Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 450/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 04 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 601/QĐ-LĐTBXH ngày 05/7/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa tỉnh Đắk Nông (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo quy định tại Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2222/QĐ-TTg).

- Thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo quy định tại Quyết định số 570/QĐ-UBND ngày 21/3/2022 về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Đề ra các giải pháp hiệu quả để thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, đào tạo, kiểm tra, đánh giá... giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức đào tạo, cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số; tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025

a) Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Phấn đấu 50% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.

- Phấn đấu 50% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.

b) Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo

- Phấn đấu 70% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số.

- Phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

c) Hạ tầng, nền tảng và học liệu số

- Hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy và học vào năm 2025.

- Phấn đấu 50% trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.

d) Quản lý số và quản trị số

- Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

- Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trung cấp số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số.

- Có 50% hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Có 70% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hình thành bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp.

- Phấn đấu 50% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số.

- Phấn đấu 01 Trường Cao đẳng là trường học số.

3. Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2030

a) Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.

- Phấn đấu 100% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.

b) Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo.

- Phấn đấu 100% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số.

- Phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

c) Hạ tầng, nền tảng và học liệu số

- Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp.

d) Quản lý số và quản trị số

- Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công tỉnh và tích hợp vào Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số.

- Có 70% hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp vào năm 2030.

- Phấn đấu 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Phấn đấu 01 trường chất lượng cao đạt 100% các chỉ tiêu học số.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

III. NGUỒN KINH PHÍ

1. Ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định phân cấp ngân sách, trong đó tăng cường lồng ghép với các đề án, chương trình, kế hoạch liên quan đã được phê duyệt.

2. Huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư, tài trợ kinh phí để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

3. Nguồn thu, kêu gọi đầu tư, huy động hợp pháp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm theo yêu cầu; hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; tiến hành kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết; đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp cần thiết.

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện quá trình chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có hướng dẫn của Trung ương.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hàng năm và theo giai đoạn, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất (theo yêu cầu) kết quả thực hiện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, hạ tầng Internet dùng chung thống nhất trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đảm bảo kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; có chính sách ưu đãi về dịch vụ Internet và dịch vụ công nghệ thông tin đối với người học, đội ngũ nhà giáo và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, ban hành các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu tỉnh, các cơ sở dữ liệu có liên quan với cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

3. Sở Tài chính: Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về cân đối, bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện trong từng giai đoạn theo quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp hướng dẫn, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công thực hiện Kế hoạch, trong đó ưu tiên bố trí vốn phục vụ chuyển đổi số về giáo dục nghề nghiệp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện theo quy định.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp cung cấp và kết nối, chia sẻ dữ liệu giáo dục đào tạo với cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp.

6. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Chủ động tiếp cận các mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến và xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đơn vị.

- Ưu tiên đề xuất, cân đối bố trí kinh phí hàng năm để đảm bảo thực hiện các mục tiêu cơ bản chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp của đơn vị; kêu gọi đầu tư, huy động tài trợ và các nguồn hợp pháp để đảm bảo thực hiện lộ trình chuyển đổi số theo Kế hoạch đề ra đúng quy định.

- Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) về tình hình, kết quả triển khai thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện; trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, các địa phương, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: LĐ-TB&XH, TT&TT, KH&ĐT, GD&ĐT, Tài chính;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trường CĐCĐ Đắk Nông;
- Các cơ sở GDNN (giao Sở LĐ-TB&XH sao gửi);
- Báo Đắk Nông, Đài PT&TH Đắk Nông;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX(Hp).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

(Kèm theo Kế hoạch số 450/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Mục tiêu đến 2030

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp/đơn vị thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Triển khai thực hiện thể chế, cơ chế chính sách

a)

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan và chuyên ngành GDNN để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong tình hình mới

Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh

Sở LĐ-TB&XH

Các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan

Văn bản triển khai và Báo cáo kết quả triển khai (theo yêu cầu)

2022-2030

Do Bộ, ngành ban hành

b)

Chính sách hỗ trợ phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế

Các cơ sở GDNN đủ điều kiện được đầu tư hệ thống các thiết bị hiện đại phục vụ học tập, thực hành, nghiên cứu

Sở LĐ-TB&XH; UBND các huyện, thành phố

Sở Tài chính; các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan

Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai theo lộ trình

2022-2030

Do cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí

2

Triển khai thực hiện phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số

a)

Phát triển chương trình, nội dung đào tạo GDNN

 

-

Đổi mới và phát triển nội dung, chương trình đào tạo

Chọn thí điểm cơ sở GDNN có đủ điều kiện để triển khai

Sở LĐ-TB&XH;

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố

Công văn triển khai của Sở LĐ-TB&XH

2022-2030

Bộ LĐ-TB&XH ban hành theo phụ lục tại Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ

-

Tiếp cận chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế

Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông

Sở LĐ-TB&XH

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố

Công văn triển khai của Sở LĐ-TB&XH

2022-2030

 

b)

Triển khai phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số

-

Hạ tầng số

Triển khai thực hiện các dự án, đề án đầu tư nâng cấp Hệ thống hạ tầng số của các cơ sở GDNN

Sở LĐ-TB&XH

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố

Triển khai theo lộ trình được Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt

2022-2030

Huy động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tham gia xã hội hóa về lĩnh vực GDNN

-

Nâng cấp và hoàn thiện thư viện điện tử trong các cơ sở GDNN; đầu tư/thuê/chuyển giao thiết bị thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo, phòng học thông minh và các thiết bị phát triển học liệu số cho các cơ sở GDNN

Triển khai thực hiện các dự án, đề án đầu tư nâng cấp Hệ thống hạ tầng số của các cơ sở GDNN

Sở LĐ-TB&XH

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố

Triển khai theo lộ trình đã được các Bộ, ngành trung ương có liên quan phê duyệt

2022-2030

Bộ LĐ-TB&XH ban hành theo phụ lục tại Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ

các cơ sở GDNN

Sở LĐ-TB&XH

trung ương có liên quan phê duyệt

b)

Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước và quản trị nhà trường

-

Triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về GDNN phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và tích hợp với Trung tâm điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC)

Cơ sở dữ liệu ngành, kết nối thông suốt với các cơ sở GDNN và cơ quan quản lý GDNN của tỉnh

Sở LĐ-TB&XH

Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu ngành GDNN tỉnh

2022-2030

Nhiệm vụ tại QĐ số 570/QĐ-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện NQ 09-NQ/TU của Tỉnh ủy

-

Thực hiện công cụ và triển khai hoạt động kiểm tra, hoạt động đảm bảo chất lượng, hoạt động đánh giá kỹ năng nghề thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý

Theo quy hoạch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở LĐ-TB&XH

Các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động

Văn bản triển khai của Sở LĐ-TB&XH

2022-2030

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 450/KH-UBND năm 2022 thực hiện chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu: 450/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 04/08/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Tôn Thị Ngọc Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/08/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản