Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 384/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2022
Thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
a) Đảm bảo chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; thông qua đó tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp luật, ý thức tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng chống rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Xác định rõ trách nhiệm và nâng cao năng lực của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc tham gia tổ chức, thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022.
2. Yêu cầu
a) Công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Các hoạt động phải thực hiện đúng yêu cầu, kịp thời và có hiệu quả.
c) Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý có hiệu quả và phù hợp với Quyết định số 56/2021/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
a) Nội dung thực hiện: Rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lên cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử các các Sở, ban, ngành.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật.
c) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành.
d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2022.
a) Nội dung thực hiện: Cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh hoặc kết nối với Cổng thông tin điện tử công khai các thông tin liên quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 5 Điều 7 và Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
c) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2022.
a) Nội dung thực hiện: Xây dựng và phát hành tập tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ, bản tin pháp luật, phóng sự, chuyên đề chuyên mục nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thừa thiên Huế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2022.
a) Nội dung thực hiện: Đặt bài tình huống pháp lý với các chuyên gia pháp luật.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
c) Chủ thể phối hợp: Các chuyên gia pháp luật.
a) Nội dung thực hiện: Giải đáp các vướng mắc về pháp luật mà doanh nghiệp nhỏ và vừa có yêu cầu; đề nghị, kiến nghị,…
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
c) Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2022.
a) Nội dung thực hiện: Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, tổ chức hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật; tổ chức đối thoại, diễn đàn tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; mua các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Quý III, Quý IV năm 2022.
7. Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Điều tra, khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nội dung hoạt động:
Thực hiện điều tra, khảo sát về nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục vụ cho việc xây dựng chương trình hỗ trợ.
- Cơ quan thực hiện:
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có liên quan thực hiện điều tra, khảo sát về nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức và thực hiện trả lời phiếu điều tra, khảo sát về về nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thời gian thực hiện: Quý II, Quý III năm 2022.
b) Thực hiện chương trình: Các cơ quan được giao thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.
1. Kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch được bố trí từ ngân sách của tỉnh thực hiện theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2024 ban hành kèm theo Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài Chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Huy động nguồn kinh phí từ các Chương trình, dự án, đề án liên quan và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (nếu có).
1. Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung Kế hoạch, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch này.
b) Báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 và gửi về Sở Tư pháp trước ngày 15/11/2022.
2. Sở Tư pháp
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động; hoàn thiện cơ chế phối hợp bảo đảm hiệu quả trong phối hợp liên ngành, điều hành triển khai các hoạt động của Kế hoạch này.
Có trách nhiệm lập dự trù kinh phí thực hiện Kế hoạch này.
Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh khi được yêu cầu.
3. Sở Tài chính
Xem xét, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc các Sở, Ban, ngành, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 42/KH-UBND thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022
- 2Kế hoạch 97/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 3Kế hoạch 1131/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
- 1Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 3Quyết định 863/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2024
- 4Thông tư 64/2021/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 56/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Kế hoạch 42/KH-UBND thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022
- 7Kế hoạch 97/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 8Kế hoạch 1131/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
Kế hoạch 384/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- Số hiệu: 384/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra