Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 428/KH-UBND | Điện Biên, ngày 23 tháng 02 năm 2018 |
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018
Thực hiện Văn bản số 7236/BYT-UBQG50 ngày 19/12/2017 của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 và năm 2018; Quyết định 4757/QĐ-BYT ngày 23/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Khung xây dựng Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS hàng năm; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên năm 2018, cụ thể như sau:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2017
I. Mô hình tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương
1. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS
- Trung tâm được kiện toàn theo Thông tư 02/2015/TT-BYT của Bộ Y tế gồm: Ban giám đốc và 07 Khoa, phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Khoa Truyền thông can thiệp; Khoa Giám sát; Khoa quản lý điều trị; Khoa xét nghiệm; Phòng khám điều trị HIV và điều trị nghiện chất.
- Cơ cấu cán bộ: Trung tâm có 41 biên chế; trong đó: 10 Bác sĩ (trên đại học 08; Đại học 02); 09 Cử nhân Y tế Công cộng; 05 Y sĩ; 01 Dược sĩ đại học; 01 Cử nhân Điều dưỡng; 03 Điều dưỡng trung học; 05 Dược sĩ trung học; 01 KTV xét nghiệm; 03 Kế toán (02 cử nhân, 01 cao đẳng); 03 Cán bộ khác.
2. Hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
Toàn tỉnh có 12 phòng tư vấn xét nghiệm HIV (100% huyện, thị xã, thành phố có phòng TVXN); 9 phòng xét nghiệm khẳng định HIV; xét nghiệm sàng lọc HIV tại 104 xã; triển khai xét nghiệm không chuyên do y tá bản và nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện tại 10 huyện, thị xã, thành phố. 10 Cơ sở điều trị HIV/AIDS (100% huyện, thị xã, thành phố); điều trị ARV tại 62 xã, phường, thị trấn. 08 cơ sở điều trị, và 29 cơ sở cấp phát thuốc Methadone. Triển khai dự phòng lây truyền mẹ con tại 10/10 huyện, thị xã, thành phố. Can thiệp giảm tác hại tại 119/130 xã, phường, thị trấn. Các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được triển khai lồng ghép, gắn với hệ thống y tế công lập, đảm bảo tính bền vững, giảm chi phí.
3. Tình hình dịch HIV/AIDS
3.1. Tình hình dịch HIV/AIDS, diễn biến và xu hướng
Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 1998. Đến 31/12/2017 số lũy tích 7.121 trong đó còn sống quản lý được 3.542 người nhiễm HIV/AIDS, lũy tích bệnh nhân chết do HIV/AIDS là 3.579 người. Trong năm 2017 phát hiện thêm 278 trường hợp nhiễm HIV mới (giảm 190 trường hợp; giảm 40,6% so với năm 2016). Hiện nay 10/10 huyện/thị xã/thành phố; 120/130 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống quản lý được trên dân số là: 0,59% (Giảm 0,25% so với năm 2010).
- Tỷ lệ lây truyền qua các đường năm 2017: Lây qua đường máu là 54,3% (so với năm 2016 giảm 3,37%); Đường tình dục là là 40,63% (so với năm 2016 tăng 3,86%); Đường lây truyền mẹ con là 2,73% (so với năm 2016 giảm 0,71%); Đường lây truyền không rõ 2,34% (so với năm 2016 tăng 0,22%).
- Tỷ lệ nhiễm HIV chủ yếu là nam giới 64,84% (tăng 4,52% so với năm 2016), Nữ chiếm 35,16% (so với năm 2016 giảm 4,52%). Lứa tuổi lây nhiễm cao từ 20 đến 39 tuổi chiếm 74%.
- Tình hình lây nhiễm HIV ở trẻ em trong năm 2017: Phát hiện nhiễm mới 08 trẻ, giảm 07 trẻ so với cùng kỳ 2016.
Bảng 1. Tình hình dịch HIV 3 năm gần đây
Năm | Số nhiễm mới | Số tử vong | Số HIV còn sống | |
Nam | Nữ | |||
2015 | 350 | 319 | 2.034 | 1.068 |
2016 | 468 | 292 | 2.154 | 1.188 |
2017 | 278 | 79 | 2.254 | 1.288 |
4. Tình hình đối tượng hành vi nguy cơ cao
(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo).
II. Đánh giá kết quả phòng, chống HIV/AIDS năm 2017
1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu
- Năm 2017 các đơn vị đã hoàn thành 100% kế hoạch phê duyệt như kết quả giám sát dịch HIV, giám sát trọng điểm, xét nghiệm cho phụ nữ mang thai, xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao; thực hiện tốt công tác truyền thông và có sự phối hợp, lồng ghép trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương, ban, ngành.
- Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt, chương trình trao đổi BKT an toàn, cấp phát BCS và chương trình điều trị bằng thuốc Methadone được triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Công tác tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc hỗ trợ điều trị kháng vi rút HIV (ARV) và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
- Công tác theo dõi, quản lý chương trình được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, góp phần hỗ trợ xây dựng và triển khai các dự án phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Điện Biên đạt hiệu quả.
- Việc triển khai thực hiện mục tiêu 90-90-90 về phòng, chống HIV/AIDS gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch HIV đã lan ra các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
2. Công tác quản lý, chỉ đạo
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1048/KH-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về phòng, chống HIV/AIDS năm 2017; Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 về việc Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng Bảo hiểm Y tế và chi phí cùng chi trả sử dụng thuốc kháng vi rút HIV đối với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Sở Y tế ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về chương trình phòng, chống HIV/AIDS; điều trị nghiện chất; khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS; phối hợp lồng ghép chương trình Lao/HIV.
3. Kết quả triển khai các hoạt động chuyên môn
3.1. Can thiệp, dự phòng và giám sát dịch
3.1.2. Can thiệp, dự phòng cho nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm
Bảng 4. Địa bàn, lực lượng tham gia chương trình can thiệp giảm hại
TT | Tên huyện | Số xã | Nhân viên y tế thôn bản | Đồng đẳng viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng | Thùng bơm kim tiêm, bao cao su lưu động |
1 | TP. Điện Biên Phủ | 9/9 | 27 | 6 | 14 |
2 | Điện Biên | 25/25 | 446 | 20 | 19 |
3 | Tủa Chùa | 12/12 | 7 | 08 | 6 |
4 | Tuần Giáo | 19/19 | 199 | 9 | 10 |
5 | Thị xã Mường Lay | 3/3 | 28 | 4 | 8 |
6 | Mường Ảng | 10/10 | 119 | 4 | 10 |
7 | Điện Biên Đông | 14/14 | 73 | 6 | 14 |
8 | Mường Nhé | 11/11 | 0 | 10 | 6 |
9 | Mường Chà | 12/12 | 102 | 10 | 17 |
10 | Nậm Pố | 15/15 | 119 | 5 | 0 |
| Tổng cộng | 130/130 | 1.120 | 82 | 104 |
Bảng 5. Kết quả hoạt động chương trình can thiệp giảm tác hại
TT | Hoạt động | Số lượng |
1 | Số nghiện ma túy quản lý | 7.940 |
2 | Số NCMT tiếp cận | 5.056 |
3 | Số GBD tiếp cận | 175 |
4 | Số BKT cấp phát | 779.746 |
5 | Thu gom BKT bẩn | 443.000 |
6 | Số BCS cấp phát | 170.759 |
3.1.2. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
- Chương trình điều trị Methadone được triển khai trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ tháng 3/2011. Tính đến 31/12/2017 toàn tỉnh có 08 cơ sở điều trị, 29 cơ sở cấp phát thuốc Methadone. Lũy tích điều trị 4.879 bệnh nhân; 1.885 bệnh nhân ngừng điều trị do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trong đó có 44 bệnh nhân chuyển ngoại tỉnh; Số tử vong 101 bệnh nhân; số bị bắt do vi phạm pháp luật 338 bệnh nhân; số tự bỏ 1.402 bệnh nhân.
- Hiện đang quản lý, điều trị cho 2.722 bệnh nhân đạt 55,6% kế hoạch do Chính phủ giao.
3.1.3. Truyền thông thay đổi hành vi
a) Công tác truyền thông thay đổi hành vi
- Xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị triển khai.
- Nghiên cứu và soạn thảo tài liệu, đảm bảo chuyển tải các thông tin, nội dung về HIV/AIDS mới nhất, chính xác nhất và phù hợp với văn hóa và truyền thống của địa phương.
- Tổ chức 62 buổi truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng và Trung tâm huấn luyện Công An cho 3.780 người nghe và tổ chức 79 buổi truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và trường học cho 6.098 người nghe do dự án CCRD hỗ trợ, đạt 102% kế hoạch giao.
- Triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Treo 90 băng rôn tuyên truyền tại thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn các huyện.
- Tổ chức 01 cuộc mít tinh tại Thành phố Điện Biên phủ và huyện Điện Biên với sự tham gia của 500 người và 10/10 huyện, huyện, thị xã, thành phố tổ chức diễu hành, cổ động mặt đường; treo 40 cái băng rôn nhân này thế giới phòng, chống HIV/AIDS 01/12/2017.
- Phân phát 200 quyển tạp chí phòng, chống HIV/AIDS; in thâu 40 băng đĩa và phát sóng trên đài phát thanh truyền hình 5 lượt mỗi lượt 3 phút.
b) Huy động cộng đồng
- Củng cố câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS tại các xã/phường: duy trì các buổi sinh hoạt chuyên môn với các nhóm, CLB thăm hỏi và động viên nhau nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2017.
- Vận động các ban ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho người nhiễm, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cụ thể: Hỗ trợ 1.440 hộp sữa; 100 gói quà tết cho nhóm Hoa Hướng Dương trị giá 18.000.000 đồng; Hỗ trợ 13.000.000 đồng cho 02 người nhiễm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc Thành phố Điện Biên phủ và huyện Tuần Giáo.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Điện Biên; TTYT TP Điện Biên Phủ; TTYT huyện Nậm Pồ; TTYT huyện Tuần Giáo, TTYT Điện Biên Đông, TTYT Mường Nhé tổ chức 18 hội nghị vận động cộng đồng cấp xã cho 7.040 đại biểu là lãnh đạo xã, đại diện các ban ngành đoàn thể...
- Tổ chức 96 buổi tuyên truyền phòng, chống HIV lồng ghép với họp thôn bản: tại Huyện Điện Biên; Điện Biên Phủ, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Tủa Chùa, thị xã Mường Lay, Nậm Pồ, Mường Nhé có 7.379 lượt người tham dự. Tổ chức 4 buổi tuyên truyền phòng, chống HIV tại trường học cho trên 1.200 học sinh, sinh viên được nghe tuyên truyền.
- Hỗ trợ duy trì hoạt động 04 nhóm Hoa hướng dương tại; Thành phố Điện Biên Phủ; Huyện Tuân Giáo; Huyện Mường Nhé; Huyện Điện Biên Đông.
- Hỗ trợ quản lý số liệu và giám sát số liệu người nhiễm HIV tại tỉnh: 10/10 huyện, thị, thành phố. Tư vấn bảo hiểm cho người nhiễm HIV người có nguy cơ cao qua đường dây nóng, do Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên thực hiện từ ngày 15/01/2017 đến nay có trên 30 khách hàng được tư vấn.
3.1.4. Tư vấn, xét nghiệm HIV
- Năm 2017 tiếp tục thực hiện Mục tiêu 90-90-90, đã Tăng cường mở rộng mạng lưới dịch vụ xét nghiệm trên địa bàn tỉnh; triển khai mô hình xét nghiệm không chuyên do y tế thôn bản thực hiện; xét nghiệm sàng lọc HIV bằng 3 test nhanh tại cộng đồng và đặc biệt việc mở rộng các phòng xét nghiệm khẳng định, xét nghiệm sàng lọc HIV tại xã, kết quả sau:
+ Trong năm 2017 thực hiện 45.868/20.500 mẫu giám sát phát hiện đạt 224% chỉ tiêu kế hoạch.
+ Triển khai mới 06 phòng xét nghiệm chẩn đoán HIV dương tính tuyến huyện. Toàn tỉnh có 09/10 huyện, thị xã, thành phố có phòng xét nghiệm khẳng định HIV, các phòng chẩn đoán HIV dương tính nhanh trong 1,5 giờ và đưa bệnh nhân vào điều trị kịp thời tránh mất dấu. Góp phần thực hiện mục tiêu 90-90-90 đạt hiệu quả.
+ Tiếp tục tăng cường thực hiện mục tiêu 90-90-90: Triển khai có hiệu quả xét nghiệm sàng lọc HIV tại 104 xã; Duy trì xét nghiệm HIV không chuyên do nhân viên tiếp cận cộng đồng và y tá bản thực hiện tại 10/10 huyện, thị xã, thành phố.
+ Xét nghiệm chẩn đoán sớm cho 36 trẻ <18 tháng tuổi bằng kỹ thuật PCR trong đó có 01 trẻ dương tính HIV và hiện tại đã được điều trị ARV.
- Định kỳ hàng quý, Sở Y tế tổ chức giao ban với TTYT các huyện, thị xã, thành phố về kết quả triển khai thực hiện mục tiêu 90-90-90 về phòng, chống HIV/AIDS.
- Hoàn thành 600 mẫu giám sát trọng điểm: trong đó nhóm NCMT 300 mẫu; nhóm vợ/bạn tình 300 mẫu. Tỷ lệ dương tính trong nhóm tiêm chích ma túy là 77/300 chiếm 25,7%; nhóm vợ/bạn tình là 10/300 chiếm 3,3%.
- Phối hợp với Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS thực hiện 01 hội nghị giám sát trọng điểm năm 2017.
- Thực hiện 138 chuyến giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến huyện và tuyến xã.
3.2. Điều trị ARV và Dự phòng lây truyền mẹ con
3.2.1. Điều trị ARV (bao gồm phối hợp Lao và HIV)
- 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS gắn với hoạt động của khoa khám bệnh của các bệnh viện tỉnh, huyện.
- Số bệnh nhân hiện đang quản lý và điều trị tại 10 phòng khám ngoại trú trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2017 là 3.033 bệnh, số bệnh nhân bỏ điều trị trong năm 2017 là 173 bệnh nhân.
- Điều trị phơi nhiễm cho 63 trường hợp (lũy tích 237), đối tượng là cán bộ y tế, công an, học sinh trường Cao đẳng y và các đối tượng khác.
- Sàng lọc lao 3.001 bệnh nhân, trong đó 99 bệnh nhân nghi ngờ mắc lao được chuyển sang bệnh viện Lao & bệnh phổi để làm xét nghiệm Gene Expert có 10 bệnh nhân, phát hiện HIV/Lao (+) và cả 10 bệnh nhân đã được điều trị đồng thời HIV/Lao. Điều trị INH mới cho 621 bệnh nhân.
- Xét nghiệm tải lượng virut cho 1.185 bệnh nhân điều trị ARV (trong đó có 435 mẫu chưa có kết quả), số có kết quả xét nghiệm tải lượng virut dưới ngưỡng (<1000 bản sao/ml) là 1.064 người (đạt tỷ lệ 89,8%).
- Thực hiện tốt chiến dịch xét nghiệm, điều trị lưu động trong dịp Tất Nguyên đán 2017. Trong tháng 6 và tháng 9 năm 2017 đã xét nghiệm lưu động cho 972 khách hàng có nguy cơ cao và đưa vào điều trị ARV cho 125 bệnh nhân nhiễm HIV.
- 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS đã triển khai khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV từ ngày 01/6/2016. Tính đến ngày 31/12/2017 có 2.755 người nhiễm HIV/AIDS được khám chữa bệnh và thanh toán BHYT; Có 09/10 CSĐT đã tích hợp thành công phần mềm HIV vào trong phần mềm quản lý bệnh viện, để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS.
- Hoàn thành việc mua thẻ cho 242 người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh do dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ.
3.2.2. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Trong năm 2017 xét nghiệm HIV cho 10.101 phụ nữ mang thai đạt 84% kế hoạch, trong đó phát hiện 05 phụ nữ mang thai nhiễm HIV.
- Điều trị dự phòng lây truyền mẹ con cho 52 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó 47 PNMT nhiễm HIV từ trước và 05 PNMT mới thuộc Thị xã Mường Lay; Huyện Mường Nhé và Tuần Giáo.
3.3. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS
3.3.1. Dự án SHIFT do FHI360 hỗ trợ
- Tổ chức 01 lớp tập huấn giám sát hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao chương trình HTC cho 29 học viên; 02 lớp tiếp cận chuyền tay cho 24 học viên; 01 lớp cho Y tế thôn bản về tiếp cận cộng đồng theo mô hình miền núi cho 30 học viên; 03 lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV cho 66 học viên.
- Tổ chức 02 hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu 90-90-90 chương trình Phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Điện Biên và định hướng kế hoạch trong thời gian tiếp theo với sự tham gia của 102 đại biểu.
3.3.2. Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS
- Tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ y tế về biểu mẫu báo cáo theo thông tư 03 và đảm bảo chất lượng số liệu với sự tham gia của 25 cán bộ.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi HSS/HSS+ với sự tham gia của 34 học viên (trong đó 12 học viên là cán bộ y tế tuyến huyện; 11 học viên là cán bộ y tế tuyến xã và 11 đồng đẳng viên) thuộc 04 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Ảng.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn về chương trình can thiệp giảm hại cho 33 học viên là cán bộ chuyên trách tuyến huyện và đồng đẳng viên thuộc 04 huyện: Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa và Thị xã Mường Lay.
3.4. Tạo môi trường thuận lợi triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức dựa vào cộng đồng, doanh nghiệp xã hội: Đã có sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các cấp từ tỉnh đến huyện, xã để triển khai các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.
- Vận động sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp: Tổ chức các hội nghị đồng thuận tại tuyến huyện, xã về chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh do dự án CCRD hỗ trợ
3.5. Mua sắm, đấu thầu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị và vật dụng y tế
Trang thiết bị, vật tư sinh phẩm, thuốc, test xét nghiệm HIV được HIV/AIDS được phân bổ từ Cục phòng, chống HIV/AIDS, các Dự án hỗ trợ, năm 2017 không thực hiện các đấu thầu mua sắm.
III. Khó khăn, tồn tại và khuyến nghị
1. Khó khăn tồn tại
- Tỉnh Điện Biên là tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS; Qua giám sát hành vi trong nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) và mại dâm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm tăng lây nhiễm HIV; Dịch HIV đã lan ra các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hầu hết người nhiễm HIV/AIDS và người NCMT là người nghèo, nên họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tuân thủ điều trị Methadone và ARV.
- Nhân lực phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác phòng, chống HIV/AIDS; cần tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Y tế các tuyến.
- Tỉnh Điện Biên còn thiếu dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN), điều trị ARV, điều trị Methadone tại tuyến xã, phường, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; Hệ thống giám sát dịch HIV/AIDS còn nhiều khó khăn.
- Nhiều bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa nên khó tiếp cận dịch vụ điều trị dẫn tới tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị cao, ảnh hưởng rất lớn tới nỗ lực mở rộng điều trị của tỉnh.
- Việc khám bệnh, kê đơn thuốc ARV hàng tháng của bác sĩ khó thực hiện vì bệnh nhân không đến cơ sở điều trị hàng tháng. Triển khai cấp phát thuốc tại xã, bản bệnh nhân khó tiếp cận với các xét nghiệm định kỳ để kiểm tra sức khỏe.
- Người nhiễm HIV/AIDS bỏ điều trị còn cao. Số đối tượng nhiễm HIV không có mặt tại địa phương, đi làm ăn xa còn nhiều nhưng chưa có giải pháp quản lý và điều trị ARV cho những đối tượng này.
- Hiện nay các nguồn kinh phí đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm nhanh. Đến cuối tháng 12/2017 mới được cấp kinh phí chương trình mục tiêu Y tế - Dân số ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Khuyến nghị
Bộ Y tế, các tổ chức Quốc tế tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để triển khai các hoạt động trong Chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018
1. Mục tiêu chung
Triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên; hướng tới mục tiêu 90-90-90; góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư <0,6%.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
- 100% cơ quan thông tin đại chúng địa phương thực hiện tổ chức truyền thông Phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ thông tin - truyền thông và Bộ Y tế.
- 60% người dân trong độ tuổi 15- 49 có hiểu biết đầy đủ về phòng, chống HIV/AIDS.
- 60% xã tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.
- 30% doanh nghiệp tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2.2. Giám sát dịch HIV, can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
- 100% xã/phường có người nhiễm HIV quản lý được người nhiễm HIV.
- Giảm 13% số nhiễm HIV phát hiện mới qua tiêm chích ma túy so với năm 2015; giảm 12% số nhiễm HIV phát hiện mới qua quan hệ tình dục so với năm 2015;
- 90% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và báo cáo.
- 90% người nghiện chích ma túy sử dụng Bơm kim tiêm (BKT) sạch.
- 90% người bán dâm sử dụng Bao cao su (BCS) trong quan hệ tình dục.
- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện mới trong nhóm nghiện chích ma túy xuống <30%.
- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện mới trên địa bàn tỉnh trong nhóm người bán dâm xuống <10%.
- 130/130 xã/phường triển khai Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 3.480 người nghiện ma túy.
- 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế.
2.3. Chăm sóc, điều trị HIV/AIDS Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- 90% người nhiễm HIV còn sống quản lý được, được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) 4.087 người nhiễm HIV trong đó: 3.962 người lớn; 125 trẻ.
- 100% cán bộ phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV;
- 100% huyện, thị xã, thành phố có dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
- 85% bệnh nhân nhiễm HIV (quản lý tại các phòng khám điều trị ngoại trú) được xét nhiệm Lao. 85% người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thời Lao và HIV.
- 100% người nhiễm HIV mới phát hiện (quản lý tại các phòng khám điều trị ngoại trú) được điều trị dự phòng bằng INH.
- 90% phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV.
- 95% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV (Quản lý được).
- 95% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc và nhận các can thiệp phù hợp sau sinh.
- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV <5%.
- Chỉ tiêu chi tiết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2018. (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).
1. Truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
1.1. Hoạt động truyền thông trực tiếp
- Tổ chức giáo dục truyền thông tại cộng đồng, ưu tiên các đối tượng có hành vi nguy cơ cao.
- Duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, các nhóm tự lực hiện có, nâng cao chất lượng sinh hoạt. Khuyến khích thành viên các câu lạc bộ phát huy vai trò tự lực, chủ động giúp đỡ nhau trong việc chăm sóc sức khỏe
1.2. Hoạt động truyền thông gián tiếp
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông trong tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018: Tổ chức mít tinh, cổ động mặt đường; treo băng rôn tại các huyện, thị xã, thành phố.
2. Giám sát dịch, can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
2.1. Công tác giám sát HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm tự nguyện
Duy trì và nâng cao chất lượng 12 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện và duy trì hoạt động của 09 phòng xét nghiệm khẳng định HIV; Triển khai mô hình xét nghiệm HIV tự nguyện tại 104 xã, phường thuộc 09 huyện. Triển khai các đợt xét nghiệm HIV lưu động, và giám sát trên địa bàn tỉnh.
- Tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho 90% các đối tượng có hành vi nguy cơ cao trên địa bàn toàn tỉnh. Xét nghiệm HIV cho 31.300 người, là người nghiện ma túy và vợ, bạn tình của người nghiện chích ma túy, gái bán dâm.
- Tăng cường hướng dẫn tuyến huyện/thị xã/thành phố và xã, phường trọng điểm và xã triển khai chương trình thực hiện hệ thống theo dõi, đánh giá và báo cáo thống kê đầy đủ. Triển khai có hiệu quả giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi.
- Tiếp tục hoàn thiện bộ chỉ số can thiệp thực hiện mục tiêu 90-90-90.
2.2. Can thiệp giảm tác hại
- Triển khai Chương trình cấp bơm kim tiêm và bao cao su, cho nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, gái bán dâm; thông qua lực lượng y tế thôn bản, đồng đẳng viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng, nhóm tự lực của các dự án trên địa bàn 130 xã, phường. Thu gom và tiêu hủy BKT bẩn. Nguồn bơm kim tiêm và bao cao su do Cục phòng, chống HIV/AIDS và các dự án cấp bằng hiện vật cho tỉnh Điện Biên.
- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 08 cơ sở điều trị và 29 cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh. Thành lập mới 07 cơ sở cấp phát thuốc Methadone năm 2018:
+ Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone tại huyện Tủa Chùa: Địa điểm đặt tại Phòng khám đa khoa khu vực Xá Nhè, điều trị cho 50 bệnh nhân;
+ Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone tại huyện Điện Biên: Địa điểm đặt tại Phòng khám đa khoa khu vực Mường Nhà, điều trị cho 100 bệnh nhân;
+ Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone tại huyện Tuần Giáo: Địa điểm đặt tại Phòng khám đa khoa khu vực Rạng Đông, điều trị cho 50 bệnh nhân;
+ Thành lập 02 Cơ sở cấp phát Methadone tại huyện Điện Biên Đông: Địa điểm đặt tại (1) Phòng khám đa khoa khu vực Sư Lư, điều trị cho 50 bệnh nhân; (2) trạm Y tế xã Keo Lôm, điều trị cho 40 bệnh nhân.
+ Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone tại huyện Mường Ảng: Địa điểm đặt tại Trạm Y tế xã Ngối Cáy, điều trị cho 40 bệnh nhân;
+ Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone tại huyện Mường Nhé: Địa điểm tại Phòng khám đa khoa khu vực Chung Chải, điều trị cho 50 bệnh nhân;
Điều trị cho 3.480 người nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Triển khai cấp phát thuốc điều trị thay thế nghiện chất bằng thuốc Bufrenophine.
3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
3.1. Công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân AIDS
- Nâng cao chất lượng hoạt động của 10 phòng khám điều trị ngoại trú HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Triển khai Mô hình cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS miền núi tại 130 xã thuộc 10 huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
- Điều trị bằng thuốc kháng Virut ARV: 4.087 người trong đó: 3.962 người lớn và 125 trẻ em.
- Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV được xét nghiệm Lao 85%; Điều trị dự phòng lao cho người nhiễm HIV mới 840 bệnh nhân. Xét nghiệm CD4 phục vụ cho công tác chăm sóc điều trị
- Duy trì hoạt động khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV.
3.2. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Tiếp tục thực hiện công tác giám sát phát hiện, theo dõi, quản lý, phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở giai đoạn sớm tại 10 phòng khám ngoại trú và các điểm dự phòng lây truyền mẹ con. Thực hiện tốt công tác tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức chiến dịch phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (Tháng 6/2018): Tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện tư vấn, lấy máu xét nghiệm HIV sàng lọc cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
+ Tư vấn xét nghiệm sàng lọc cho 12.600 phụ nữ có thai.
+ Xét nghiệm PCR cho trẻ phơi nhiễm từ 0-6 tháng tuổi: 50 trẻ
- Làm tốt công tác quản lý thai nghén đối với những phụ nữ có thai nhiễm HIV, Cung cấp đủ thuốc ARV để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho >95% PNMT nhiễm HIV. Tăng cường phối hợp giữa chương trình phòng, chống HIV/AIDS và chương trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
3.3. Hội nghị, tập huấn nâng cao năng lực
Tổ chức giao ban chuyên môn về chăm sóc và điều trị với bệnh viện đa khoa tỉnh và TTYT các huyện; Đào tạo tập huấn chăm sóc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con theo Quyết định 3047/QĐ-BYT và các hướng dẫn của Chương trình chăm sóc điều trị.
Tổng kinh phí dự kiến huy động được để chi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2018: 20.318 triệu đồng, trong đó:
1. Kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số: 960 triệu đồng.
2. Ngân sách địa phương (đã giao tại Quyết định 1221/QĐ-UBND ngày 10/12/2017 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2018) 8.158 triệu đồng, bao gồm:
- Kinh phí chi thường xuyên: 5.078 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ chương trình điều trị Methadone: 2.000 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ đóng BHYT và chi phí cùng chi trả sử dụng thuốc kháng virút HIV: 1.080 triệu đồng.
3. Nguồn thu dịch vụ điều trị các chất gây nghiện dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone: 8.200 triệu đồng.
4. Nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác: 3.000 triệu đồng”.
1. Sở Y tế
- Chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, theo dõi và giám sát, hướng dẫn triển khai việc thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Hướng dẫn kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS; chỉ đạo triển khai lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình y tế khác.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; chú trọng các chương trình tư vấn xét nghiệm HIV; can thiệp giảm tác hại; điều trị thay thế bằng thuốc Methadone; dự phòng lây truyền mẹ con; chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Triển khai các nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
- Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu 90-90-90 về phòng, chống HIV/AIDS. Định kỳ hàng quý tổ chức giao ban đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện mục tiêu 90-90-90 về phòng, chống HIV/AIDS.
- Chỉ đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện/thị xã và xã/phường/thị trấn, đồng đẳng viên, nhân viên y tế thôn bản trong việc triển khai Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Điều phối các nguồn lực để thực hiện Chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Hướng dẫn Quản lý và thanh quyết toán kinh phí của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động tài chính phù hợp với từng thời điểm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Phê duyệt kinh phí của mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS, thuộc chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế về kết quả thực hiện Kế hoạch; Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức điều trị Methadone cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS trong các Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội.
- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ người nghiện chích ma túy, gái mại dâm tái hòa nhập cộng đồng và tiếp cận với các nguồn lực xóa đói, giảm nghèo; vay vốn; học nghề.
3. Công an tỉnh
Triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, chiến sĩ phù hợp với đặc thù của ngành; triển khai tuyên truyền, dự phòng, tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV cho phạm nhân nhiễm HIV/AIDS trong trại giam, trại tạm giam; hỗ trợ triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng; đảm bảo an ninh cho các cơ sở điều trị Methadone.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; định kỳ thông tin về tình hình dịch và các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS đang triển khai trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh hoạt động truyền thông trong tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Gắn các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Lồng ghép với việc triển khai thực hiện các phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; "Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại" và các chương trình, kế hoạch, chiến lược của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của tỉnh.
Chỉ đạo hướng dẫn các phòng, đơn vị trực thuộc, đơn vị cơ sở trong toàn ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và lĩnh vực hoạt động để triển khai các hình thức tuyên truyền phù hợp để phòng, chống HIV/AIDS. Chú trọng công tác tuyên truyền phục vụ cơ sở, đặc biệt tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực điểm nóng về ma túy và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn... các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí phối hợp tuyên truyền và đảm bảo tính sẵn có, dễ tiếp cận đối với sản phẩm bao cao su.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống trường học; triển khai chương trình giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS trong các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và các bậc học phổ thông phù hợp với từng nhóm tuổi.
7. Sở Tài chính.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tăng cường huy động kinh phí đầu tư cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giám sát, kiểm tra việc lồng ghép các chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát triển kinh tế xã hội.
9. Sở Nội vụ
Phối hợp với ngành Y tế tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thành lập mới các cơ sở điều trị Methadone.
10. Các Sở, ban, ngành
Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo đặc thù của ngành, đơn vị mình. Phối hợp chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tỉnh
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền của đơn vị mình với hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.
Đề nghị Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh; phối hợp thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong nhóm phụ nữ có nguy cơ cao tại các nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ vui chơi giải trí; phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền vận động phụ nữ mang thai đi xét nghiệm HIV sớm để có cơ hội tiếp cận với chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
12. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng kế hoạch triển khai mở rộng chương trình điều trị Methadone trên địa bàn huyện. Chủ động đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả phòng, chống HIV/AIDS về UBND tỉnh (qua Sở Y tế cơ quan thường trực Ban chỉ đạo).
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên năm 2018. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN BỐ NGƯỜI THUỘC NHÓM HÀNH VI NGUY CƠ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 128 ngày 23/02/2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên huyện | Người nghiện chích ma túy | Người bán dâm nữ | Vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV | |
Số quản lý | Số ước tính | ||||
1 | Điện Biên | 2.346 | 2.541 | 100 | 2.111 |
2 | Tuần Giáo | 2.376 | 2.574 | 100 | 2.138 |
3 | Mường Ảng | 1.738 | 1.883 |
| 1.564 |
4 | Mường Lay | 134 | 145 | 50 | 120 |
5 | Điện Biên Đông | 1.769 | 1.916 |
| 1.592 |
6 | Điện Biên Phủ | 389 | 421 |
| 350 |
7 | Mường Chà | 545 | 591 |
| 491 |
8 | Tủa Chùa | 352 | 382 |
| 317 |
9 | Nậm Pồ | 115 | 125 |
| 104 |
10 | Mường Nhé | 178 | 193 |
| 160 |
| Tổng cộng | 9.942 | 10.770 |
| 8.948 |
CHỈ TIÊU CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 428 ngày 23/02/2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Kế hoạch năm 2018 |
| Tỷ lệ mắc HIV/AIDS còn sống/dân số | % | 0,60 |
| Tỷ lệ chết do AIDS/tổng số mắc | % | 50,0 |
I | Các hoạt động từ NSTW |
|
|
1 | Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. |
|
|
| Tỷ lệ xã/ phường quản lý được người nhiễm HIV trên địa bàn | % | 90 |
| Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và BC | % | 90 |
| Tỷ lệ đối tượng có hành vi nguy cơ cao được tư vấn XN HIV (Thực hiện 90.90.90) | % | 90 |
| Tỷ lệ dân số trưởng thành được tư vấn xét nghiệm HIV | % | 8 |
| Tỷ lệ người nghiện chích ma túy sử dụng BKT sạch | % | 90 |
| Tỷ lệ người bán dâm sử dụng BCS trong quan hệ tình dục | % | 90 |
| Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy | % | <30 |
| Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm | % | <10 |
| Xã triển khai chương trình Phòng, chống HIV/AIDS | % | 130 |
| Số xã được triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại | % | 130 |
| Mẫu giám sát, trong đó |
| 31.300 |
| - Mẫu giám sát trọng điểm | Mẫu |
|
| - Mẫu giám sát phát hiện | Mẫu | 31.300 |
| Tỷ lệ người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone | % | 65 |
| Điều trị thay thế bằng Methadone | Người | 3.480 |
| Họp BCĐ Chương trình phòng, chống HIV/AIDS (triển khai tháng hành động Quốc Gia PC HIV/AIDS ngày 01/12) | Cuộc | 1 |
| Giám sát hỗ trợ kỹ thuật, điều tra dịch tễ học (tỉnh hỗ trợ huyện, xã) | Đợt | 80 |
2 | Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con |
|
|
| Tỷ lệ người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị bằng thuốc ARV tiếp cận được thuốc ARV | % | 90 |
| Tỷ lệ người lớn nhiễm HIV (quản lý được trong cộng đồng) được điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ ĐT bằng ARV | % | 90 |
| Tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV (quản lý được trong cộng đồng) được điều trị được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV | % | 90 |
| Tỷ lệ cán bộ phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV | % | 100 |
| Tỷ lệ huyện có tình hình HIV trung hình và cao có DV điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được lồng ghép trong hệ thống y tế | % | 100 |
| Điều trị kháng Virut, trong đó | Người | 4.087 |
| Điều trị ARV cho người lớn | Người | 3.962 |
| Điều trị ARV cho trẻ em | Người | 125 |
| Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV (quản lý tại các phòng khám điều trị ngoại trú) được xét nhiệm Lao | % | 85 |
| Tỷ lệ người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thời Lao và HIV | % | 85 |
| Số người nhiễm HIV mới phát hiện (quản lý tại các phòng khám điều trị ngoại trú) được điều trị dự phòng INH | Người | 840 |
| Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV | % | 90 |
| Mẫu giám sát phát hiện phụ nữ mang thai | Mẫu | 12.000 |
| Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV (Số quản lý được) | % | 90,0 |
| Tỷ lệ mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc và nhận các can thiệp phù hợp sau sinh | % | 95 |
| Giảm tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV | % | <5 |
| Tuyên truyền tháng chiến dịch PLTMC trên sóng PTTH | Lần | 4 |
3 | Tăng cường năng lực |
|
|
| Nâng cao năng lực về kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS | Lớp | 1 |
| Quản lý và đánh giá can thiệp giảm hại | Lớp | 1 |
| Tập huấn về Theo dõi, quản lý và cấp phát thuốc ARV cho người nhiễm HIV cho cán bộ y tế thôn bản, nhân viên tiếp cận cộng đồng | Lớp | 18 |
| Tập huấn chăm sóc điều trị, PLTMC (theo QĐ 3047/2015 của BYT) cho cán bộ tuyến huyện xã (do tuyến tỉnh và huyện, xã phối hợp thực hiện) | Lớp | - |
| Hội nghị triển khai tháng chiến dịch PLTMC; Giao ban chuyên môn về chăm sóc và điều trị | Hội nghị | 1 |
| Tỷ lệ cán Bộ nhân viên Trung tâm PC HIV/AIDS được đào tạo, tập huấn chuyên môn về lĩnh vực PC HIV/AIDS | % | 90 |
| Tỷ lệ CB làm công tác PC HIV/AIDS ở các ban ngành đoàn thể của địa phương được đào tạo về TT PC HIV/AIDS | % | 50 |
II | Các hoạt động từ NSĐP |
|
|
1 | Các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS |
|
|
| Tỷ lệ cơ quan thông tin đại chúng địa phương tổ chức TT về PC HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ thông tin - TT và BYT | % | 100 |
| Tỷ lệ cơ quan thông tin đại chúng địa phương đăng - phát thông tin về phòng, chống HIV/AIDS | % | 100 |
| Tỷ lệ người nhiễm HIV (QL được) tham gia SH trong các CLB, nhóm đồng đẳng và các loại hình HĐ PC HIV/AIDS khác. | % | 80 |
| Tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đầy đủ về phòng, chống HIV |
| 60 |
| Tỷ lệ xã tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS | % | 60 |
| Tỷ lệ doanh nghiệp (nhỏ và vừa) tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS | % | 30 |
| Truyền thông trực tiếp tuyến tỉnh | Buổi | 50 |
| Truyền thông trực tiếp tuyến huyện | Buổi | 30 |
| Mít tinh cổ động mặt đường ngày 01/12 | huyện | 10 |
| Truyền thông qua phát thanh (bài được phát thanh) | bài | 29 |
2 | Công tác truyền thông GDSK (không thuộc CTMT) |
|
|
| - Truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng: |
|
|
| + Truyền thông qua phát thanh (bài được phát thanh) | bài | 2 |
| + Truyền thông qua truyền hình | lượt | 0 |
| + Truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh | Lượt | 0 |
| + Truyền thông qua báo, tạp chí, bản tin (viết tin, bài, ảnh) | tin, bài | 5 |
| + Mít tinh, cổ động, hội thi | cuộc | 1 |
| - Truyền thông trực tiếp: |
|
|
| + Tư vấn | Lượt người | 5.000 |
| + Số buổi TTGDSK trực tiếp tại cộng đồng | Buổi | 100 |
| + Số lượt được TTGDSK trực tiếp | Lượt người | 5.000 |
ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐANG TRIỂN KHAI VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 428 ngày 23/02/2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
Huyện/thị | BKT | BCS | Methadone | XN | ARV | PMTCT | |||||||
Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | ||
Thành phố Điện Biên | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
QTC |
|
|
|
| x |
| x |
| x |
| x |
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Điện Biên | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
| x | x | x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Tủa Chùa | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
|
|
| x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
| x | x |
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Tuần Giáo | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
|
|
| x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
| x | x |
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Thị xã Mường Lay | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
|
|
| x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Mường Ảng | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
| x | x | x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Điện Biên Đông | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
| x | x | x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Mường Nhé | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
|
|
| x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
| x | x |
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Mường Chà | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
|
|
| x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Huyện Nậm Pồ | |||||||||||||
CTMT | x |
| x |
|
|
| x |
| x |
| x |
| |
QTC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
VAAC-US.CDC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Kế hoạch 56/KH-UBND triển khai Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định (từ ngày 10/11 - 10/12/2016)
- 2Kế hoạch 722/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Kế hoạch 68/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
- 4Kế hoạch 45/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 và giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 41/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018
- 1Thông tư 02/2015/TT-BYT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2015 về Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Kế hoạch 56/KH-UBND triển khai Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định (từ ngày 10/11 - 10/12/2016)
- 4Quyết định 23/2017/QĐ-UBND quy định định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế và chi phí cùng chi trả sử dụng thuốc kháng vi rút HIV đối với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Quyết định 4757/QĐ-BYT năm 2017 về khung xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Kế hoạch 722/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7Kế hoạch 68/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
- 8Kế hoạch 45/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 và giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Kế hoạch 41/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018
Kế hoạch 428/KH-UBND về Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên năm 2018
- Số hiệu: 428/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra