Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG CHO KHÁCH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 11/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kiểm soát chất lượng vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

a) Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch, nhằm góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế của ngành Du lịch Hà Tĩnh.

b) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường kết nối liên vùng, trong nước, quốc tế; phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển để phát triển ngành Du lịch.

c) Phát triển dịch vụ vận tải đa dạng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho khách du lịch; đổi mới phương tiện vận tải khách du lịch theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng quy chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, góp phần phát triển bền vững du lịch quốc tế và nội địa.

d) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, khai thác hoạt động vận tải khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

đ) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội trong việc phát triển vận tải khách du lịch.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông nhằm tạo thuận lợi, an toàn cho khách du lịch góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Về rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật: Tham mưu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và ngành Du lịch.

- Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:

+ 80% công trình đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách loại 3 trở lên, trạm dừng nghỉ đường bộ, ga đường sắt, bến thủy nội địa) được trang bị cơ sở vật chất, dịch vụ tiện nghi phục vụ hành khách và giao thông kết nối thông suốt, an toàn đến các khu du lịch, điểm du lịch.

+ 100% các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa được xóa bỏ.

+ Đầu tư xây dựng mới một số bến xe khách du lịch, bến hành khách thủy nội địa và các tuyến đường bộ, đường sắt trọng điểm theo quy hoạch, kế hoạch.

- Về phát triển phương tiện vận tải khách du lịch:

+ 100% phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa phải có các trang thiết bị về chất lượng dịch vụ và an toàn kỹ thuật theo quy định.

+ Đầu tư phát triển các phương tiện vận tải khách du lịch sử dụng công nghệ mới trong bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

- Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ vận tải khách du lịch:

+ 100% người điều khiển, thuyền viên, nhân, viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa có đủ giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ phù hợp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế của ngành du lịch.

+ Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ cho đội ngũ nhân lực tổ chức quản lý, khai thác vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

- Về công tác tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu tai nạn giao thông: Đảm bảo các trung tâm, cơ sở tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu tai nạn giao thông có đủ nhân lực và được trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch

a) Rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

b) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành liên quan trong chia sẻ thông tin về phương tiện vận tải khách du lịch; giấy phép, chứng chỉ nghiệp vụ của người điều khiển, nhân viên phục vụ; thông tin đăng ký, đăng kiểm phương tiện; xử lý vi phạm hành chính; tai nạn giao thông... trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa.

c) Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính trong tổ chức, quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch; chú trọng vào các thủ tục hành chính trong vận tải khách liên vận quốc tế (đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép, đăng ký, đăng kiểm...) phục vụ phát triển du lịch.

2. Đầu tư xây dựng và nâng cao điều kiện bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển du lịch

a) Rà soát, nâng cấp, cải tạo các đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách loại 3 trở lên, bến thủy nội địa, trạm dừng nghỉ đường bộ), đảm bảo bố trí tối ưu các khu chức năng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ tiện nghi phục vụ hành khách (gồm cả hành khách là người khuyết tật).

b) Rà soát, bổ sung hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường bộ xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch.

c) Rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa.

d) Rà soát, bố trí các điểm đón, trả khách, bến, bãi đỗ xe phục vụ phương tiện vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch. Đảm bảo quỹ đất dành cho phát triển giao thông theo quy định, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

đ) Tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường bộ như: Tuyến đường Ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê, Cầu Thọ Tường; phối hợp với các cơ quan, ban ngành xúc tiến đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh như: Cầu Cửa Hội, QL8, đường tránh Đèo Con, đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường sắt tốc độ cao, đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ.

g) Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng một số đầu mối vận tải hành khách với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ tiện nghi kết nối thông suốt, an toàn đến các vùng du lịch như:

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư các tuyến xe buýt đến các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Các trạm dừng nghỉ đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam (đoạn qua Hà Tĩnh), Quốc lộ 1A, QL8, đường Hồ Chí Minh.

h) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung ứng dụng trong công tác vận hành hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ; hệ thống phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải khách du lịch

a) Tập trung đổi mới, phát triển đa dạng hóa phương tiện vận tải khách du lịch theo hướng hiện đại, tiện nghi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế. Cụ thể từng phương thức vận tải như sau:

- Vận tải hành khách du lịch đường bộ: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện và chất lượng dịch vụ; sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật, thân thiện với môi trường, tối thiểu đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV.

- Vận tải hành khách đường thủy nội địa: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện (buýt đường sông, tàu thủy cao tốc...) và chất lượng dịch vụ; chú trọng sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật; trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho hành khách.

b) Nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm và tăng cường quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ kiểm định đối với phương tiện vận tải khách du lịch.

c) Đảm bảo mức chi phí vận tải khách du lịch hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp; có chính sách về giá vé, hình thức bán vé linh hoạt và đẩy mạnh ứng dụng vé thông minh kết nối đa phương thức; tăng cường cung cấp thông tin về chuyến đi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải (tìm đường đi tối ưu, tra cứu giá cước, dịch vụ, kết nối các phương thức vận tải du lịch...) tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.

d) Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động vận tải như: Xây dựng phần mềm trao đổi thông tin về xe du lịch và khách du lịch, thông qua phần mềm này các doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển khách đăng tải loại phương tiện giá thuê phương tiện cũng như khách du lịch có nhu cầu tham gia trao đổi để tìm kiếm phương tiện đi lại có chất lượng phục vụ tốt nhất, giá cước vận tải cạnh tranh, hợp lý nhất.

4. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải khách du lịch

a) Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, quy trình cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.

b) Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế của ngành du lịch.

c) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực quản lý, khai thác vận tải và bảo đảm an toàn giao thông chất lượng cao, tiếp cận với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý, khai thác và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung xử lý các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

đ) Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát trong hoạt động vận tải khách du lịch.

5. Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông

a) Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

b) Nâng cao năng lực hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cho hệ thống cấp cứu 115 và bệnh viện đa khoa cấp huyện, năng lực sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế cấp xã, phường tại các khu du lịch.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông

a) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị vận tải khách du lịch; tập trung tuyên tuyền trực tiếp, phát tờ rơi... tại các đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách, ga đường sắt, bến thủy nội địa), cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các khu du lịch.

b) Đa dạng hóa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng (Báo Hà Tĩnh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh), xây dựng chương trình tuyên truyền thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh để tương tác trực tiếp với khách du lịch.

7. Lộ trình thực hiện Kế hoạch: Theo Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

8. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, nguồn vốn xã hội hóa, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải

a) Rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa phục vụ vận chuyển khách du lịch; nâng cấp, cải tạo các đầu mối vận tải hành khách, đảm bảo điều kiện trang thiết bị tiện nghi phục vụ mọi đối tượng hành khách.

b) Tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường bộ như: Tuyến đường Ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, đường thành phố Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê, Cầu Thọ Tường, Cầu Hộ Độ, các tuyến đường trục ngang nối Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc với các khu du lịch ven biển và một số công trình giao thông khác; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xúc tiến đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh như: Cầu Cửa Hội, QL8, đường tránh Đèo Con, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt tốc độ cao, đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Tham mưu, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

- Rà soát, lắp đặt đầy đủ hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch.

- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đổi mới, phát triển đa dạng hóa đoàn phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi.

đ) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng cơ chế phối hợp về chia sẻ thông tin trong công tác quản lý hoạt động vận tải khách du lịch.

e) Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.

g) Hướng dẫn, giám sát các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch trong việc đảm bảo mức chi phí vận tải phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp, chính sách giá vé, hình thức bán vé linh hoạt, cung cấp thông tin chuyến đi kịp thời cho khách du lịch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Tổng hợp, xây dựng danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh để thúc đẩy phát triển du lịch.

b) Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh để phát triển du lịch.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với các Sở ban ngành lập dự toán chi đầu tư phát triển và phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm thúc đẩy phát triển du lịch.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tăng cường công tác kiểm soát quy trình cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải:

+ Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

+ Rà soát, lắp đặt đầy đủ hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch.

+ Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đổi mới, phát triển đa dạng hóa đoàn phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi.

- Phối hợp với An toàn giao thông tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.

5. Công an tỉnh

a) Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, cứu hộ cứu nạn trong hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.

b) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch theo thẩm quyền.

c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng cơ chế phối hợp về chia sẻ thông tin liên quan trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa.

6. Sở y tế: Nâng cao năng lực hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cho hệ thống cấp cứu 115 và bệnh viện đa khoa cấp huyện, năng lực sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế cấp xã, phường, tại các khu du lịch.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền về kiểm soát chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng.

b) Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch và đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.

8. Ban An toàn giao thông tỉnh

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy định theo thẩm quyền về kiểm soát chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Theo chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp vận tải khách du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước theo quy định; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm theo thẩm quyền.

- Quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng các điểm đón, trả khách, bến, bãi đỗ xe phục vụ phương tiện vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch theo các quy hoạch liên quan đến phát triển giao thông vận tải đã được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ cơ sở hạ tầng về bến xe, điểm dừng đón, trả khách du lịch và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn mà địa phương quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với ngành chức năng liên quan đảm bảo ATGT vận chuyển khách bằng thuyền du lịch, phục vụ tối đa nhu cầu đi lại an toàn, thuận lợi cho du khách, không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy; đặc biệt là trong thời gian diễn ra các lễ hội lớn trong năm như: Lễ hội Đền Lê Khôi (Lộc Hà), Chùa Hương Tích (Can Lộc),...vv.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ GTVT;
- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Hà Tĩnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh VP, các PVP;
- Trung tâm TT - CB - TH tỉnh;
- Lưu: VT, GT, GT1;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Tất Thắng

 

PHỤ LỤC

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

I

Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch

 

 

 

1

Tham mưu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

Sở Giao thông vận tải

Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch

2019-2025

2

Triển khai tổ chức hiện các quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch của Chính phủ, các Bộ ngành

Sở Giao thông vận tải

Các Sở ban ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã

2019- 2025

3

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành liên quan trong chia sẻ thông tin về phương tiện vận tải khách du lịch; giấy phép, chứng chỉ nghiệp vụ của người điều khiển, nhân viên phục vụ; thông tin đăng ký, đăng kiểm phương tiện; xử lý vi phạm hành chính; tai nạn giao thông... trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa.

Sở Giao thông vận tải

Công an tỉnh; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

2019-2025

4

Tiếp tục rà soát, kiểm soát các thủ tục hành chính trong tổ chức, quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch; chú trọng vào các thủ tục hành chính cho vận tải khách liên vận quốc tế (đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép, đăng ký, đăng kiểm...).

Sở Giao thông vận tải

 

2019-2022

5

Tham mưu xây dựng quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ban An toàn giao thông tỉnh

Các Sở ban ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã

2019-2025

II

Đầu tư xây dựng và nâng cao điều kiện bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển du lịch

 

 

 

1

Rà soát, nâng cấp, cải tạo các đầu mối vận tải hành khách (bến xe, bến thủy nội địa, trạm dừng nghỉ, trạm cứu hộ, cứu nạn...), đảm bảo bố trí tối ưu các khu chức năng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ, tiện nghi phục vụ hành khách (gồm cả hành khách là người khuyết tật).

Sở Giao thông vận tải

Các sở ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã

2019-2020

2

Rà soát, bố trí các điểm đón, trả khách, bến, bãi đỗ xe phục vụ phương tiện vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch. Đảm bảo quỹ đất dành cho phát triển giao thông theo quy định, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

Sở Giao thông vận tải

Sở Xây dựng, Sở TN và MT, UBND các huyện, thành phố, thị xã

2019-2020

3

Rà soát, bổ sung hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường bộ xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch.

Sở Giao thông vận tải

Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch

2019-2020

4

Rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa.

Sở Giao thông vận tải

Ban ATGT tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã

2019-2020

5

Tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường bộ như: Tuyến đường Ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, Cầu Thọ Tường và một số công trình giao thông khác; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xúc tiến đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh như: Cầu Cửa Hội, QL8, đường tránh Đèo Con, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt tốc độ cao, đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ.

Sở Giao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải; các Sở ban ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã

2019-2025

6

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung ứng dụng trong công tác vận hành hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ; hệ thống phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa.

Sở Giao thông vận tải

UBND các huyện, thành phố, thị xã; Doanh nghiệp vận tải khách du lịch

2019-2025

III

Nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải khách du lịch

 

 

 

1

Tập trung đổi mới, phát triển đa dạng hóa đoàn phương tiện vận tải khách du lịch theo hướng hiện đại, tiện nghi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế:

 

 

 

-

Vận tải hành khách du lịch đường bộ: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện và chất lượng dịch vụ; sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật, thân thiện với môi trường, tối thiểu đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV.

Doanh nghiệp vận tải khách du lịch đường bộ

Sở GTVT; Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch (hướng dẫn thực hiện)

2019-2025

 

Vận tải hành khách đường thủy nội địa: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện (buýt đường sông, tàu thủy cao tốc...) và chất lượng dịch vụ; chú trọng sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật; trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho hành khách.

Doanh nghiệp vận tải khách du lịch đường thủy nội địa

Sở Giao thông vận tải; Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch (hướng dẫn thực hiện)

2019-2025

2

Nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm và tăng cường quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ kiểm định đối với phương tiện vận tải khách du lịch.

Sở Giao thông vận tải

 

Hàng năm

3

Đảm bảo mức chi phí vận tải khách du lịch hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp; có chính sách về giá vé, hình thức bán vé linh hoạt và kết nối đa phương thức; tăng cường cung cấp thông tin về chuyến đi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải (tìm đường đi tối ưu, tra cứu phương tiện, giá cước, dịch vụ, kết nối các phương thức vận tải du lịch...) tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.

Doanh nghiệp vận tải khách du lịch

Sở Giao thông vận tải (hướng dẫn thực hiện)

2019-2025

IV

Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải khách du lịch

 

 

 

1

Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, quy trình cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giao thông vận tải

Doanh nghiệp vận tải khách du lịch

2019-2025

2

Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế của ngành du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giao thông vận tải

Doanh nghiệp vận tải khách du lịch

2019-2025

3

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực quản lý, khai thác vận tải và bảo đảm an toàn giao thông chất lượng cao, tiếp cận với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Sở Giao thông vận tải; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2019-2025

4

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý, khai thác và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung xử lý các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

Sở Giao thông vận tải; Công an tỉnh

 

Hàng năm

V

Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông

 

 

 

1

Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

Sở Giao thông vận tải; Sở Y tế; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

2019-2025

2

Nâng cao năng lực hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cho hệ thống cấp cứu 115 và bệnh viện đa khoa cấp huyện, năng lực sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế cấp xã, phường tại các khu du lịch.

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

VI

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông

 

 

 

1

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị vận tải khách du lịch; tập trung tuyên tuyền trực tiếp, phát tờ rơi... tại các đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách, ga đường sắt, bến thủy nội địa, cảng biển), cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các khu du lịch.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban ngành: Giao thông vận tải; Công an tỉnh; Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Thông tin - Truyền thông, Ban an toàn giao thông tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2019-2025

2

Đa dạng hóa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng (Báo Hà Tĩnh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh), xây dựng chương trình tuyên truyền thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh để tương tác trực tiếp với khách du lịch.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban ngành: Giao thông vận tải; Công an tỉnh; Văn hóa- Thể thao và Du lịch; Thông tin- Truyền thông, Ban an toàn giao thông tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2019-2025

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 về kiểm soát chất lượng vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

  • Số hiệu: 46/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 27/02/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Dương Tất Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/02/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản