- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 922/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Kế hoạch 3778/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3875/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2017 |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2017
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định chính sách Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương - Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";
Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Kế hoạch số 3778/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về “Đào nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 2910/KH-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đào nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Công văn số 922/LĐTBXH-TCDN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 11858/TTr-SLĐTBXH ngày 22 tháng 5 năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai Kế hoạch “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố” gồm các nội dung:
1. Mục tiêu
- Đào tạo nghề cho 12.000 lao động nông thôn gồm 3.470 người học nghề nông nghiệp và 8.530 người học nghề phi nông nghiệp, gồm:
a) Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 11.300 lao động nông thôn, người khuyết tật, người nghèo... gắn với nhu cầu việc làm và tuyển dụng của doanh nghiệp (3.270 người học nghề nông nghiệp; 8.030 người học nghề phi nông nghiệp).
b) Đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho 700 lao động nông thôn (200 người học nghề nông nghiệp; 500 người học nghề phi nông nghiệp) do các trường cao đẳng, trường trung cấp, cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo quy định.
Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt 80% trở lên.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, nghiệp vụ quản lý, tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho 150 giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo nghề quận - huyện, cán bộ hội, đoàn thể.
- Hỗ trợ đầu tư, mua sắm thiết bị đào tạo nghề cho 4 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tại các huyện nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
2. Nhiệm vụ
- Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các quận - huyện, xã - phường. Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp thành phố, cấp quận - huyện và Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác thực hiện đề án tại xã, phường. Đảm bảo việc xây dựng, thực hiện kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 tại các quận - huyện.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ bị thu hồi đất.
- Rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo theo yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Đảm bảo đào tạo nghề gắn với việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.
1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
- Thực hiện tuyên truyền chính sách pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng; Tư vấn nghề học và việc làm để người lao động chọn lựa tham gia học nghề;
- Ưu tiên tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn là người khuyết tật, lao động nữ, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc diện hộ bị thu hồi đất;
- Tổ chức sơ kết đánh giá, biểu dương, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2. Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Các quận - huyện có lao động nông thôn xây dựng kế hoạch rà soát, cập nhật, bổ sung, đánh giá gồm:
- Rà soát, xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo; nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận - huyện;
- Rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn theo nhu cầu việc làm và tuyển dụng lao động;
- Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho lao động nông thôn.
3. Phát triển các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Đối với đào tạo nghề nông nghiệp: Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 1247/BNN-KTHT ngày 10 tháng 2 năm 2017 và theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, công nghệ cao, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển du lịch;
- Đối với ngành, nghề phi nông nghiệp: đào tạo các nghề để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề; đào tạo lao động nông thôn làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; gắn đào tạo với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận - huyện và của thành phố.
4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập
- Tổ chức rà soát, thẩm định, hỗ trợ đầu tư, mua sắm thiết bị đào tạo nghề cho 04 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tại các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi và Hóc Môn.
- Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo nghề lưu động cho các cơ sở đào tạo nghề lao động nông thôn thực hiện theo quy định, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục nghề
Rà soát, xây dựng chương trình, giáo trình nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Cập nhật phê duyệt danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 (ba) tháng; mức chi phí đào tạo đối với từng nghề cụ thể;
6. Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm lao động nông thôn cho 150 lượt cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề; cán bộ quận - huyện, xã - phường phụ trách công tác đào tạo nghề; cán bộ Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ về giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã - phường.
7. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hỗ trợ đào tạo nghề cho 12.000 lao động nông thôn theo chỉ tiêu cụ thể tại Phụ lục 1. (đính kèm Phụ lục)
Các hình thức hỗ trợ đào tạo như sau:
a. Trường hợp người học đăng ký học tại cơ sở đào tạo công lập trực thuộc quận-huyện: Ủy ban nhân dân quận - huyện giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho cơ sở đào tạo trực thuộc trên địa bàn. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ, thực hiện theo Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn.
b. Trường hợp người học đăng ký học tại cơ sở đào tạo công lập không trực thuộc quận - huyện và cơ sở đào tạo ngoài công lập: Ủy ban nhân dân quận - huyện xây dựng kế hoạch đặt hàng hàng năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.
8. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án
Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án tại các quận - huyện, phường - xã và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức giám sát công tác đào nghề cho lao động nông thôn.
Báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng kinh phí của Đề án ở huyện - quận, Sở - ngành theo quy định.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 35.432.000.000 đồng (Ba mươi lăm tỷ bốn trăm ba mươi hai triệu đồng), gồm:
- Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 12.822.000.000 đồng (Mười hai tỷ tám trăm hai mươi hai triệu đồng).
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề và cán bộ quản lý: 102.000.000 đồng (Một trăm lẻ hai triệu đồng).
- Kinh phí truyền thông, giám sát 8.000.000 đồng (Tám triệu đồng chẵn).
- Kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề: 22.500.000.000 đồng (Hai mươi hai tỷ năm trăm triệu đồng).
Ngân sách thành phố đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nguồn ngân sách Trung ương trong kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới hỗ trợ một phần hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề. Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức, các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án.
1. Trách nhiệm của các Sở - ngành thành phố
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các quận - huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Tổng hợp nhu cầu đặt hàng đào tạo lao động nông thôn của các quận - huyện, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và gửi các quận - huyện tổ chức thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật danh mục nghề phi nông nghiệp; tổng hợp, bổ sung danh mục nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp (nếu có), trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, chương trình, giáo trình đào tạo nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 (ba) tháng. Tổ chức kiểm tra năng lực của các cơ sở về điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định;
- Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa thành phố;
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn thành phố, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Chủ trì, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;
- Hướng dẫn Phòng Kinh tế các quận - huyện xác định danh mục nghề đào tạo và nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định danh mục các nghề đào tạo, nhu cầu học nghề và mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Đề xuất các cơ sở có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trong kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của Sở theo các nội dung nêu trên và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường - xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Hướng dẫn Phòng Nội vụ quận - huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường - xã;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường - xã và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiêu thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp và thực hiện việc phân luồng trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để định hướng, tuyên truyền cho học sinh có thái độ đúng về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn các loại hình đào tạo nghề;
đ) Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa; hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện các nội dung của Sở theo các nội dung nêu trên và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
e) Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Hướng dẫn Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài phát thanh quận - huyện thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện của Sở theo các nội dung nêu trên và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
f) Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp cho các Sở - ngành, quận - huyện, đơn vị được giao nhiệm vụ để thực hiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo chính sách của Đề án, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của Sở theo các nội dung nêu trên và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
g) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện đề án, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của Sở theo các nội dung nêu trên và hàng năm đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
h) Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện cho vay học nghề và vay vốn để giải quyết việc làm, khởi nghiệp từ Quỹ quốc gia về việc làm theo cơ chế cho vay giải quyết việc làm hiện hành;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm cho lao động nông thôn;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của Ngân hàng theo các nội dung nêu trên và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận - huyện:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn;
- Tổng hợp nhu cầu đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Đề xuất danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp; nhu cầu học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và các cơ sở có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn quận - huyện, gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định và kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn quận - huyện;
- Báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận - huyện theo quy định và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án trên địa bàn quận - huyện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Chế độ báo cáo:
Các Sở - ngành, quận - huyện báo cáo tình hình thực hiện Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 về Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
- Báo cáo trước ngày 05 tháng 7 năm 2017 đối với kết quả thực hiện 6 tháng, ước thực hiện cả năm và đề xuất kế hoạch năm sau.
- Báo cáo trước ngày 05 tháng 10 năm 2017 đối với kết quả thực hiện 9 tháng.
- Báo cáo trước ngày 05 tháng 12 năm 2017 đối với kết quả thực hiện năm 2017 và kế hoạch thực hiện năm sau.
- Các tháng còn lại các quận - huyện báo cáo kết quả thực hiện vào ngày 05 hàng tháng./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DỰ KIẾN CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3875/KH-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | Quận - huyện | Tổng số | Nông nghiệp | Phi nông nghiệp | Ghi chú |
1 | Bình Chánh | 2.700 | 940 | 1.760 |
|
2 | Cần Giờ | 1.700 | 800 | 900 |
|
3 | Củ Chi | 2.200 | 800 | 1.400 |
|
4 | Hóc Môn | 3.000 | 380 | 2.620 |
|
5 | Nhà Bè | 1.000 | 80 | 920 |
|
6 | Quận 8 | 30 | 30 | 0 |
|
7 | Quận 9 | 430 | 230 | 200 |
|
8 | Quận 12 | 500 | 70 | 430 |
|
9 | Bình Tân | 150 | 70 | 80 |
|
10 | Bình Thạnh | 45 | 0 | 45 |
|
11 | Gò Vấp | 45 | 20 | 25 |
|
12 | Thủ Đức | 200 | 50 | 150 |
|
Tổng cộng | 12.000 | 3.470 | 8.530 |
|
- 1Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025
- 2Kế hoạch 9437/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025
- 3Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 922/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Công văn 1247/BNN-KTHT triển khai nhiệm vụ kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Kế hoạch 3778/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025
- 11Kế hoạch 9437/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025
- 12Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025
Kế hoạch 3875/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- Số hiệu: 3875/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/06/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định