Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 10 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2015-2020” TỈNH QUẢNG BÌNH

I. CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

Quyết định số 498/QĐ-TTg , ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020”;

Căn cứ Công văn số 843/UBDT-DTTS ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ thực trạng tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn (TH) và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các nội dung của hoạt động trong kế hoạch cần cụ thể, khả thi, bám sát các quy định pháp luật, nội dung, nhiệm vụ Đề án và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

- Lồng ghép, kết hợp các hoạt động thực hiện Đề án với các chương trình, đề án khác có liên quan đảm bảo không chồng chéo, tiết kiệm hiệu quả.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phân công cụ thể.

III. ĐỊA BÀN, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Địa bàn triển khai

Triển khai tại các xã và thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung của các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.

2. Đối tượng

- Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số;

- Nhóm vị thành niên, thanh niên, học sinh các trường trung học cơ sở, trường dân tộc nội trú, trường bán trú;

- Cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, già làng, trưởng bản, người có uy tín, trưởng dòng họ, cán bộ, chiến sỹ các đồn biên phòng, giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số;

- Các tổ chức, cá nhân khác liên quan tham gia thực hiện Đề án.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hoạt động 1. Xây dựng triển khai mô hình điểm tại xã tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống xã Thượng Trạch

- Nội dung:

Lựa chọn, xây dựng và triển khai mô hình điểm tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng tại các địa bàn khác thực hiện Đề án.

- Đối tượng:

Các bậc cha mẹ; đối tượng vị thành niên, thanh niên, trong đó ưu tiên: Nhóm vị thành niên, thanh niên từ 10-20 tuổi; nhóm phụ nữ và nam giới kết hôn trước tuổi, các bà mẹ kết hôn trước tuổi đang mang thai hoặc đã sinh con; các cặp vợ chồng đang độ tuổi sinh đẻ.

- Thời gian thực hiện: Từ 2016-2018

- Nhu cầu kinh phí: 233.000.000đ (hai trăm ba mươi ba triệu đồng)

2. Hoạt động 2. Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh

- Nội dung:

+ Điều tra, khảo sát và thu thập thông tin về thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để phân tích, tổng hợp, đánh giá và đề ra giải pháp, các nội dung triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả;

+ Thu thập thông tin, số liệu liên quan theo định kỳ hàng năm;

+ Đánh giá kết quả thực hiện định kỳ hàng năm và trong từng giai đoạn thực hiện Đề án;

- Thời gian thực hiện: Từ 2015-2020

- Nhu cầu kinh phí: 450.000.000đ (Bốn trăm năm mươi triệu đồng)

3. Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

- Nội dung:

+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động, thường xuyên tại các cấp (tỉnh, huyện, xã) trên các phương tiện thông tin đại chúng (mở các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài Phát thanh-Truyền hình, Truyền thanh tuyến xã); thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nói chuyện chuyên đề, hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng tại các thôn, bản;

+ Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong trường học, các câu lạc bộ, tổ, nhóm;

- Thời gian thực hiện: Từ 2015-2020

- Nhu cầu kinh phí: 1.400.000.000 đồng (Một tỷ bốn trăm triệu đồng)

4. Hoạt động 4: Tổ chức biên soạn, cung cấp các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ đưa các quy định liên quan đến chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào hương ước, quy ước của bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa.

- Nội dung:

+ Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, các sản phẩm truyền thông của Trung ương để biên soạn, tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu, hỏi - đáp, băng đĩa CD, VCD, tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu, ... phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong tỉnh;

+ Cung cấp các sản phẩm truyền thông cho tuyến huyện, xã và các đối tượng cụ thể để cung cấp thông tin, thực hiện tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

+ Hỗ trợ các thôn, bản đưa các quy định liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào trong hương ước, quy ước của bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa để mọi người dân cùng thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Từ 2015-2020

- Nhu cầu kinh phí: 800.000.000 đồng (Tám trăm triệu đồng)

5. Hoạt động 5: Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án.

- Nội dung:

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn và các sản phẩm truyền thông, tài liệu pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;

+ Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, giao lưu, thăm quan, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình.

- Thời gian thực hiện: Từ 2015-2020

- Nhu cầu kinh phí: 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

6. Hoạt động 6: Phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, hỗ trợ đời sống, tăng cường giao lưu văn hóa lồng ghép các nội dung tuyên truyền chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào các lễ hội, hoạt động văn hóa.

- Nội dung:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thông tin truyền thông cho các bản vùng sâu vùng xa.

+ Đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ đời sống cho đồng bào.

+ Chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nâng cao nhận thức cho đồng bào, đặc biệt là đối tượng vị thành niên, thành niên.

+ Đưa các nội dung chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào các hoạt động lễ, hội, các hoạt động văn hóa. Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các bản, các xã, các tộc người trong phạm vị toàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: 2015-2020

7. Hoạt động 7: Hoạt động chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.

- Nội dung:

+ Đưa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm, phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh;

+ Hỗ trợ tư pháp xã thực hiện quản lý, cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn, làm giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh cho trẻ em tại địa bàn;

+ Tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các địa phương về kinh nghiệm, cách làm tốt thực hiện ngăn ngừa, hạn chế tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa.

+ Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

- Thời gian thực hiện: Từ 2015-2020

- Nhu cầu kinh phí: 300.000.000đồng (Ba trăm triệu đồng)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

TT

Nội dung hoạt động

Số tiền

Tổng cộng

NS tỉnh

NS TW

1

Xây dựng và triển khai Mô hình thí điểm

133

100

233

2

Điều tra, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện

300

150

450

3

Các hoạt động tuyên truyền tuyên truyền, vận động

350

1050

1400

4

Xây dựng, in ấn, cung cấp các ấn phẩm tuyên truyền

200

600

800

5

Hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ

100

200

300

6

Quản lý, chỉ đạo, sơ, tổng kết

100

200

300

 

Tổng cộng:

1.183

2.300

3.483

(Ba tỷ, bốn trăm tám mươi ba triệu đồng)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh (cơ quan Thường trực)

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án giai đoạn 2016-2020; Tham mưu thành lập, xây dựng quy chế hoạt động Ban chỉ đạo;

- Hàng năm, vào thời gian lập dự toán, phối hợp với Sở Tài chính, và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí và có văn bản đề nghị trung ương hỗ trợ cho địa phương để triển khai thực hiện Đề án.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động của Kế hoạch; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 và đề xuất kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2020-2025; định kỳ báo cáo về UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm theo Kế hoạch đã được phê duyệt; hướng dẫn cơ chế tài chính, hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

3. Sở Y tế: Thực hiện lồng ghép các Chương trình do cơ quan, đơn vị quản lý nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện các mục tiêu của Đề án; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình và nâng cao sức khỏe nhân dân.

4. Sở Văn hóaThể thao: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện xây dựng, đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo quy định và các quy định đảm bảo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, v.v... vào hương ước, quy ước thôn làng, tiêu chuẩn xét thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa.

5. Sở Tư Pháp: Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tăng cường tuyên truyền trợ giúp pháp lý giáo dục, chuyển đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS để thực hiện các mục tiêu của Đề án;

Phối hợp Ban Dân tộc mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia tuyên truyền. Cung cấp tài liệu, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình để đưa vào nội dung tuyên truyền.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình trong trường học: Đưa nội dung giáo dục giới tính; các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình (như tuổi kết hôn, những điều cấm trong hôn nhân,..); về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... vào các trường Dân tộc nội trú; tăng cường công tác hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn, Đội, Câu lạc bộ, tổ, nhóm,... trong trường học để tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh.

7. Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh:

Chỉ đạo các phòng, ban thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, các đồn biên phòng khu vực đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tuyên truyền, phổ biến, phối hợp với chính quyền, đoàn thể ở các địa phương thực hiện Đề án.

8. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình: Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, chuyển đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Xây dựng các phóng sự, bài viết nói về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phát trên Đài Truyền thanh - Truyền hình và hệ thống trạm Truyền thanh không dây trên địa bàn toàn tỉnh nhằm thay đổi nhận thức, hành vi người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS về thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình.

9. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, kế hoạch của ngành nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

10. UBND các huyện: Lồng ghép đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã ĐBDTTS. Chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2020. Chỉ đạo các phòng, ban, địa phương liên quan tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS về Luật Hôn nhân và Gia đình; tuyên truyền bãi bỏ hủ tục lạc hậu; đưa vào hương ước, quy ước thôn, làng cam kết không tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 1204/KH-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh:
- Các sở, ngành, đoàn thể liên quan;
- Ban Dân tộc;
- Lưu VT, CVKTN

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hoàng

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020” tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu: 43/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/01/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Nguyễn Tiến Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản