hiệu: 4659/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 24/06/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra