- 1Nghị định 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- 2Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 101/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3812/KH-UBND | Quảng Trị, ngày 22 tháng 8 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TỒN ĐỌNG VỀ THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Thực hiện Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công; Thông báo kết luận số 1826/TB- LĐTBXH ngày 10/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công; UBND tỉnh ban hành kế hoạch giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Căn cứ các quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để xem xét hồ sơ tôn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi tắt là thương binh) trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật trong công tác xác nhận và giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng.
- Đảm bảo người có công với cách mạng hưởng đúng, đầy đủ chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu:
- Trong năm 2019 tập trung giải quyết hoàn thành các hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh đang lưu trữ tại cấp huyện, cấp xã và trong nhân dân.
- Việc xem xét, đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh phải được thực hiện theo đúng quy trình, chặt chẽ, bám sát quy định các văn bản quy phạm pháp luật; vận dụng linh hoạt cụ thể từng trường hợp, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của địa phương; đồng thời tích cực tìm kiếm, khai thác mọi nguồn thông tin, có căn cứ, cơ sở để phục vụ việc xác nhận người có công với cách mạng.
- Đề cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cá nhân, tổ chức liên quan; chú trọng dựa vào nhân dân, trước hết là các đồng chí cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa, đồng chí, đồng đội cùng hoạt động; đồng thời, phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong quá trình xét duyệt hồ sơ.
- Đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát quá trình xét duyệt hồ sơ.
II. ĐỐI TƯỢNG:
- Tất cả các hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh đang lưu giữ tại cấp huyện, cấp xã và trong nhân dân; hồ sơ đã lập trước ngày 01/7/2013 theo đúng quy định tại từng thời điểm nhưng do thiếu một số loại giấy tờ, thủ tục hoặc hồ sơ đã hoàn thành nhưng do thay đổi chính sách nên chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. (Hồ sơ lập trước Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng).
- Không xem xét các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Phân loại hồ sơ:
1.1. Phân hồ sơ theo quá trình hoạt động:
+ Đối tượng hoạt động không thoát ly: thực hiện quy trình giải quyết tại địa phương nơi đối tượng hoạt động cách mạng.
+ Đối tượng hoạt động thoát ly: thực hiện tại địa phương nơi đối tượng cư trú khi bắt đầu hoạt động cách mạng.
1.2. Phân hồ sơ theo điều kiện và trách nhiệm giải quyết:
+ Hồ sơ đủ điều kiện: là các hồ sơ đã có đầy đủ giấy tờ, thủ tục theo đúng quy định của các văn bản pháp luật tại thời điểm thiết lập hồ sơ nhưng do thay đổi chính sách nên chưa được xác nhận, nay cần bổ sung thủ tục: họp lấy ý kiến nhân dân, niêm yết công khai, lập biên bản kết quả niêm yết, họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; họp Ban chỉ đạo cấp huyện để thông qua hồ sơ.
+ Hồ sơ có thể hoàn thiện để xem xét, giải quyết: là hồ sơ thiếu một số giấy tờ, thủ tục có thể hoàn thiện để được công nhận. Đối với hồ sơ loại này phải làm rõ cần bổ sung những loại giấy tờ nào, do cơ quan nào cấp hoặc cần xác minh những điểm gì hồ sơ để có thể kết luận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện xác nhận.
+ Hồ sơ không đủ điều kiện: là các hồ sơ không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xác nhận liệt sỹ, thương binh theo quy định của pháp luật.
1.3. Phân hồ sơ giải quyết trong tỉnh, ngoài tỉnh:
- Hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết của tỉnh, trong đó số đủ điều kiện, số có thể hoàn thiện và số không đủ điều kiện;
- Số hồ sơ phải chuyển đến tỉnh, thành phố khác.
- Sổ hồ sơ do tỉnh, thành phố khác chuyển đến.
2. Các bước giải quyết hồ sơ:
2. 1. Cấp tỉnh:
Tổ giúp việc hướng dẫn các địa phương xác minh, bổ sung các thủ tục hoàn chỉnh, tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân; niêm yết công khai; lập biên bản kết quả niêm yết; Họp hội đồng xác nhận người có công cấp xã; họp Ban chỉ đạo cấp huyện để thông qua hồ sơ; trình Ban chỉ đạo tỉnh xem xét giải quyết.
- Hồ sơ không đủ điều kiện: nêu rõ lý do không đủ điều kiện trình Ban chỉ đạo tỉnh kết luận, sau đó giao cơ quan có thẩm quyền trả lời đến đối tượng và chính quyền địa phương rõ.
- Công khai và thu thập thông tin:
+ Tổ chức đăng tải và thu thập thông tin theo quy định.
+ Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan Quân đội, Công an thì Ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hoặc Công an tỉnh tiến hành các bước tiếp theo theo quy định của Ngành.
2.2. Cấp huyện:
- Ban chỉ đạo huyện cử thành viên của Ban chỉ đạo tham gia cùng Tổ giúp việc tỉnh:
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công khai, tổ chức họp dân, lấy ý kiến nhân dân từng trường hợp đề nghị xác nhận liệt sỹ, chỉ đạo Hội đồng xác nhận người có công cấp xã họp xét duyệt hồ sơ.
+ Đối với hồ sơ thương binh, trong đó có ghi vết thương thực thể: Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.
+ Tổ chức họp Ban chỉ đạo cấp huyện để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt.
+ Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban chỉ đạo cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy giấy báo tử, giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp chưa cấp giấy báo từ, giấy chứng nhận bị thương hoặc cần bổ sung, đính chính thông tin.
- Chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu về Ban chỉ đạo tỉnh (qua Tổ giúp việc).
2.3. Cấp xã:
- Thực hiện việc xác minh hồ sơ;
- Tổ chức họp nhân dân tại thôn, xóm, tổ dân phố đổ lấy ý kiến nhân dân đối với từng hồ sơ; lập biên bản họp kèm theo danh sách các hồ sơ được nhân dân đồng thuận, không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo.
- Niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND xã và tại thôn, xóm, tổ dân phố; đồng thời thông báo trên phương tiện phát thanh của địa phương trong thời gian tối thiểu 15 ngày để lấy ý kiến nhân dân và cán bộ đảng viên. Lập biên bản niêm yết công khai kèm theo danh sách các hồ sơ không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo.
- Tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; mời đại diện Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh dự họp; lập biên bản họp, ghi rõ từng ý kiến tham gia, kèm danh sách các trường hợp được nhất trí thông qua.
- Chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu nêu trên đến Ban chỉ đạo cấp huyện.
3. Tiến trình thực hiện:
3.1. Triển khai Kế hoạch tại địa phương:
* Thời gian thực hiện:
- Huyện Vĩnh Linh: 8 giờ ngày 27/8/2019.
- Huyện Gio Linh: 8 giờ ngày 28/8/2019.
- Huyện Cam Lộ: 8 giờ ngày 29/8/2019.
- Thành phố Đông Hà: 14 giờ ngày 29/8/2019.
- Huyện Hải Lăng: 8 giờ ngày 30/8/2019.
- Thị xã Quảng Trị: 14 giờ ngày 30/8/2019.
- Huyện Triệu Phong: 8 giờ ngày 31/8/2019.
* Trách nhiệm thực hiện:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tham mưu Ban chỉ đạo cấp huyện mời thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, triệu tập đại diện lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn và cán bộ giải quyết hồ sơ người có công có hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ tham dự Hội nghị và đảm bảo công tác tổ chức Hội nghị.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chuẩn bị tài liệu để cấp phát phát cho các địa phương; triển khai kế hoạch thực hiện tại các địa phương.
3.2. Công tác xác minh hồ sơ; họp dân và tổ chức công khai lấy ý kiến nhân dân tại địa phương
- Thời gian thực hiện từ ngày 27/8/2019 đến ngày 16/9/2019.
- Trách nhiệm thực hiện: Thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3.3. Họp hội đồng xác nhận người có công cấp xã:
- Thời gian thực hiện: từ ngày 16/9/2019 - 20/9/2019.
- Trách nhiệm thực hiện: UBND các xã, phường, thị trấn có hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ; Tổ giúp việc tỉnh; Đại diện thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, tỉnh.
3.4. Họp ban chỉ đạo cấp huyện:
- Thời gian thực hiện: từ ngày 23/9/2019 đến 27/9/2019.
- Trách nhiệm thực hiện: Ban chỉ đạo cấp huyện, Tổ giúp việc tỉnh, Đại diện Ban chỉ đạo cấp tỉnh.
3.5. Công khai và họp xét duyệt tại Ban chỉ đạo cấp tỉnh:
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước ngày 30/10/2019.
- Trách nhiệm thực hiện: Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Tổ giúp việc, Đại diện Ban chỉ đạo cấp huyện.
IV. KINH PHÍ:
- Nguồn kinh phí: Kinh phí Trung ương ủy quyền tại mục chi công tác quản lý thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
- Nguyên tắc chi:
+ Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
+ Cấp tỉnh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận để đảm bảo cho các hoạt động: Tổ chức các hội nghị, họp xét duyệt hồ sơ tại cấp tỉnh; thuê phương tiện, văn phòng phẩm, công tác phí... của Ban chỉ đạo tỉnh và Tổ giúp việc tỉnh.
- Cấp huyện do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận nhằm đảm bảo cho các hoạt động tổ chức các hội nghị, họp xét duyệt hồ sơ tại cấp tỉnh; thuê phương tiện, văn phòng phẩm, công tác phí... của Ban chỉ đạo huyện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh: Hướng dẫn, giám sát theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện kế hoạch đúng tiến độ. Tham gia các buổi họp xét duyệt hồ sơ theo quy định (trường hợp vắng mặt phải có ý kiến bằng văn bản đối với từng hồ sơ đề nghị xác nhận).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo tỉnh để chỉ đạo công giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công. Tổ giúp việc có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, lập kế hoạch chi tiết, tham mưu Ban chỉ đạo tỉnh phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan liên quan xác minh hồ sơ xác nhận liệt sỹ thực hiện đúng quy trình giải quyết và theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, các thành viên trong Hội đồng người có công cấp xã và các cơ quan liên quan xác minh làm rõ từng hồ sơ có vướng mắc; hướng dẫn cấp xã thực hiện các quy trình liên quan để bổ sung hồ sơ đúng quy định.
- Phân loại, trình Ban chỉ đạo tỉnh thông qua từng hồ sơ xác nhận liệt sỹ, thương binh tồn đọng.
- Lập danh sách, tổ chức đăng tải, công khai danh sách hồ sơ xác nhận liệt sỹ, thương binh theo đúng quy định; tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhân dân và tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh cho ý kiến.
- Tham mưu Ban chỉ đạo tỉnh báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt để thực hiện theo quy định.
3. Các cơ quan đơn vị liên quan: Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh: Phân công trách nhiệm các tổ chức thành viên tham gia giám sát việc thực hiện của Tổ giúp việc, Ban chỉ đạo các cấp và hoạt động của Hội đồng xác nhận hồ sơ người có công cấp xã, cấp huyện.
5. Ban chỉ đạo cấp huyện:
- Tổ chức tuyên truyền việc triển khai giải quyết hồ sơ xác nhận liệt sỹ tồn đọng trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
- Phân công trách nhiệm của các thành viên của Ban chỉ đạo huyện tham gia cùng Ban chỉ đạo cấp xã trong các buổi họp xét hồ sơ.
- Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn có hồ sơ tồn đọng thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện và đề nghị của Tổ giúp việc tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, có ý kiến chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 385/LĐ-TBXH về lập hồ sơ, danh sách tăng, giảm, đề nghị cấp, đổi lại thẻ bảo hiểm y tế cho Người có công do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ban hành
- 3Quyết định 4462/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí Trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 1Nghị định 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- 2Công văn 385/LĐ-TBXH về lập hồ sơ, danh sách tăng, giảm, đề nghị cấp, đổi lại thẻ bảo hiểm y tế cho Người có công do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ban hành
- 4Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 101/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 4462/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí Trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Kế hoạch 3812/KH-UBND năm 2019 về thực hiện việc giải quyết hồ sơ tồn đọng về thương binh, liệt sỹ và người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 3812/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Hoàng Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định