Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ;

Thực hiện Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định về Quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ mô hình ban quản lý hoặc tổ quản lý chợ sang loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020, như sau:

I. THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC, QUẢN LÝ CHỢ

1. Số lượng chợ: Toàn tỉnh hiện có 109 chợ, bao gồm: 02 chợ hạng 2; 107 chợ hạng 3; 18 chợ thành thị, 85 chợ nông thôn (78 xã); tổng diện tích đất chợ trên 336.389 m2; có 57% chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố, còn lại là chợ lán tạm và đất trống. Trong số 109 chợ, đã có 03 chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý (chợ Bút, chợ Khánh Nhạc huyện Yên Khánh; chợ Kim Đông huyện Kim Sơn).

2. Các hình thức quản lý chợ

- Tổ chức, doanh nghiệp quản lý: 04

- Hợp tác xã (HTX) quản lý chợ: 02

- Ban quản lý chợ thuộc UBND cấp huyện quản lý: 4

- UBND cấp xã quản lý: 99 chợ hạng 3 dưới hình thức thành lập Tổ quản lý, Ban quản lý và giao khoán cá nhân...

3. Một số tồn tại, hạn chế trong kinh doanh khai thác và quản lý chợ

- Một số chợ có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp, không đồng bộ, diện tích khai thác kinh doanh chợ không đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân, lối đi hẹp, thiếu hệ thống các công trình phụ (nhà vệ sinh, bãi đậu xe,...), chưa đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông.

- Việc quản lý chợ và điều hành hoạt động của chợ còn nhiều bất cập; vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý, Tổ quản lý chợ chưa được phát huy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu; các quy định của pháp luật về thuế, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, chống hàng giả, hàng nhái... chưa thực hiện tốt.

- Tại một số chợ, số tiền thu phí chợ không đủ bù đắp các khoản chi phí, khấu hao và phục vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ. Một số chợ đã được nhà nước hỗ trợ đầu tư lớn nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả; vẫn tồn tại các chợ tạm, chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh trang đô thị, nếp sống văn minh...

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ từ Ban quản lý hoặc Tổ quản lý sang mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý, nhằm phát huy tốt vai trò của chợ trong việc mở rộng trao đổi, thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa và tăng thu ngân sách, phát triển thị trường trong mối liên hệ thống nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân địa phương.

b) Tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh khai thác và quản lý chợ chủ động khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của chợ để đầu tư, nâng cấp, cải tạo chợ.

c) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh, khai thác; đồng thời, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hoạt động của chợ.

2. Yêu cầu

a) Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo công khai minh bạch theo Kế hoạch được duyệt, nhằm đảm bảo ổn định xã hội và phù hợp với quy hoạch, quy mô, tính chất của từng chợ; bảo đảm chợ hoạt động ổn định và phát triển, chế độ quyền lợi của người lao động thuộc Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và hiệu quả kinh tế - xã hội của các chợ sau khi chuyển đổi mô hình quản lý.

b) Đối tượng chuyển đổi là các chợ tại các phường thuộc thành phố, chợ tại các trung tâm thị trấn thuộc huyện, các chợ thuộc các xã hoạt động kinh doanh hiệu quả thực hiện chuyển đổi mô hình sang doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, khai thác, quản lý chợ.

c) Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ phải được sự đồng thuận của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang kinh doanh tại chợ; đảm bảo hoạt động của chợ diễn ra bình thường, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ; phục vụ tốt hơn nhu cầu mua, bán của nhân dân.

III. ĐỐI TƯỢNG, LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CHỢ

1. Đối tượng chuyển đổi: Tổng số chợ thuộc đối tượng chuyển đổi mô hình quản lý là 106 chợ (bao gồm: 02 chợ hạng 2 và 104 chợ hạng 3).

2. Tiêu chí thực hiện chuyển đổi giai đoạn 2017- 2020

Thực hiện chuyển đổi mô hình, quản lý, kinh doanh khai thác chợ giai đoạn 2017 - 2020 đối với những chợ đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Chợ đang hoạt động thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới chợ của tỉnh.

- Chợ do nhà nước đầu tư vốn hoặc nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng.

- Chợ có từ trên 50 hộ kinh doanh cố định trở lên.

- Chợ có diện tích đất chợ từ 1500m2, được tổ chức họp chợ thường xuyên.

- Chợ hoạt động kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân trong khu vực và các vùng phụ cận.

3. Lộ trình thực hiện:

a) Giai đoạn 2017 - 2020: Thực hiện chuyển đổi 20 chợ, gồm: thành phố Ninh Bình 01 chợ; thành phố Tam Điệp 02 chợ; huyện Yên Khánh: 02 chợ; huyện Kim Sơn: 01 chợ; huyện Nho Quan: 08 chợ; huyện Yên Mô: 06 chợ; cụ thể:

- Năm 2017: 10 chợ hạng 3.

- Năm 2018: 07 chợ hạng 3.

- Năm 2019: 03 chợ hạng 3.

(Có biểu chi tiết kèm theo).

b) Sau năm 2020: Thực hiện chuyển đổi 86 chợ còn lại.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Thực hiện theo quy định tại Quyết định 18/2012/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình, cụ thể:

1. Rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể tình hình và kết quả hoạt động của từng chợ để xây dựng phương án chuyển đổi phù hợp với hình thức quản lý, kinh doanh khai thác chợ hiệu quả.

2. Tổ chức tuyên truyền cho các hộ kinh doanh và nhân dân trên địa bàn hiểu và nắm rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chuyển đổi chợ theo tình hình thực tế.

3. Công bố công khai các nội dung, lộ trình chuyển đổi chợ trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia quản lý, kinh doanh khai thác chợ; đảm bảo sự đồng thuận của các đơn vị, cá nhân đang kinh doanh tại chợ và nhân dân.

4. Xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

5. Thẩm định, phê duyệt phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

6. Công khai phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

7. Tổ chức xét chọn, giao hoặc đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp quản lý, kinh doanh khai thác chợ hoặc thực hiện lựa chọn hợp tác xã, doanh nghiệp để giao quản lý, kinh doanh theo phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ đã được phê duyệt.

8. Quyết định công nhận doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

VI. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương là cơ quan Thường trực chuyển đổi chợ cấp tỉnh, có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan phổ biến, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

b) Thực hiện các nội dung, nhiệm vụ khác về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ; thực hiện công tác quản lý, phát triển chợ theo Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh và các quy định khác có liên quan.

2. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này và các nội dung, nhiệm vụ về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ theo Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh và các quy định của nhà nước có liên quan.

3. Chế độ báo cáo: UBND các huyện, thành phố định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện (báo cáo 6 tháng: trước ngày 15/7 hàng năm; báo cáo năm: trước ngày 10/01 của năm kế tiếp), gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc; các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan có ý kiến bằng văn bản, gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nội vụ, Lao động Thương binh và xã hội;
- Cục Thuế tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Lưu VT, VP3, VP5.
- NN/

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thạch

 

DANH SÁCH

CÁC CHỢ CHUYỂN ĐỔI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 14/4/2017 của UBND tỉnh)

STT

Tên chợ

Địa chỉ

Hạng chợ

Hiện trạng quản lý

Hình thức chuyển đổi

Loại hình quản lý

Thời gian thực hiện

1

Chợ Nho Quan

Thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan

3

Ban quản lý

Đấu thầu

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

2

Chợ Đồng Phong

Xã Đồng Phong, huyện Nho Quan

3

Ban quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

3

Chợ Na

Xã Gia Lâm, huyện Nho Quan

 

Công ty Sơn Thành

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

4

Chợ Nam Dân

Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn

3

Ban quản lý

Đấu thầu

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

5

Chợ Ninh

Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh

3

Ban quản lý

Đấu thầu

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

6

Chợ Đông Thành

Phường Đông Thành - TP. Ninh Bình

3

Tổ quản lý

Đấu thầu

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

7

Chợ Tân Bình

Phường Tân Bình - TP. Tam Điệp

3

Tổ quản lý

Đấu thầu

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

8

Chợ Tu

Xã Yên Thắng, huyện Yên Mô

3

Ban quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

9

Chợ Mai Sơn

Xã Mai Sơn, huyện Yên Mô

3

Đang xây dựng

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

10

Chợ Nuốn

Xã Yên Từ, huyện Yên Mô

3

Ban quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2017

11

Chợ Lạc

Xã Xích Thổ, huyện Nho Quan

3

Tổ quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2018

12

Chợ Rịa

Xã Phú Lộc, huyện Nho Quan

3

Ban quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2018

13

Chợ Chiều

Xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan

3

Tổ quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2018

14

Chợ Vệ

Xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh

3

Hợp tác xã

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2018

15

Chợ Nam Sơn

Phường Nam Sơn - TP Tam Điệp

3

Tổ quản lý

Đấu thầu

Doanh nghiệp hoặc HTX

2018

16

Chợ Cầu

Xã Khánh Dương, huyện Yên Mô

3

Tổ quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2018

17

Chợ Ngò

Thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô

3

Ban quản lý

Đấu thầu

Doanh nghiệp hoặc HTX

2018

18

Chợ Thạch Bình

Xã Thạch Bình, huyện Nho Quan

3

Tổ quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2019

19

Chợ Quán

Xã Sơn Lai, huyện Nho Quan

3

Tổ quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2019

20

Chợ Lồng

Xã Yên Phong, huyện Yên Mô

3

Tổ quản lý

Đấu thầu hoặc giao

Doanh nghiệp hoặc HTX

2019

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2017 chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu: 43/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 14/04/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản