Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4321/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 (Đề án), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện dự phòng nhằm kìm chế, giảm tỷ lệ gia tăng số người nghiện mới, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020:

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân; phấn đấu 100% cán bộ cấp ủy, chính quyền các cấp và 80% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện;

- 100% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện;

- Nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý lên 75%, giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội còn 6%.

- Tăng tỷ lệ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng có việc làm lên 70%.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020

1. Nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện ma túy

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, xác nhận rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước về cai nghiện phục hồi; vận động, giáo dục, thuyết phục và khuyến khích người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện tự nguyện tại các Trung tâm.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố về công tác dự phòng và điều trị nghiện.

2. Tập huấn và nâng cao năng lực dự phòng và cai nghiện ma túy

- Khảo sát, xây dựng chương trình đào tạo về công tác dự phòng, công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện gồm: Dự phòng và điều trị nghiện ma túy; tư vấn điều trị nghiện ma túy; tiếp cận cộng đồng; sàng lọc đánh giá và xây dựng kế hoạch điều trị cá nhân cho người nghiện.

- Sắp xếp, bố trí lại và sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác điều trị nghiện.

- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo cơ bản kiến thức về dự phòng và điều trị nghiện cho cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp tham gia công tác điều trị nghiện. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác điều trị cai nghiện tại các địa phương.

- Đào tạo cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện, các điểm chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại gia đình và cộng đồng, các cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone.

3. Phát triển các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện, trước mắt tập trung vào các địa bàn có nhiều người nghiện và đủ điều kiện thành lập cơ sở điều trị nghiện tự nguyện.

- Chuyển đổi từ 60% đến 70% công suất của các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội từ nhiệm vụ cai nghiện bắt buộc sang nhiệm vụ cai nghiện tự nguyện và điều trị thay thế bằng Methadone, các dịch vụ tư vấn chăm sóc người được điều trị nghiện, thực hiện Trung tâm đa chức năng về công tác tư vấn, cai nghiện và quản lý sau cai; hỗ trợ các xã, phường làm công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

- Tổ chức sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của các Trung tâm để bảo đảm các điều kiện theo quy định về điều trị nghiện giai đoạn 2016-2020.

- Rà soát các cơ sở y tế: Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện Tâm thần, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có điều kiện để tham gia công tác điều trị nghiện tự nguyện tại các quận, huyện; cải tạo, nâng cấp và giao nhiệm vụ về điều trị nghiện tự nguyện phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.

4. Phát triển điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại gia đình và cộng đồng

- Sử dụng Trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn để thực hiện nhiệm vụ tư vấn chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại gia đình và cộng đồng, bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế và các quy định về tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện.

- Căn cứ số lượng người nghiện ma túy tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định thành lập điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Khuyến khích các xã, phường, thị trấn có vị trí địa lý liền kề nhau liên kết thành lập điểm tư vấn chung.

- Thành lập các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng tại các xã phường có trên 100 người nghiện (căn cứ Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế).

- Nhiệm vụ của điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng: Tư vấn giúp người nghiện lựa chọn phương pháp điều trị nghiện thích hợp; tư vấn và hỗ trợ giúp người nghiện tuân thủ điều trị.

- Trung tâm Tư vấn, cai nghiện tại cộng đồng phối hợp các địa phương thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy tổ chức tuyên truyền, tư vấn và cai nghiện ma túy tại cộng đồng; giám sát, đánh giá kết quả phục hồi của người nghiện tại cộng đồng ở các địa phương làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho người nghiện.

5. Mở rộng điều trị nghiện ma túy dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone

- Giai đoạn 2016 - 2020: Thành lập thêm 06 cơ sở điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện tại các quận, huyện và trong các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội, nâng số người nghiện chất dạng thuốc phiện được điều trị thay thế bằng Methadone lên 5.000 người vào năm 2020.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện

- Xây dựng chương trình, tài liệu truyền thông về ma túy, nghiện ma túy, các biện pháp dự phòng và điều trị nghiện phù hợp với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và các tầng lớp nhân dân.

- Triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về dự phòng và điều trị nghiện tới các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú.

2. Huy động nguồn lực cho công tác dự phòng và điều trị nghiện

- Huy động các nguồn lực sẵn có: Đội ngũ cán bộ y sĩ, bác sĩ, cán bộ y tế; tận dụng cơ sở vật chất từ các Trạm Y tế xã, phường, Bệnh viện, Trung tâm Y tế các quận, huyện tham gia công tác tư vấn, điều trị, chăm sóc bệnh nhân nghiện trong công tác cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng; điều trị thay thế và các dịch vụ y tế khác.

- Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước tăng chi cho công tác cai nghiện và các hoạt động về cai nghiện. Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống các cơ sở điều trị nghiện để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo để họ có điều kiện tiếp cận với dịch vụ về dự phòng và điều trị nghiện.

- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân tham gia đầu tư, thành lập các cơ sở tư vấn dự phòng và điều trị nghiện, thành lập các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện.

Khuyến khích Đội công tác xã hội tình nguyện, các tổ chức tôn giáo, các câu lạc bộ, nhóm giáo dục đồng đẳng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người sử dụng ma túy tham gia Chương trình dự phòng và điều trị nghiện. Vận động các tổ chức nước ngoài tham gia tài trợ các hoạt động dự phòng và điều trị nghiện không vì mục đích chính trị.

- Vận động, động viên các cá nhân và gia đình người nghiện tham gia đóng góp các chi phí cai nghiện.

- Lồng ghép, phối hợp hiệu quả giữa các dịch vụ về tư vấn dự phòng và điều trị nghiện; về phòng, chống HIV/AIDS; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ hỗ trợ dạy nghề, vay vốn, tạo việc làm.

3. Đẩy mạnh áp dụng các phương pháp điều trị nghiện:

Tổ chức học tập, nghiên cứu các mô hình có hiệu quả của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Nghiên cứu, áp dụng các phương pháp điều trị và triển khai thí điểm điều trị nghiện ma túy tổng hợp; ứng dụng các bài thuốc và các phương pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế:

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ, các nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính cho công tác điều trị nghiện.

5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện

Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện Kế hoạch; việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cai nghiện ma túy; về sử dụng các nguồn lực phục vụ đổi mới công tác cai nghiện.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự toán kinh phí: 322.640 triệu đồng (có dự toán chi tiết đính kèm).

2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương, thành phố và Xã hội hóa.

V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

- Là Cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn việc chuyển đổi và bổ sung nhiệm vụ cho các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội, bao gồm: Cai nghiện bắt buộc, điều trị nghiện thay thế bằng Methadone, điều trị nghiện tự nguyện, điểm tư vấn chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng, cơ sở xã hội tiếp nhận người nghiện không nơi cư trú ổn định.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ tư vấn điều trị nghiện, cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện, cấp xã; các đội công tác xã hội tình nguyện, tổ công tác cai nghiện.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý người nghiện ma túy.

- Tham mưu, đề xuất việc thành lập Đội xã hội tình nguyện theo Thông tư số 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 22/10/2012 của Liên Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính.

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ người nghiện trong điều trị, học nghề, tạo việc làm phù hợp và tiếp cận các dịch vụ xã hội.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các thời điểm.

2. Công an thành phố:

- Tăng cường công tác quản lý hành chính, điều tra, triệt xóa các ổ nhóm, đường dây, tụ điểm hoạt động ma túy, lập hồ sơ các đối tượng nghiện ma túy đưa vào các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội và vận động các đối tượng đi cai nghiện tự nguyện.

- Triển khai hướng dẫn công an các phường, xã trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc theo Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ.

- Rà soát, phân loại, hướng dẫn lập hồ sơ người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố, tăng cường quản lý cư trú để kịp thời theo dõi những di biến động của các đối tượng.

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở, ban ngành liên quan và các địa phương trong công tác xây dựng xã, phường không có tệ nạn ma túy.

- Chỉ đạo Công an quận, huyện xã, phường, thị trấn tham gia bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn tại các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội và các cơ sở điều trị Methadone.

- Phối hợp với các Sở, ngành rà soát hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy để tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị sửa đổi cho phù hợp.

3. Sở Y tế:

- Tập huấn việc chẩn đoán và điều trị nghiện cho đội ngũ y bác sỹ làm công tác cai nghiện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn rà soát các cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone, cơ sở y tế (Trung tâm y tế quận, huyện, Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Tâm thần) tham gia công tác điều trị nghiện tự nguyện.

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội triển khai công tác điều trị nghiện ma túy.

- Chỉ đạo y tế tuyến quận, huyện, xã, phường chú trọng triển khai công tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng, 100% Trạm y tế xã, phường tham gia tổ công tác và triển khai cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

4. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của các cơ sở điều trị nghiện.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Đề xuất bố trí ngân sách hỗ trợ đầu tư để xây dựng, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện, cơ sở điều trị nghiện bắt buộc và các điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng; chủ trì hướng dẫn việc lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy và các chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan với các hoạt động của kế hoạch.

6. Sở Tài chính:

Chủ trì, hướng dẫn các ngành, địa phương, đơn vị lập dự toán hàng năm để thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đề xuất bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động; chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan tổ chức huy động các nguồn lực khác để thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đúng mục tiêu, đạt hiệu quả.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai chương trình giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy trong các nhà trường cho học sinh, sinh viên.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa học sinh, sinh viên không tham gia vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện ma túy.

8. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền về các hoạt động thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

- Chủ trì, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí của thành phố, các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các báo Trung ương trên địa bàn, Phòng Văn hóa Thông tin các quận, huyện, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục với chủ đề về tác hại, hậu quả và các biện pháp phòng, chống ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy; giới thiệu điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân.

9. Sở Tư pháp:

Phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện triển khai, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến công tác dự phòng và điều trị nghiện. Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách khuyến khích cai nghiện.

10. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:

Phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền chủ trương chính sách về phòng chống tệ nạn ma túy, tác hại của nghiện ma túy tại đơn vị quản lý; phối hợp xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy.

Tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đẩy mạnh hoạt động của các mô hình làng, tổ dân phố, gia đình, dòng họ văn hóa lồng ghép với vận động, giúp đỡ người cai nghiện và hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

11. Sở Ngoại vụ:

Hướng dẫn các đơn vị liên quan vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ nguồn lực và đào tạo cán bộ cho công tác điều trị nghiện, phù hợp với chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài đối với thành phố.

12. Thành đoàn Hải Phòng:

Đề nghị Thành đoàn Hải Phòng chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tăng cường tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên thành phố về chủ trương, chính sách về phòng chống tệ nạn ma túy, tác hại của nghiện ma túy. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan tổ chức quản lý tốt Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội trực thuộc.

13. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố:

Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố chỉ đạo các cấp hội Phụ nữ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống tệ nạn ma túy, tác hại của nghiện ma túy, biện pháp phòng tránh tệ nạn nghiện ma túy, hỗ trợ Phụ nữ có thân nhân nghiện ma túy, tạo điều kiện cho thân nhân mắc nghiện ma túy của họ hòa nhập cộng đồng bền vững.

14. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố:

Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên:

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, các cấp của mặt trận đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy; phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc triển khai lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy gắn với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của các tổ chức hội, đoàn thể,

- Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức thành viên phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư; xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp, đơn vị không có tội phạm và tệ nạn xã hội gắn với năm nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

15. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố:

Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố:

Phối hợp với các cơ quan chức năng đưa ra truy tố, xét xử kịp thời các vụ án liên quan đến tội phạm ma túy; tăng cường xét xử lưu động những vụ án trọng điểm để răn đe, phòng ngừa tội phạm buôn bán ma túy. Chỉ đạo Tòa án nhân dân các quận, huyện xem xét, quyết định kịp thời đối với các đối tượng có hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định.

16. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng:

- Bộ Chỉ huy quân sự thành phố:

Phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ, gắn kết các hoạt động của đơn vị với công tác phòng, chống tệ nạn ma túy.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng:

Đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng phối hợp với Công an thành phố, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và các Ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy cho quần chúng nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới biển của thành phố để nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác cai nghiện ma túy.

17. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

- Tổ chức thực hiện công tác dự phòng và điều trị nghiện trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý; xây dựng và triển khai kế hoạch hành động đến năm 2020 và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Chủ động bố trí kinh phí, nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác dự phòng và công tác điều trị nghiện.

- Chỉ đạo, khảo sát đánh giá chính xác về tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn, từ đó có cơ sở xây dựng và thực hiện Đề án đổi mới hệ thống cơ sở điều trị nghiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Tổ chức chỉ đạo việc thành lập điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại gia đình và cộng đồng; thành lập và tăng cường hoạt động của Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường.

Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tại đơn vị, địa phương mình.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
- Viện Kiểm sát nhân dân TP;
- Tòa án nhân dân TP;
- Các Sở, ngành: LĐTBXH, YT, TC, KHĐT, TT&TT, CATP, TP, GDĐT, VHTT&DL, Ngoại vụ, Nội vụ; Bộ CHQS TP, Bộ CHBĐ BP HP; Hội LHPN TP, Thành đoàn HP;
- UBND các quận, huyện;
- CPVP;
- CV: LĐ, YT, NC, VH, GD;
- Lưu: VT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Khắc Nam

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Kế hoạch số 4321/KH-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2015 của UBND TP)

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ

Phục vụ kế hoạch đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Năm

Nội dung

Đơn vị tính

Ước TH năm 2015

KH 5 năm 2015-2020

2016

2017

2018

2019

2020

1

Công tác chỉ đạo về đổi mới cai nghiện, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy

Triệu đồng

6,000

23,000

7,000

5,000

4,500

4,000

3,500

2

Công tác quản lý, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kiểm tra, đánh giá

Triệu đồng

3,000

11,000

4,000

3,000

2,000

1,000

1,000

3

Công tác cai nghiện

Triệu đồng

37,163.2

199,627.9

42,187

42,887.3

40,564.7

38,070.8

36,068.9

3.1

Cai nghiện tập trung tại các TTGDLĐXH

Triệu đồng

18,657.2

69,955.9

18,395

16,417.3

14,094.7

11,600.8

9,598.9

a

Trung tâm GDLĐXH s2:

Triệu đồng

10,088

32,872

8,765

7,696

6,593

5,340

4,478

- Bắt buộc

Triệu đồng

8,625

27,623

7,762.5

6,670

5,543

4,266.5

3,381

- Tự nguyện (trong 3 tháng)

Triệu đồng

1,350

4,123

665

744.8

824.6

904.4

984,2

- Sau cai

Triệu đồng

112.6

1,126

337.8

281.5

225.2

168.9

112.6

b

Trung tâm GDLĐXH Hải Phòng:

Triệu đồng

7,930

35,795

9,343

8,449

7,244

5,867

4,892

- Bắt buộc

Triệu đồng

4,560

27,347

7,475

6,670

5,554.5

4,266.5

3,381

- Tự nguyện (trong 3 tháng)

Triệu đồng

2,300

4,788

798

877.8

957.6

1,037.4

1,117.2

- Sau cai

Triệu đồng

1,069.7

3,659.5

1,069.7

900.8

731.9

563.0

394.1

c

Trường Lao động xã hội Thanh Xuân:

Triệu đồng

639.90

1,289.40

287.00

272.40

257.90

394.10

228.80

- Bắt buộc

Triệu đồng

639.90

927.00

226.60

206.00

185.40

164.80

144.20

- Tự nguyện (trong 3 tháng)

Triệu đồng

 

362.40

60.40

66.40

72.50

78.50

84.60

3.2

Triển khai công tác cai nghiện tại cộng đồng Hỗ trợ cho tổ công tác tại các xã phường theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP và Trung tâm Tư vấn cai nghiện tại Cộng đồng (*1)

Số người

Triệu đồng

260

2,380

3,238

280

382

300

408

450

612

600

816

750

1,020

3.3

Điều trị thay thế bằng Methadone

 

18,506

129,672

23,792

26,470

26,470

26,470

26,470

a

- Số cơ sở

Cơ sở

14

 

18

20

20

20

20

- Số kinh phí 653,5 triệu đồng/năm/cơ sở

Triệu đồng

9,150

64,043

11,763

13,070

13,070

13,070

13,070

 

- Số người

Người

3,500

24,500

4,500

5,000

5,000

5,000

5,000

b

- Số lượng thuốc

Lít

11,550

80,850

14,850

16,500

16,500

16,500

16,500

 

- Kinh phí mua thuốc Methadone

Triệu đồng

9,356

65,629

12,029

13,400

13,400

13,400

13,400

4

Thành lập điểm tư vấn hỗ trợ người nghiện(*2)

Triệu đồng

150

1,260

252

252

252

252

252

5

Thành lập Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, phường (*4): '- Số đội

Số đội

11

 

28

42

56

84

112

        '- Số tiền

Triệu đồng

443

12,782

1,197

1,690

2,218

3,310

4,367

Cộng phần chi ngân sách (1+2+3+4+5)

Triệu đồng

46,756

247,670

54,636

52,829

49,535

46,633

45,188

6

Huy động nhân dân đóng góp từ nguồn XHH (Điều trị Methadone)

Triệu đồng

10,710

74,970

13,770

15,300

15,300

15,300

15,300

Cộng từ 1-6

 

57,466

322,640

68,406

68,129

64,835

61,933

60,488

Ghi chú:

* 1, 2 Số liệu này do các Trung tâm đề xuất có văn bản kèm theo.

* 3, Trên cơ sở năm 2015 thành phố hỗ trợ 9,150 triệu cho 14 cơ sở điều trị Methadone; vậy số bình quân là: 653,5 triệu/cơ sở

*4, Đến năm 2020 đạt 50% số xã phường có đội hoạt động XHTN (Gồm 01 đội trưởng: HS=0,6; 01 đội phó: HS=0,5; 03 TNV: HS=0,4)

Với mức chi: 3.145.000đ/tháng/đội; hỗ trợ 1 lần cho 1 TNV là: 500.000đ/người; công tác chỉ đạo: 70.000.000đ/năm

 

PHỤ LỤC 2

BIỂU TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI CAI NGHIỆN VÀ KINH PHÍ CAI NGHIỆN TỪ NĂM 2016-2020

I. Tại các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội

(Số người nghiện theo điều tra của ngành Công an năm 2014 là 7.079 người và dự báo tăng hàng năm là 6%)

Vậy năm 2015 là 7.503 người, năm 2016 là 7.953 người, các năm tiếp theo có số liệu sau:

 

ĐVT

Ước thực hiện năm 2015(1)

Tổng số theo kế hoạch

2016

2017

2018

2019

2020

Ghi chú

Số người nghiện hàng năm (theo dự báo)

 

7,503

44,828

7,953

8,430

8,935

9,471

10,039

 

Chỉ tiêu cai nghiện bắt buộc: - Tỷ lệ %

%

 

 

17%

14%

11%

8%

6%

 

                                    - Số người

Học viên

 

4,875

1,352

1,180

983

758

602

 

I. Trung tâm GDLĐXH số 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Số học viên bắt buộc

Học viên

750

2,402

675

580

482

371

294

 

Số kinh phí

Triệu đồng

8,625

27,623

7,762.5

6,670

5,543

4,266.5

3,381

 

b. Số học viên tự nguyện (trong 3 tháng)

Học viên

119

1,550

250

280

310

340

370

 

Số kinh phí

Triệu đồng

1,350

4,123

665

744.8

824.6

904.4

984.2

 

c. Số học viên sau cai

Học viên

20

200

60

50

40

30

20

 

Số kinh phí

Triệu đồng

112.6

1,126.0

337.8

281.5

225.2

168.9

112.6

 

II. Trung tâm GDLĐXH (Gia Minh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Số học viên bắt buộc

Học viên

750

2,403

675

580

483

371

294

 

Số kinh phí

Triệu đồng

4,560

27,347

7,475

6,670

5,554.5

4,266.5

3,381

 

e. Số học viên tự nguyện (trong 3 tháng)

Học viên

230

1,800

300

330

360.0

390.0

420

 

Số kinh phí

Triệu đồng

2,300

4,788

798

877.8

957.6

1,037.4

1,117.2

 

g. Số học viên sau cai

Học viên

190

650

190

160

130

100

70

 

Số kinh phí

Triệu đồng

1,069.7

3,659.5

1,069.7

900.8

731.9

563.0

394.1

 

III. Trường LĐXH Thanh Xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

h. Số học viên bắt buộc (nữ)

Học viên

 

90

22

20

18

16

14

 

Số kinh phí

Triệu đồng

639.9

927

226.6

206

185.4

164.8

144.2

 

i. Số học viên nữ tự nguyện (trong 3 tháng)

Học viên

 

120

20

22

24

26

28

 

Số kinh phí

Triệu đồng

 

362.4

60.4

66.4

72.5

78.5

84.6

 

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH KINH PHÍ MUA THUỐC METHADONE

Nội dung

ĐVT

Ước TH năm 2015

Tổng số theo kế hoạch

2016

2017

2018

2019

2020

Số người sử dụng

Người

3,500

24,500

4,500

5,000

5,000

5,000

5,000

Số lượng thuốc

Lít

11,550

80,850

14,850

16,500

16,500

16,500

16,500

Kinh phí

Triệu đồng

9,356

65,629

12,029

13,400

13,400

13,400

13,400

Ghi chú: Theo báo cáo của ngành Y Tế định mức bình quân 1 người điều trị Methadone là: 90 mg/người/ngày = 9ml

Như vậy 1 năm người điều trị Methadone cần số thuốc như sau : 9 ml x 365 ngày = 3.285 ml; (làm tròn = 3,3 lít)

Đơn giá 1 lít thuốc = 810. 000 đ/lít.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4321/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng

  • Số hiệu: 4321/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/11/2015
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Lê Khắc Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản