Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/KH-UBND | Sơn La, ngày 10 tháng 02 năm 2022 |
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
Căn cứ Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc quy định việc quản lý và thực hiện đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
Căn cứ Hiệp định SPS về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO);
Căn cứ Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC); các Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM 1, ISPM 2, ISPM 3);
Căn cứ Công văn số 1031/TT-CLT ngày 29/8/2018 của Cục Trồng trọt về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất trồng trọt;
Căn cứ công văn số 1664/BVTV-KD ngày 02/07/2019 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tăng cường kiểm dịch thực vật đối với quả tươi xuất khẩu;
Căn cứ Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm 2020;
2. Cơ sở thực tiễn
Khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, quy định chung các nước thành viên, trong đó quy định mặt hàng nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới như: Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật (IPPC).
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết và hội nhập sâu rộng với nhiều nước như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA),…
Đối với hàng hóa là nông sản Việt Nam tham gia vào các thị trường được các nước đối tác cam kết sớm cắt bỏ thuế và tiến tới giảm toàn bộ thuế về 0% đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm có thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có quy định rất chặt trong việc mở cửa thị trường đối với nông sản thực phẩm nhập khẩu, cụ thể việc đánh giá rủi ro liên quan đến từng sản phẩm thực vật, động vật trước khi cho phép nhập khẩu. Việc áp dụng các quy định SPS chặt chẽ trong đánh giá rủi ro mở cửa thị trường là quy luật tất yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước khi thuế nhập khẩu về 0%. Các nước nhập khẩu đã lập lên hàng rào kỹ thuật, nhiều biện pháp xử lý kiểm dịch làm tăng giá thành sản phẩm gấp nhiều lần so với giá thành sản xuất, sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu quả tươi hiện nay đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là ở những thị trường nhập khẩu phát triển như: Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường khác. Dựa theo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu “Import Phytosanitary Requirement” đối với các mặt hàng là rau củ và quả tươi xuất khẩu sang các thị trường phát triển, yêu cầu về vùng trồng riêng cho loại hàng hóa dự kiến xuất khẩu được đăng ký và kiểm soát bởi Cơ quan Bảo vệ thực vật Quốc Gia là yêu cầu tiên quyết đầu tiên.
Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất tạo ra chất lượng và giá thành sản phẩm tăng.
Một số quốc gia yêu cầu quả tươi của Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước này như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Để có thể xuất khẩu sang những thị trường giàu tiềm năng, quả tươi của nước ta bắt buộc phải đáp ứng được những quy định về vùng trồng và cơ sở đóng gói. Tuy nhiên, mỗi nước nhập khẩu quả tươi phụ thuộc vào đàm phán và sự mở cửa cho phép quả tươi Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước nhập khẩu theo quy trình kỹ thuật riêng. Các sản phẩm nông sản Việt Nam xuất vào thị trường Châu Âu (EU) phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về Kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm,..
Sơn La với lợi thế về đất đai, khí hậu và tiềm năng phát triển cây ăn quả có nguồn gốc khác nhau. Đến hết năm 2021, tỉnh Sơn La có tổng diện tích cây ăn quả các loại và cây sơn tra: 80.270 ha; sản lượng đạt khoảng 325.530 tấn. Trong đó: Xoài diện tích 19.832 ha, với sản lượng 61.045 tấn; cây nhãn diện tích 19.265 ha, với sản lượng 99.434 tấn; cây mận với diện tích 11.348 ha, sản lượng 71.204 tấn; cây chuối diện tích 5.552 ha, sản lượng cả năm đạt 43.254 tấn; cây ăn quả có múi (cam, bưởi, quýt) diện tích 4.461 ha, sản lượng 6.003 tấn; Cây chanh leo diện tích 965 ha, sản lượng đã thu hoạch ước đạt 7.317 tấn; cây thanh long diện tích hiện có 196 ha sản lượng ước đạt 7.804 tấn; Cây sơn tra diện tích 23.640 ha, sản lượng ước đạt 16.422,9 tấn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được cấp 220 mã số vùng trồng, với tổng diện tích: 4.852 ha. Qua rà soát và đăng ký mới xuất khẩu chính ngạch đi một số nước: Úc và Newzealand: 46 mã vùng trồng; Mỹ: 47 mã số vùng trồng; Trung Quốc: 127 mã số vùng trồng. Những loại cây ăn quả: Cây nhãn 127 mã mã số, với tổng diện tích 2.726ha; cây Xoài: 84 mã số vùng trồng với tổng diện tích 1.579 ha; cây Chuối: 07 mã với tổng diện tích 461 ha; cây Thanh Long cấp 2 mã với tổng diện tích 86 ha. Với 37 Cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Để sản phẩm quả tươi được xuất khẩu chính ngạch đi thị trường các nước. Yêu cầu tại một số nước nhập khẩu quả tươi chính ngạch đặt ra phải có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo quy trình sản xuất.
1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực p hẩm (AT T P), tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát, kiểm soát chất lượng, quản lý sinh vật gây hại tại những mã số vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
2. Nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.
3. Thiết lập các vùng trồng nói chung và cây trồng trọng điểm của tỉnh nói riêng, mục tiêu đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc tiêu thụ nội địa trong tình hình mới. Đáp ứng quy định về Kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (hoạt chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất khác,..…).
1. Công tác tuyên truyền, tập huấn
a) Xây dựng sổ tay hướng dẫn sản xuất tại mã số vùng trồng
- Nội dung: Cung cấp các thông tin về quy định một số nước nhập khẩu và quy trình sản xuất đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu quả tươi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Cơ quan biên soạn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La.
- Số lượng: 300 quyển.
b) Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông
- Nội dung: Xây dựng chuyên mục, phóng sự tuyên truyền trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc với nội dung tuyên truyền về quy định một số nước nhập khẩu và quy trình sản xuất đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu quả tươi trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ưu tiên các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp số hóa với truy xuất nguồn gốc trong thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo, nâng cao vị thế nông sản Sơn La. Xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách có hiệu quả.
- Thời gian thực hiện: 2022-2025
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố
c) Tập huấn quản lý vùng trồng
- Nội dung: Các quy định về vùng trồng, cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn cơ sở tại Quyết định 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm 2020.
- Thành phần: Nông dân đại diện cho các tổ chức, cá nhân được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu quả tươi trên địa bàn tỉnh Sơn La; Tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Thời gian: 01 ngày/ lớp.
- Địa điểm tập huấn: 12 huyện, thành phố.
- Số lượng: 12 lớp
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
2. Công tác thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng , cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu
a) Quản lý, giám sát vùng trồng
- Tần suất giám sát: tối thiểu 01 lần/vụ (ngoài ra tùy thuộc từng loại cây trồng, nhóm sinh vật hại hặc yêu cầu của thị trường xuất khẩu mà tần xuất có thể nhiều hơn/vụ).
- Nội dung giám sát:
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vùng trồng: Vệ sinh vườn trồng (cỏ dại, tàn dư, vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,...); Sổ nhật ký canh tác; Sinh vật gây hại và biện pháp quản lý (quy trình quản lý sinh vật hại); Cập nhập các thay đổi tại vùng trồng về người đại diện, diện tích, sản lượng thu hoạch,...
Giám sát an toàn thực phẩm: Lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại mã số vùng trồng trước khi thu hoạch.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
b) Giám sát cơ sở đóng gói
- Tần suất giám sát: Tối thiểu 1 lần/năm
- Nội dung giám sát: Kiểm tra việc duy trì hiện trạng cơ sở vật chất và cấu trúc cơ sở đóng gói; Kiểm tra nguyên vật liệu đóng gói; Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ: Quy trình phòng trừ sinh vật hại, hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hồ sơ theo dõi vệ sinh cơ sở đóng gói, hồ sơ nhân sự, hồ sơ tập huấn nội bộ, hồ sơ bảo vệ môi trường, hồ sơ phòng cháy chữa cháy; Kiểm tra nhân sự quản lý cơ sở đóng gói về các nội dung: Sức khỏe, nắm được quy trình đóng gói đang áp dụng tại cơ sở đóng gói, khả năng nhận diện các sinh vật gây hại.
- Đơn vị thực hiện Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
c) Công tác cấp mới mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
- Nội dung: Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng mới; Rà soát cập nhật các sản phẩm nông nghiệp mở cửa tại các thị trường các nước.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, UBND các huyện, thành phố phối hợp hướng dẫn hồ sơ, thủ tục các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký.
3. Xây dựng bản đồ mã số vùng trồng tỉnh Sơn La
- Nội dung: Thành lập bản đồ chuyên đề về mã số vùng trồng cho các loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng: 13 mảnh (12 mảnh huyện, thành phố; 01 mảnh bản đồ tỉnh).
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
IV. NGUỒN LỰC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn lực thực hiện
a) Ngân sách nhà nước
- Vốn ngân sách chi thường xuyên cấp tỉnh, cấp huyện cho thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Vốn sự nghiệp nông lâm nghiệp, sử dụng cho các nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói
- Lồng ghép vốn các Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho công tác tuyên truyền, tập huấn.
b) Nguồn vốn doanh nghiệp, công ty, xã hội hóa
- Khuyến khích, kêu gọi vốn từ doanh nghiệp, công ty, xã hội hóa việc xây dựng cơ sở vật chất của mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
- Khuyến khích, huy động vốn một số chương trình, dự án phi chính phủ: Hỗ trợ cho công tác truyền thống, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn, xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói.
2. Kinh phí thực hiện: Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, các đơn vị thực hiện xây dựng dự toán thực hiện hàng năm trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện; xây dựng kế hoạch thực hiện cho các năm; đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ để rút kinh nghiệm và đề xuất kế hoạch giai đoạn tiếp theo.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành rà soát, lồng ghép các chương trình, đề tài, dự án gắn với việc thiết lập, quản lý, giám sát sản xuất tại các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu đối với các sản phẩm có mã vùng trồng, tại các cơ sở đóng gói đủ điều kiện
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong duy trì các điều kiện tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở kế hoạch, thực hiện thông báo, cấp phát dự toán chi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố đảm bảo đúng theo nội dung, chế độ, định mức. Hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng và thực hiện thanh quyết toán theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật.
3. Sở Kế hoạch và đầu tư
Hàng năm, xây dựng kế hoạch và bổ sung kinh phí chủ động cùng phối hợp với UBND các huyện, thành phố giới thiệu hội nghị, quảng bá, …..sản phẩm nông sản, sản phẩm quả tươi tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa trong và ngoài nước giai đoạn 2022 - 2025.
4. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Sổ tay hướng dẫn sản xuất tại diện tích được cấp mã số vùng trồng. Trong đó, bổ sung, cập nhật các thông tin về quy định của một số nước nhập khẩu đối với mặt hàng trái cây. - Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh/thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh… cập nhật, cung cấp thông tin dự báo thị trường, tình hình thông quan hàng hóa để các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, HTX điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí hàng năm cho cơ quan chuyên môn để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó cần tập trung:
Tích cực tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức , cá nhân tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đạt tiêu chuẩn trước khi xuất khẩu.
Chỉ đạo cơ quan chức năng trong huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch điều tra, theo dõi nắm bắt diễn biến, quy mô, mức độ sinh vật hại tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trước khi xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm trước khi thu hái an toàn về kiểm soát dịch hại.
- Chủ động rà soát những diện tích đảm bảo theo tiêu chuẩn làm hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của tổ chức, cá nhân trên địa bàn có nhu cầu phục vụ xuất khẩu.
- Lồng ghép các chương trình, đề tài, dự án,..hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân trang thiết bị, vật tư,…ứng dụng số hóa trong thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo truy xuất nguồn gốc: Minh bạch thông tin sản phẩm; nhận diện nguy cơ, có biện pháp ngăn chặn kịp thời nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình sản xuất gây mất an toàn; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời chủ động hội nhập và tham gia vào chuỗi liên kết cung ứng hàng hóa.
6. Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan liên quan tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nắm bắt những quy định một số nước nhập khẩu và quy trình sản xuất đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu quả tươi trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vai trò số hóa với truy xuất nguồn gốc trong thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo, nâng cao vị thế nông sản Sơn La. Xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách có hiệu quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- 2Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2019 về giám sát an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi phục vụ cho xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, giai đoạn năm 2019-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2019 về ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 4Quyết định 3063/QĐ-UBND năm 2022 Kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, giám sát về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025
- 5Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác duy trì, thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025
- 6Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 về kế hoạch triển khai cấp, quản lý mã số vùng trồng (MSVT) lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030
- 1Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 2Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật Trồng trọt 2018
- 5Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 6Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- 7Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 8Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2019 về giám sát an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi phục vụ cho xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, giai đoạn năm 2019-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 10Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2019 về ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 11Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 12Quyết định 2481/QĐ-BVTV-KH về tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm 2020 do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 13Quyết định 3063/QĐ-UBND năm 2022 Kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, giám sát về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025
- 14Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác duy trì, thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025
- 15Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 về kế hoạch triển khai cấp, quản lý mã số vùng trồng (MSVT) lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030
Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2022 về thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 43/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/02/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Nguyễn Thành Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra