Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 21 tháng 02 năm 2022 |
KIỂM TRA KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH NĂM 2022
Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
Để tiếp tục triển khai hiệu quả chủ đề "Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá", UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch kiểm tra thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
a) Thông qua hoạt động kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp, các ngành; tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng phục vụ đối với tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân.
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có phong cách ứng xử văn minh, tuân thủ các quy định trong hoạt động công vụ, góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
c) Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; phòng, chống các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, thái độ vô cảm, vô trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Yêu cầu
a) Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời, khách quan, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Qua kiểm tra, kết luận được những vấn đề còn hạn chế, cần khắc phục trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm; khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những gương điển hình, tiêu biểu.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh.
b) UBND các huyện, thành phố.
c) Các phòng, ban, đơn vị thuộc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
d) UBND các xã, phường, thị trấn.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện các quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức theo các văn bản của Trung ương và của tỉnh[1]; việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao. Trọng tâm là kiểm tra các nội dung sau:
a) Việc ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ; công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính;
b) Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; việc phân công nhiệm vụ, thực hiện chế độ họp, thực hiện quy trình giải quyết công việc, kiểm tra, kiểm soát công việc;
c) Kết quả triển khai thực hiện các nội dung công việc, nhiệm vụ được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND giao trong năm; thực hiện các thông báo, kết luận, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ); tham mưu các giải pháp, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị;
d) Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị (như: Quy chế làm việc, Quy chế thực hiện dân chủ, Quy chế văn hóa công sở, Quy tắc ứng xử, Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính…);
đ) Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong tham mưu, đề xuất nhiệm vụ được giao (tính chủ động, đổi mới, sáng tạo trong công việc); thái độ giao tiếp, ứng xử trong giải quyết công việc, giải quyết thủ tục hành chính; việc chấp hành nội quy, quy chế, chấp hành quy định về đeo thẻ công chức, viên chức, giờ giấc làm việc, chấp hành quy định về không hút thuốc, không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
e) Việc thực hiện các quy định về cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính (việc phân công công chức tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; niêm yết thủ tục hành chính; thực hiện khắc phục chỉ số cải cách hành chính; kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp…);
g) Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong công tác cải cách hành chính, thực hiện chính quyền điện tử, chuyển đổi số; ứng dụng Cổng dịch vụ công một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng phần mềm công chức, viên chức trong lưu trữ, theo dõi hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức;
h) Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc (tình hình triển khai, kết quả kiểm tra; các sai phạm phát hiện và kết quả xử lý); việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi để xảy ra việc công chức, viên chức, người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc có hành vi phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp;
i) Kiểm tra một số nội dung khác (căn cứ tình hình thực tế, cơ quan chủ trì kiểm tra có thể kiểm tra một số nội dung khác).
3. Phương pháp, thời gian kiểm tra
a) Phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch;
- Tăng cường kiểm tra đột xuất và kiểm tra khi nhận được thông tin, phản ánh về tinh thần, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp;
- Kết hợp kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính với kiểm tra theo lĩnh vực công tác của cơ quan chủ trì kiểm tra.
b) Thời gian kiểm tra: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
Đoàn kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, gồm 03 đoàn như sau:
1. Đoàn kiểm tra số 01
a) Trưởng đoàn: Lãnh đạo Sở Nội vụ;
b) Phó Trưởng đoàn: Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
c) Thành viên đoàn là công chức Sở Nội vụ (kiêm thư ký), Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
2. Đoàn kiểm tra số 02
a) Trưởng đoàn: Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
b) Phó Trưởng đoàn: Lãnh đạo Sở Nội vụ;
c) Thành viên đoàn là công chức Sở Nội vụ (kiêm thư ký), Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
3. Đoàn kiểm tra số 03
a) Trưởng đoàn: Lãnh đạo Thanh tra tỉnh;
b) Phó Trưởng đoàn: Lãnh đạo Sở Tư pháp;
c) Thành viên đoàn là công chức Sở Nội vụ (kiêm thư ký), Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
Căn cứ tình hình thực tế, các Đoàn kiểm tra có thể trưng tập thêm công chức của một số cơ quan, đơn vị tham gia Đoàn kiểm tra. Các cơ quan thông tấn, báo chí thuộc tỉnh cử người tham gia và đưa tin về hoạt động của Đoàn kiểm tra.
Sở Nội vụ là cơ quan thường trực của Đoàn kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh, có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra.
b) Là Trưởng đoàn kiểm tra số 01, chủ trì kiểm tra một số cơ quan, đơn vị; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kết luận, yêu cầu của Đoàn kiểm tra.
c) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố để báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
a) Là Trưởng đoàn kiểm tra số 02, chủ trì kiểm tra một số cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính.
b) Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đảm bảo thống nhất, tránh chồng chéo với việc kiểm tra của Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh trong kiểm tra thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao.
a) Là Trưởng đoàn kiểm tra số 03, chủ trì kiểm tra một số cơ quan, đơn vị theo thống nhất phân công giữa các Đoàn kiểm tra.
b) Phối hợp với Sở Nội vụ trong triển khai thực hiện kiểm tra theo các nội dung của kế hoạch này nhằm đạt hiệu quả, chất lượng.
4. Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nội vụ trong triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra; cử lãnh đạo, công chức tham gia Đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra theo các nội dung phân công thống nhất trong Đoàn kiểm tra và theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
5. Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản của cấp trên, của tỉnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ quan, đơn vị.
b) Xây dựng kế hoạch (gửi Sở Nội vụ trong tháng 02/2022 để theo dõi) và tổ chức kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc (đảm bảo kiểm tra trực tiếp trên 30% các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý).
c) Thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo 6 tháng trước ngày 20/6; báo cáo năm trước ngày 20/12).
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
[1] Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Quyết định số 129/2007/QĐ- TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng những nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Quyết định số 03/2007/QĐ- BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 05/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện chủ đề "Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá ".
- 1Quyết định 48/2021/QĐ-UBND quy định về một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ngãi
- 2Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2022 về tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội năm 2022
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2022 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1847/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 48/2021/QĐ-UBND quy định về một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ngãi
- 7Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2022 về tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội năm 2022
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2022 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Kế hoạch 38/KH-UBND về kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính năm 2022 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 38/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/02/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Hồ Tiến Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra