Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4001/KH-UBND | Kon Tum, ngày 08 tháng 11 năm 2021 |
Căn cứ Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Triển khai kịp thời các chính sách kích cầu, phục hồi các hoạt động du lịch, lữ hành theo tình hình diễn biến của COVID-19.
- Từng bước định vị thương hiệu du lịch Kon Tum thông qua các sản phẩm du lịch “Trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên” và là điểm đến “Du lịch an toàn, thân thiện, mến khách”. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở cửa thu hút khách du lịch quay trở lại Kon Tum sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế trên cả nước.
2. Yêu cầu
- Kết nối khách du lịch đi từ vùng xanh (an toàn) với các điểm du lịch xanh (an toàn) trên cơ sở xác định vùng xanh của cơ quan quản lý y tế, cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương thích ứng cao trong bối cảnh bình thường mới. Đảm bảo an toàn, thuận lợi cho du khách và người lao động tham gia hoạt động du lịch. Chủ động, linh hoạt và có các phương án xử lý tình huống.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đón khách, đặc biệt là kiểm soát chứng nhận tiêm chủng, khai báo y tế và số hóa ngành du lịch; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện thường xuyên để xây dựng mô hình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế.
- Tuân thủ hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch(1).
1. Lộ trình mở cửa, phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
1.1. Giai đoạn 1: Chương trình “Người Kon Tum đi du lịch Kon Tum” theo chương trình du lịch “bong bóng khép kín”
* Thời gian: Từ tháng 12/2021 - 01/2022 (thời gian có thể thay đổi tùy tình hình thực tế).
* Đối tượng: Người dân và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, lưu trú tại Kon Tum đáp ứng tiêu chí an toàn.
* Địa bàn mở cửa du lịch: Các điểm du lịch như: Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Lor, Điểm du lịch A Biu - Thành phố Kon Tum; Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Huyện Sa Thầy; Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi - Huyện Đăk Hà; Điểm du lịch Epic Spa - Huyện Kon Rẫy; Khu du lịch sinh thái Măng Đen - Huyện Kon Plông; các điểm tham quan khép kín với các đơn vị cung ứng dịch vụ điểm cuối đăng ký đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19.
* Điều kiện tổ chức thực hiện: Các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch phải đáp ứng các điều kiện cơ bản đến công tác phòng, chống dịch, cụ thể: Cơ sở vật chất, phương tiện và người lao động tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ đã đăng nhập hệ thống và thực hiện tự đánh giá an toàn COVID-19 theo địa chỉ http://safe.tourism.com.vn, đáp ứng đủ điều kiện cơ bản phòng, chống dịch; yêu cầu người lao động của các cơ sở cũng như khách đến du lịch phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin, quét mã QRCode, thẻ xanh...
1.2. Giai đoạn 2: Đón khách du lịch nội địa từ các địa phương trong cả nước
* Thời gian: Từ tháng 02/2022 - 6/2022
* Đối tượng: Khách du lịch nội địa ngoài tỉnh đáp ứng tiêu chí an toàn theo quy định.
* Địa bàn mở cửa du lịch: Các khu, điểm du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh với các đơn vị cung ứng dịch vụ điểm cuối đăng ký đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
* Điều kiện tổ chức thực hiện: Mở cửa lại các dịch vụ du lịch để phục vụ khách du lịch khi người dân toàn tỉnh được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt tỷ lệ trên 80%, các khu, điểm du lịch, cơ sở du lịch, dịch vụ phải đáp ứng đủ điều kiện cơ bản phòng, chống dịch, khách du lịch sử dụng hộ chiếu vắc xin,...
1.3. Giai đoạn 3: Từ tháng 6 năm 2022 trở đi, hoạt động du lịch trở lại trạng thái “bình thường” trong điều kiện đáp ứng các tiêu chí an toàn trên phạm vi toàn tỉnh, đồng thời thực hiện thí điểm đón khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin.
* Điều kiện tổ chức thực hiện: Khi Chính phủ cho phép và theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
1.1. Đảm bảo an toàn tại điểm đến và cho khách du lịch
- Ưu tiên thúc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân, người lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch, nâng cao năng lực y tế phòng, chống COVID-19, tổ chức thực hiện tốt quy định 5K.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo du lịch an toàn đối với điểm đến, cơ sở cung ứng dịch vụ và khách du lịch: ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”, hệ thống đăng ký và khai báo an toàn www.safe.tourism.com.vn, hệ thống chứng nhận số tiêm chủng vắcxin www.travelpass.tourism.vn để phục vụ khách quốc tế khi điều kiện cho phép.
- Tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch, công nhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn đối với các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch, kiểm soát chứng nhận tiêm chủng, quản lý khách du lịch nhập, xuất cảnh…
- Lựa chọn các đơn vị cung ứng dịch vụ lữ hành, vận chuyển, lưu trú,… uy tín tham gia đón khách du lịch theo các tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và chất lượng dịch vụ cung ứng.
- Khách du lịch phải đáp ứng các yêu cầu tiêm 2 mũi vắc xin (mũi thứ 2 ít nhất 14 ngày) hoặc đã tiêm 1 mũi vắc xin và có giấy chứng nhận kết quả âm tính với SARS-CoV-2 (theo quy định); có chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đã đăng ký tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành và có hợp đồng bảo hiểm y tế, bảo hiểm du lịch theo quy định. Trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi được phép đi cùng cha mẹ, hoặc người giám hộ đã được tiêm chủng đầy đủ theo quy định.
1.2. Phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường
Ưu tiên đầu tư, phát triển, khai thác các sản phẩm du lịch có tính bền vững, gắn với tự nhiên để phù hợp với nhu cầu của du khách, đảm bảo an toàn và tạo được sức bật cho du lịch Kon Tum để thu hút thị trường nội địa trong thời gian ngắn nhất, cụ thể:
- Đối với sản phẩm nghỉ dưỡng, sinh thái tự nhiên: Khu du lịch sinh thái Măng Đen - Huyện Kon Plông; Điểm du lịch Epic Spa - Huyện Kon Rẫy; Vườn quốc gia Chư Mom Ray - Huyện Sa Thầy; Điểm du lịch sinh thái Làng chài - Huyện Ia H’Drai.
- Đối với sản phẩm du lịch văn hóa, cộng đồng: Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (huyện Kon Plông); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Kơ Lor, Điểm du lịch A Biu (Thành phố Kon Tum); Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà).
- Đối với sản phẩm Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn: Điểm du lịch Ê Ban Farm (Huyện Kon Plông); Điểm du lịch Thiện Mỹ Farm (huyện Kon Plông).
- Các điểm tham quan kết hợp trong hành trình đảm bảo các điều kiện khép kín: Bảo tàng tỉnh, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Di tích lịch sử Chư Tan Kra, Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei...
- Hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, dịch vụ du lịch ban đêm theo hướng xanh, sạch và bền vững.
- Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ sở lưu trú; tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới; nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ du khách, tích cực tham gia các chương trình kích cầu du lịch.
1.3. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch
- Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về du lịch; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch.
- Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, các ứng dụng di động tiện lợi hỗ trợ khách du lịch.
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, giới thiệu, bán sản phẩm thuận lợi hơn trên môi trường mạng (hội chợ, diễn đàn giới thiệu điểm đến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến).
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động marketing số; ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng giá trị và sức hấp dẫn của điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch.
1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch
Thực hiện giảm tiền ký quỹ cho doanh nghiệp dịch vụ lữ hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 theo Nghị định số 94/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
1.5. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch
- Hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2021-2025.
2. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến hình ảnh “Kon Tum - An toàn, thân thiện, mến khách”
- Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều kênh thông tin về khả năng kiểm soát, kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh; công khai, minh bạch thông tin cũng như cơ chế hỗ trợ cho du khách trong trường hợp tái bùng phát dịch bệnh... tạo thành lợi thế để chứng minh cho du khách về sự an toàn của điểm đến.
- Tổ chức phát động chương trình người Kon Tum đi du lịch trong tỉnh, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp... đi tham quan, du lịch tại các điểm đến trong tỉnh với các gói ưu đãi, hấp dẫn, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Tăng khả năng tiếp cận của điểm đến, giúp du khách dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin, kết nối trực tuyến với các điểm đến, nhà cung cấp dịch vụ, các gói kích cầu du lịch và lên lịch trình du lịch đến Kon Tum bằng cách sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thông minh thông qua trang website: dulichkontum.com.vn hoặc kontumtourism.com.vn.
- Đổi mới phương thức xúc tiến, truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch Kon Tum dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại 4.0 và bắt kịp xu hướng ứng dụng mạng xã hội của thế giới với nhiều tiện ích như: Facebook, youtube, zalo, website quảng bá, cung cấp thông tin về du lịch Kon Tum thông qua kênh báo, đài trong và ngoài tỉnh.
- Kết nối với các địa phương, doanh nghiệp lữ hành trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và thị trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh “Kon Tum - An toàn, thân thiện, mến khách” để đưa khách về Kon Tum; tiếp tục quảng bá các tuyến, điểm du lịch địa phương.
- Khuyến khích doanh nghiệp du lịch chuyển đổi phương thức kinh doanh trên môi trường trực tuyến bằng việc chào bán các sản phẩm du lịch, các chính sách ưu đãi, giảm giá; liên tục cập nhật thông tin và hình ảnh điểm đến cùng các chiến dịch kích cầu nhằm đảm bảo sự liên kết thông tin liên tục, tạo động lực để du khách đưa Kon Tum vào danh sách ưu tiên của họ.
- Tham gia các hoạt động trong chương trình liên kết Liên minh kích cầu du lịch khu vực Tây Nguyên của 03 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk.
- Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ quốc tế - VITM Hà Nội.
- Tổ chức đoàn khảo sát các điểm đến kết nối tour du lịch mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch.
- Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Kon Tum và tham gia một số sự kiện quảng bá du lịch lớn của các tỉnh, thành phố.
- Đầu tư phát triển một cách bền vững ngành du lịch thông qua nghiên cứu hệ thống hóa chuỗi cung ứng và xây dựng mô hình quản lý phát triển ngành; dự báo các rủi ro và thiết kế các kịch bản ứng phó để giảm tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với chuỗi cung ứng.
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chân dung các khách hàng mục tiêu để kịp thời nắm bắt các thay đổi của xu hướng thị trường cũng như phác họa được các đặc tính hành vi của du khách mục tiêu; qua đó phục vụ hiệu quả hơn cho việc đa dạng hóa thị trường, công tác truyền thông và phát triển sản phẩm du lịch.
- Tập trung đầu tư số hóa công tác truyền thông và xúc tiến du lịch dần dần hướng đến thay thế cho các kênh truyền thông cũ như roadshow, hội chợ, cẩm nang du lịch...
- Ưu tiên cho các giải pháp sáng tạo trong phát triển sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch sáng tạo nhằm tối ưu hóa nguồn tài nguyên của tỉnh.
- Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được bố trí từ dự toán ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Các Sở, ngành, địa phương chủ động bố trí kinh phí thuộc ngân sách chi cho các hoạt động thông tin, du lịch thuộc Sở, ngành, địa phương quản lý.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan đánh giá tình hình, mức độ diễn biến của dịch bệnh COVID-19 để tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh, các điểm tham quan, du lịch tổ chức đón khách tham quan sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chương trình xúc tiến du lịch năm 2022 có trọng tâm, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế; tham mưu các nội dung sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong việc quảng bá, xúc tiến tại các thị trường du lịch tiềm năng, thị trường du lịch mới, thị trường không bị ảnh hưởng dịch bệnh để khai thác nguồn khách, phục vụ phát triển du lịch.
- Phối hợp ngành Y tế hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch theo Quyết định số 473/QĐ-TCDL ngày 29 tháng 4 năm 2020 và Quyết định số 474/QĐ-TCDL ngày 01 tháng 5 năm 2020 của Tổng cục Du lịch; Xây dựng tiêu chí lựa chọn và công bố công khai doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, điểm đến, dịch vụ du lịch được đón và phục vụ khách du lịch nội địa. Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị, đánh giá phương án đón - phục vụ du khách của các doanh nghiệp du lịch trên cơ sở Bộ tiêu chí an toàn du lịch, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch trong tháng 12 năm 2021.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch ứng dụng Công nghệ Thông tin trong lĩnh vực du lịch để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện hoàn thành trong quý I năm 2022.
- Phối hợp Hiệp hội Du lịch tỉnh, chỉ đạo các đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch chủ động tham gia chương trình kích cầu du lịch, có nhiều ưu đãi, giảm giá cho du khách; tích cực quảng bá, xây dựng các sản phẩm thu hút du khách ngoài tỉnh; tăng cường số hóa trong hoạt động du lịch.
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong việc quảng bá, xúc tiến tại các thị trường du lịch tiềm năng, thị trường du lịch mới, thị trường không bị ảnh hưởng dịch bệnh để khai thác nguồn khách, phục vụ phát triển du lịch.
- Triển khai tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho lao động ngành du lịch theo quy định, bao gồm (các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đủ điều kiện đón - phục vụ du khách, người dân đến tỉnh Kon Tum).
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 trong hoạt động du lịch; đồng thời kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Công Thương: Vận động các đơn vị hoạt động lĩnh vực thương mại tham gia hưởng ứng các chương trình kích cầu du lịch của địa phương.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Vận động các đơn vị có sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP do ngành quản lý tham gia hưởng ứng các chương trình kích cầu du lịch của địa phương.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu triển khai các chính sách về an sinh xã hội, người lao động theo chỉ đạo của Chính phủ.
6. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị hoạt động kinh doanh, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh, vận động các đơn vị vận tải tham gia chương trình kích cầu trong hoạt động vận tải khách du lịch và đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh trong hoạt động vận tải.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ khó khăn đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tiếp tục duy trì hoạt động, phục hồi và phát triển bền vững. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín tiếp cận, nghiên cứu, đầu tư các dự án du lịch có quy mô lớn, theo hướng bền vững tại tỉnh.
8. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự lĩnh vực du lịch. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch chấp hành đúng quy định của pháp luật.
- Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi, vi phạm quy định liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời ngăn chặn việc lợi dụng chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch để trục lợi.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền về du lịch Kon Tum và quảng bá thông điệp “Kon Tum - Điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách”; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; quảng bá về các khu, điểm, sản phẩm du lịch và các gói kích cầu du lịch.
11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Kon Tum; Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Tăng cường các bài viết, phóng sự chuyên đề đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch, nêu gương các doanh nghiệp, cá nhân có nhiều cách làm hay, hiệu quả đóng góp cho việc phục hồi phát triển du lịch Kon Tum thích ứng với dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện công tác đảm bảo an toàn an ninh vệ sinh môi trường, nhất là tại các khu, điểm du lịch, di tích, các cơ sở lưu trú, mua sắm quà lưu niệm, nhà hàng...; hướng dẫn và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý.
- Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định.
- Chủ động xây dựng chương trình hành động của Hiệp hội Du lịch tỉnh nhằm phối hợp kịp thời, đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; vận động doanh nghiệp du lịch tích cực hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ vào chương trình kích cầu du lịch, cuộc vận động “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, chủ động xây dựng các sản phẩm chất lượng và giảm giá để kích cầu khách du lịch.
- Vận động, khuyến khích các hội viên, các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; xây dựng và triển khai các mức giảm giá, hình thức khuyến mãi cụ thể cho từng dịch vụ để tạo thuận lợi cho việc công bố gói kích cầu du lịch và thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch COVID - 19.
- Chủ trì tiếp nhận, đăng ký, tổng hợp thông tin về dịch vụ giảm giá hoặc chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp và phối hợp tổ chức công bố các chương trình kích cầu, khôi phục hoạt động du lịch.
14. Các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ
- Hưởng ứng, tham gia các chương trình kích cầu, khôi phục hoạt động du lịch. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phối hợp xây dựng các gói kích cầu du lịch đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tham gia chương trình kích cầu/khuyến mại/giảm giá, đăng ký Hiệp hội Du lịch và thực hiện đúng nội dung cam kết khuyến mãi, giảm giá với khách du lịch.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách, xây dựng môi trường du lịch chất lượng, vệ sinh, văn minh, thân thiện và thực hiện tốt các quy định an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các đơn vị, đia phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị mình để triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(1) Theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18-10-2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ và các Văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
- 1Kế hoạch 169/KH-UBND về kích cầu và xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch nhằm phục hồi tăng trưởng du lịch Lào Cai do ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm 2020
- 2Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND quy định về tiếp tục giảm phí tham quan một số điểm trên địa bàn thành phố Hội An và mức hỗ trợ phục hồi, phát triển du lịch do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam
- 3Kế hoạch 3404/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hành động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022
- 4Kế hoạch 389/KH-UBND năm 2021 về phục hồi du lịch bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 5Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2021 về phục hồi và thu hút khách du lịch nội địa đến Kiên Giang
- 6Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hoạt động du lịch do tác động của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 7Kế hoạch 7445/KH-UBND phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 những tháng cuối năm 2021 và năm 2022
- 8Kế hoạch 143/KH-UBND về kích cầu du lịch “Hương sắc Lào Cai” năm 2021 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 9Kế hoạch 374/KH-UBND năm 2021 về phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2022
- 11Quyết định 696/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 3Quyết định 473/QĐ-TCDL năm 2020 hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn tại doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch do Tổng cục Du lịch ban hành
- 4Quyết định 474/QĐ-TCDL năm 2020 sửa đổi "Hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn tại doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch" do Tổng cục Du lịch ban hành
- 5Kế hoạch 169/KH-UBND về kích cầu và xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch nhằm phục hồi tăng trưởng du lịch Lào Cai do ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm 2020
- 6Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND quy định về tiếp tục giảm phí tham quan một số điểm trên địa bàn thành phố Hội An và mức hỗ trợ phục hồi, phát triển du lịch do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam
- 7Kế hoạch 3228/KH-BVHTTDL năm 2021 triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 9Hướng dẫn 3862/HD-BVHTTDL năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Kế hoạch 3404/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hành động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022
- 11Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
- 12Kế hoạch 389/KH-UBND năm 2021 về phục hồi du lịch bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 13Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2021 về phục hồi và thu hút khách du lịch nội địa đến Kiên Giang
- 14Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hoạt động du lịch do tác động của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 15Kế hoạch 7445/KH-UBND phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 những tháng cuối năm 2021 và năm 2022
- 16Kế hoạch 143/KH-UBND về kích cầu du lịch “Hương sắc Lào Cai” năm 2021 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 17Kế hoạch 374/KH-UBND năm 2021 về phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 18Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2022
Kế hoạch 4001/KH-UBND năm 2021 triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo tình hình dịch Covid-19
- Số hiệu: 4001/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Y Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra