Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4371/KH-UBND | Phú Thọ, ngày 28 tháng 09 năm 2021 |
KIÊN CỐ HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại văn bản số 342-CV/TU ngày 14 tháng 9 năm 2021 về việc ban hành Kế hoạch Kiên cố hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải (tại Tờ trình số 1708/TTr-SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2021), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiên cố hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục đầu tư phát triển và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) đảm bảo thông suốt, đồng bộ, cứng hóa, bền vững, đạt chuẩn về cấp hạng và kết nối liên hoàn với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ, nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần hoàn thành tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới;
- Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân và các thành phần kinh tế theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; tạo điều kiện để người dân được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt hơn, trở thành cầu nối giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Mục tiêu cụ thể: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70 % tổng nhu cầu kinh phí về xi măng; phần kinh phí còn lại do Ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối, bố trí và vận động nhân dân đóng góp. Kiên cố hóa tối thiểu 980 km đường GTNT, đảm bảo đến hết năm 2025, tỷ lệ kiên cố đường GTNT trên địa bàn tỉnh tối thiểu đạt 80 %.
II. Giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu
Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xác định phát triển GTNT là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới; tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo ra sự thống nhất và sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển GTNT. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân. Phát động phong trào thi đua toàn dân tham gia xây dựng GTNT vì lợi ích cộng đồng; tổ chức các hoạt động giám sát cộng đồng; làm tốt công tác quản lý, bảo vệ các công trình đường GTNT sau đầu tư; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tiến độ và chất lượng các công trình GTNT
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch kiên cố hóa hệ thống GTNT trên địa bàn; nội dung kế hoạch phải cụ thể, chi tiết đến từng xã, phường, thị trấn, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng huy động nguồn lực; chủ động cân đối, bố trí kinh phí để bảo trì, sửa chữa đường GTNT, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng tuổi thọ công trình;
- Đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đường GTNT; tận dụng các nguồn nguyên, vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để người dân tự quản lý, tự thi công có sự hướng dẫn về kỹ thuật;
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và các quy định về quản lý trật tự xây dựng. Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư; kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT, đặc biệt là xe quá khổ, quá tải, xe vận chuyển bê tông xi măng…;
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch; làm tốt công tác thi đua khen thưởng, biểu dương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua làm đường GTNT.
3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển GTNT
- Đa dạng hóa mọi nguồn lực, lồng ghép nhiều nguồn vốn trên địa bàn (chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án đầu tư công, xã hội hóa…) để đầu tư xây dựng đường GTNT. Huy động sự tham gia đầu tư ủng hộ của các doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân và các nguồn hợp pháp khác để đầu tư phát triển GTNT trên địa bàn. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làmˮ; trong đó, chú trọng việc vận động nhân dân hiến đất, tự nguyện đóng góp, ủng hộ vật liệu xây dựng, kinh phí, ngày công xây dựng…;
- Làm tốt công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư, tổ chức triển khai đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao chất lượng công trình. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy sự tham gia quản lý, giám sát của cộng đồng, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong quản lý, bảo vệ đường GTNT; triển khai và nhân rộng mô hình người dân tham gia bảo vệ, sửa chữa đường GTNT, kịp thời sửa chữa các tuyến đường khi mới bắt đầu bị hư hỏng.
4. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về GTNT để xây dựng nông thôn mới
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức để người dân tích cực, tự giác tham gia kiên cố hóa đường GTNT; đổi mới và đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Phát động các phong trào nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ xây dựng nông thôn mới nói chung và đường GTNT nói riêng.
III. Khối lượng và kinh phí thực hiện
Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 kiên cố hóa 980 km đường GTNT (hiện là đường đất); tổng nhu cầu kinh phí về xi măng là 280,4 tỷ đồng; trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 196,3 tỷ đồng, tương ứng với 70 %;
- Phần kinh phí còn lại do Ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối, bố trí và vận động nhân dân đóng góp.
(Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70 % kinh phí về xi măng, phần kinh phí còn lại do Ủy ban nhân dân cấp huyện tự cân đối, bố trí và vận động nhân dân đóng góp)
(Chi tiết có Phụ lục I, II, III kèm theo)
1. Sở Giao thông vận tải
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành, thị thực hiện tốt công tác kiên cố hóa đường GTNT; hướng dẫn các nội dung về chuyên môn kỹ thuật, quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đường GTNT;
- Định kỳ hằng năm (trước ngày 30 tháng 9), tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện; căn cứ Kế hoạch và kết quả thực hiện, tổng hợp, gửi Sở Tài chính để cân đối, bố trí dự toán năm tiếp theo. Kịp thời đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn vướng mắc cần chỉ đạo, giải quyết.
2. Sở Tài chính chủ trì, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán hằng năm, đảm bảo theo Kế hoạch; chuyển kinh phí hỗ trợ về xi măng cho các huyện, thành, thị khi được phân bổ và hướng dẫn thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng, thanh, quyết toán theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ: Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chỉ đạo tăng cường thời lượng, tin, bài về công tác kiên cố hóa đường GTNT trên địa bàn tỉnh; nhất là những tin, bài về những điển hình tiên tiến, những sáng kiến và kinh nghiệm hay để khích lệ, động viên và nhân rộng.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiên cố hóa đường GTNT trên địa bàn quản lý; xây dựng, ban hành kế hoạch kiên cố hóa trên địa bàn quản lý, trong đó giao nhiệm vụ, tiến độ, chỉ tiêu cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị liên quan và từng xã, phường, thị trấn, đảm bảo đến hết năm 2025 đạt được tỷ lệ kiên cố hóa tối thiểu được giao tại Kế hoạch này;
- Tích cực, chủ động huy động tối đa mọi nguồn lực, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn, các chương trình, dự án để đầu tư kiên cố hóa đường GTNT (ngân sách huyện, ngân sách xã, vốn chương trình mục tiêu, xã hội hóa...); đảm bảo huy động nguồn lực từ nhân dân phải phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời, chỉ đạo tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng và thanh, quyết toán theo quy định;
- Tính toán, lựa chọn quy mô, kết cấu đường GTNT phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, bảo trì các tuyến đường sau khi được đưa vào sử dụng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và đường GTNT nói riêng. Nhân rộng các mô hình xã hội hóa có hiệu quả trong xây dựng, quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT; vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp để kiên cố hóa đường GTNT (tiền, vật tư, ngày công lao động, hiến đất…);
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ kiên cố hóa, thường xuyên hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đầu tư xây dựng, quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, các tầng lớp xã hội, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hưởng ứng và ủng hộ bằng nhiều hình thức để tạo nguồn đầu tư kiên cố hóa đường GTNT; lồng ghép các nội dung kiên cố hóa trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; kiên cố hóa đường GTNT đi đôi với quản lý, bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương mình để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
- 2Nghị quyết 65/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2021 về Đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Quyết định 1194/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Hỗ trợ xi măng để xây dựng đường giao thông nông thôn - miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
- 4Nghị quyết 65/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2021 về Đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Quyết định 1194/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Hỗ trợ xi măng để xây dựng đường giao thông nông thôn - miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Kế hoạch 4371/KH-UBND năm 2021 về kiên cố hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 4371/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra