Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3795/KH-UBND

Hải Dương, ngày 28 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA “KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI” ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động Quốc gia “không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Quốc gia “không còn nạn đói” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hợp quốc: xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800 Kcal dưới 5%; Tăng mức tiêu thụ rau, củ, quả trung bình đầu người lên 400 g/ngày.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 20%

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 5%;

- Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2.500 gam) xuống dưới 3%.

- Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững: 100% hộ tham gia chương trình được tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết sản xuất;

- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập: Các hộ tham gia chương trình có tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập 10%;

- Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ 1: Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý quanh năm, với các nội dung sau:

1.1 Xác định nhu cầu về dinh dưỡng hợp lý cho các độ tuổi của người dân trong hộ gia đình

+ Cập nhật và phổ biến các hướng dẫn về lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, tháp dinh dưỡng hợp lý và các công cụ đánh giá và giáo dục truyền thông về đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ, theo đặc điểm của địa phương;

+ Xây dựng bộ chỉ số và sổ tay hướng dẫn cân đối dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau trong hộ gia đình;

+ Tuyên truyền hướng dẫn, thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm, bảo đủ dinh dưỡng;

+ Đào tạo cho hệ thống các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;

+ Xây dựng hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm, an ninh dinh dưỡng tại các khu vực khó khăn và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu;

+ Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cách tạo nguồn thực phẩm sẵn có và đa dạng tại hộ gia đình cho các đối tượng người dân đặc biệt những hộ nghèo, hộ có con dưới 02 tuổi nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.

1.2 Thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng theo kế hoạch phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương đảm bảo dinh dưỡng cho người dân

+ Lập kế hoạch ở các cấp xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân;

+ Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng ở cấp xã;

+ Đào tạo cho cán bộ địa phương về kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng;

+ Tập huấn cho hộ gia đình kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng (lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh).

2. Nhiệm vụ 2: Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới hai tuổi không còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng hoặc ở mức thấp, với các nội dung sau:

2.1 Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em kể từ khi còn là bào thai đến khi tròn 2 tuổi (chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời)

+ Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời;

+ Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng triển khai các hoạt động dinh dưỡng và tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của cán bộ y tế cơ sở, nhân viên y tế khoa sản, khoa nhi ở bệnh viện, ưu tiên với nhân viên y tế tại các trạm y tế tuyến xã.

+ Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi thông qua truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng và các chiến dịch;

+ Cung cấp đủ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi ở trường mầm non;

+ Đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường cho người dân;

2.2 Cải thiện tình trạng vì chất dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em;

+ Duy trì chương trình uống Vitamin A, triển khai chương trình tẩy giun trên toàn tỉnh bao gồm hoạt động cung ứng và giám sát triển khai;

+ Mở rộng can thiệp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, acid folic, kẽm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, có thai và trẻ nhỏ;

+ Tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh thông qua cải thiện hệ thống cung ứng.

2.3 Đảm bảo dinh dưỡng cho các đối tượng ưu tiên

+ Đánh giá thực trạng và yếu tố nguy cơ về tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số, đưa ra giải pháp cụ thể thích hợp;

+ Xây dựng và ứng dụng mô hình cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số;

+ Ưu tiên hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi tại các vùng đặc biệt khó khăn và trong tình huống khẩn cấp;

+ Quản lý và cung cấp gói điều trị trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính;

+ Rà soát, xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình giảm suy dinh dưỡng cộng đồng thích hợp với đặc điểm địa phương; đặc biệt ở vùng khó khăn;

+ Xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại các khu vực tập trung nhiều lao động nữ (khu công nghiệp…).

2.4 Hoàn thiện chính sách xã hội cần thiết nhằm hỗ trợ cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ được tiếp cận các dịch vụ dinh dưỡng

+ Tăng cường tuyên truyền và giám sát về chính sách khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ;

+ Hoàn thiện hướng dẫn bữa ăn học đường cho trẻ mầm non và áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các trường mầm non;

2.5 Giám sát dinh dưỡng

+ Thực hiện việc theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ tại cộng đồng thông qua cung ứng và triển khai hoạt động;

+ Xây dựng hệ thống và công cụ giám sát dinh dưỡng phù hợp thông qua công nghệ điện tử;

3. Nhiệm vụ 3: Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, với các nội dung sau:

3.1 Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

+ Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm ở các vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ;

+ Ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội và trợ cấp lương thực, thực phẩm kịp thời khi cần thiết;

+ Phát triển các mô hình tái chế các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, tái sử dụng nước, sử dụng năng lượng tái tạo được khuyến khích bằng chính sách và áp dụng rộng rãi;

3.2 Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

+ Nghiên cứu xác định tác động của thiên tai và các biện pháp phòng chống đối với sản xuất lương thực, thực phẩm;

+ Xây dựng các chương trình đầu tư hạ tầng (đê, kè, đập, hồ chứa...) cho các địa bàn xung yếu chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai.

3.3 Phát triển hệ thống cung ứng và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bền vững

+ Phát triển hệ thống cung ứng lương thực, thực phẩm bao gồm hệ thống bán lẻ, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng của người dân;

+ Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm;

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm trang bị các kiến thức cho người dân sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, tiết kiệm.

3.4 Phát triển kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

+ Phát triển kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là các hợp tác xã thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách: Đào tạo, tín dụng, đất đai, hạ tầng, bảo hiểm nông nghiệp;

+ Đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp;

+ Tạo cơ chế thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm ở các vùng khó khăn.

4. Nhiệm vụ 4: Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập, với nội dung sau:

4.1 Tăng thu nhập cho người sản xuất nhỏ để tăng phúc lợi nông thôn và giảm nghèo bền vững

+ Tăng năng suất các loại cây trồng vật nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông (áp dụng giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến);

+ Tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng: Giảm chi phí sản xuất, tăng cường cơ giới hóa sản xuất, liên kết chuỗi để nâng cao giá trị;

+ Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ sản xuất cho những vùng chuyên canh nông nghiệp trọng điểm có sự tham gia của cộng đồng;

+ Hỗ trợ lao động nông thôn chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp ở địa phương có mức thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp;

4.2 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và khuyến nông

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi;

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất, bền vững thích ứng biến đổi khí hậu ở các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai.

5. Nhiệm vụ 5: Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm, với các nội dung sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp cho công tác quản lý, áp dụng khoa học công nghệ nhằm giảm tổn thất và lãng phí lương thực, thực phẩm;

- Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ, phương thức quản lý nhằm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến;

- Đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân sử dụng hợp lý, tiết kiệm chống lãng phí lương thực, thực phẩm;

- Tăng cường năng lực chế biến, kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong sản xuất lương thực, thực phẩm.

6. Các hoạt động cụ thể: chi tiết tại Phụ lục kèm theo

III. Kinh phí thực hiện

- Ngân sách nhà nước được bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình theo quy định và các văn bản hướng dẫn.

- Nguồn vốn lồng ghép trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, các Chương trình, đề án khác.

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

IV. Giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho người dân, các cấp chính quyền và toàn xã hội hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia “Không còn nạn đói”, coi đây là một chương trình giảm nghèo bền vững;

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nắm được phương pháp, cách làm, đặc biệt với các hộ gia đình là chủ thể thực hiện chương trình này, nhằm tổ chức triển khai hiệu quả chương trình.

- Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án trong khuôn khổ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình.

- Huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất nguồn vốn và bố trí lồng, ghép các chương trình, nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện chương trình.

- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và các sở, ngành có liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư công để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách và các quy định khác có liên quan.

3. Sở Tài chính:

Hướng dẫn, cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác để thực hiện chương trình. Hàng năm, tổng hợp kinh phí thực hiện Chương trình để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

4. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chỉ đạo các nội dung hoạt động của Chương trình được giao. Lập kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất nguồn vốn và bố trí lồng ghép các chương trình và nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện chương trình.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của sở;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương lồng ghép nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo với Chương trình “Không còn nạn đói”;

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất nguồn vốn và bố trí lồng ghép các chương trình và nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về các nội dung của Chương trình;

- Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan truyền thông triển khai tuyên truyền về các nội dung hoạt động của Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

7. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương phát triển hệ thống cung ứng lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người dân theo Chương trình;

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất nguồn vốn và bố trí lồng ghép các chương trình và nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

8. Các sở, ban, ngành có liên quan; cơ quan khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Căn cứ chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức mình, phối hợp chặt chẽ với các cấp để tổ chức triển khai chương trình đạt hiệu quả.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh xây dựng, phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn.

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án để thực hiện các nhiệm vụ triển khai Chương trình thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức đánh giá sơ kết mô hình điểm và nhân rộng.

VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

- Xây dựng mô hình thí điểm và tổ chức triển khai thực hiện chương trình từ năm 2019;

- Tổng kết Chương trình trong năm 2025./.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động Quốc gia “không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- UB MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, Ô. Chính.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Anh Cương

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Kế hoạch 3795/KH-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh Hải Dương)

TT

Nội dung hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Sản phẩm

Lồng ghép/Làm mới

Nội dung 1

Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng quanh năm

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 1.1

Xác định nhu cầu về dinh dưỡng cho các độ tuổi của người dân trong hộ gia đình

 

 

 

 

 

1.1.1

Cập nhật và phổ biến các hướng dẫn về lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, tháp dinh dưỡng hợp lý và các công cụ đánh giá và giáo dục truyền thông về đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ, theo đặc điểm của địa phương

Sở Y tế

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, TP, Liên đoàn lao động, các đoàn thể xã hội

2019-2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

1.1.2

Tuyên truyền hướng dẫn, thực hành dinh dưỡng cho người dân về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng

Sở Y tế

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, TP

2019-2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Làm mới

1.1.3

Đào tạo cho hệ thống các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Làm mới

1.1.4

Xây dựng hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm, an ninh dinh dưỡng tại các khu vực khó khăn và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu;

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019-2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

1.1.5

Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cách tạo nguồn thực phẩm sẵn có và đa dạng tại hộ gia đình cho các đối tượng người dân đặc biệt những hộ nghèo, hộ có con dưới 2 tuổi nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, cải thiện TTDD cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ SDD cao

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019-2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 1.2

Thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng theo kế hoạch phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân

 

 

 

 

 

1.2.1

Lập kế hoạch cấp xã và tổng hợp ở các cấp về xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân

UBND các huyện, TP

Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và XH

2019

Kế hoạch

Làm mới

1.2.2

Xây dựng mô hình điểm, mô hình nhân rộng về tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo kế hoạch cho hộ gia đình

Sở NN&PTNT

Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, TP

2019-2025

Mô hình

Làm mới

1.2.3

Đào tạo cho cán bộ địa phương về kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng

Sở NN&PTNT

Sở Y tế, UBND các huyện, TP

2019 - 2025

Kế hoạch

Làm mới

1.2.4

Phổ biến tuyên truyền cho hộ gia đình kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng (lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh)

Sở NN&PTNT

Sở Y tế,  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh

2019-2025

Kế hoạch

Làm mới

Nội dung II

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới hai tuổi không còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2.1

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em kể từ khi còn là bào thai đến khi tròn 2 tuổi (chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời)

 

 

 

 

 

2.1.1

Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời

Sở Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2019-2025

Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn được xây dựng và ban hành

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.1.2

Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng triển khai các hoạt động dinh dưỡng và tư vấn về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ của cán bộ y tế cơ sở, nhân viên y tế khoa sản, khoa nhi ở bệnh viện ưu tiên với nhân viên y tế tại các trạm y tế tuyến xã

Sở Y tế

UBND các huyện, TP

2019 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.1.3

Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi thông qua truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng và các chiến dịch.

Sở Y tế

Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các cơ quan thông tấn báo chí

2019 -2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện/mở rộng

2.1.4

Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn chuyên môn cho cô giáo, người chế biến bữa ăn cho trẻ dưới 2 tuổi ở trường mẫu giáo

Sở Y tế

Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, TP

2019 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Làm mới

2.1.5

Đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường cho người dân đặc biệt là tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng có thiên tai xảy ra

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép với các CT/Dự án

Nhiệm vụ 2.2

Tình trạng vi chất dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em được cải thiện

 

 

 

 

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.2.1

Duy trì chương trình uống Vitamin A và triển khai chương trình tẩy giun trên toàn tỉnh bao gồm hoạt động cung ứng và giám sát triển khai

Sở Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2019 - 2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.2.2

Mở rộng các can thiệp bổ sung viên sắt folic/đa vi chất cho phụ nữ mang thai và trẻ em, ưu tiên nguồn lực cho những vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường vận động xã hội hóa tại các vùng còn lại

Sở Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2019-2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện/mở rộng

2.2.3

Tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh thông qua công tác truyền thông, thực hiện cung ứng. Hỗ trợ muối I ốt cho những gia đình đặc biệt khó khăn/những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo

Sở Công Thương

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2019-2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 2.3

Đảm bảo dinh dưỡng cho các đối tượng ưu tiên

 

 

 

 

 

2.3.1

Đánh giá thực trạng và yếu tố nguy cơ về tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số; xây dựng và ứng dụng mô hình cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các đối tượng này

Sở Y tế

UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Làm mới

2.3.2

Hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi tại những vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo và trong tình huống khẩn cấp

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.3.3

Quản lý và cung cấp gói điều trị trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tỉnh

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.3.4

Xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho các khu vực tập trung nhiều lao động nữ

Sở Y tế

Sở NN&PTNT;  UBND các huyện, TP

2019 -2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.3.5

Thúc đẩy hệ thống hỗ trợ can thiệp và cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cần thiết để hạn chế/dự phòng và điều trị các vấn đề dinh dưỡng nảy sinh trong điều kiện khẩn cấp tại các vùng thiên tai, lũ lụt

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Làm mới

2.3.6

Hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em tại vùng đặc biệt khó khăn, những hộ nghèo và cận nghèo và trong tình huống khẩn cấp nguồn NSNN được lấy từ Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em)

Sở Y tế

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐ dinh dưỡng tỉnh Hải Dương đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 2.4

Hoàn thiện chính sách xã hội cần thiết nhằm hỗ trợ cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ được tiếp cận các dịch vụ dinh dưỡng

 

 

 

 

 

2.4.1

Thực hiện hiệu quả các quy định về tăng cường vi chất vào thực phẩm; thực hiện quy định về dán nhãn thực phẩm về dinh dưỡng

Sở Y tế

Các sở, ngành có liên quan

2019-2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.2

Hoàn thiện và tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát về chính sách khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

Sở Y tế

Sở Thông tin và Truyền thông, Hội phụ nữ

2019 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.3

Hoàn thiện hướng dẫn bữa ăn học đường cho trẻ mầm non và mở rộng triển khai áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các trường mầm non.

Sở Y tế

Sở Giáo dục và Đào tạo

2019-2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.4

Xây dựng bộ tiêu chí hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn ca cho người lao động, đặc biệt các ngành nghề có tập trung nhiều lao động nữ.

Sở Y tế

Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh

2019-2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.5

Năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng các tuyến được nâng cao

Sở Y tế

Các sở ngành liên- quan, UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.6

Chuẩn dịch vụ dinh dưỡng của các tuyến (cơ sở y tế) được xây dựng và thực hiện

Sở Y tế

UBND các huyện, TP

2019- 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.7

Đảm bảo duy trì tốt hệ thống tư vấn viên, cộng tác viên dinh dưỡng

Sở Y tế

UBND các huyện, TP

2019-2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 2.5

ng cao chất lượng hệ thống giám sát và cảnh báo nguy cơ về dinh dưỡng

 

 

 

 

 

2.5.1

Thực hiện việc theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ tại cộng đồng thông qua cung ứng và triển khai hoạt động.

Sở Y tế

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, TP

2019 -2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.5.2

Xây dựng hệ thống và công cụ giám sát dinh dưỡng phù hợp thông qua công nghệ điện tử

Sở Y tế

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, TP

2019 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nội dung III

Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3.1

Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

 

 

 

 

 

3.1.1

Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, TP

2019 -2020

Kế hoạch HĐ thích ứng BĐKH đến 2020

Đang thực hiện

3.1.2

Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm ở các vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, TP

2019 -2020

Chương trình MTQG giảm nghèo đến 2020

Đang thực hiện

3.1.3

Ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội và trợ cấp lương thực, thực phẩm kịp thời khi cần thiết

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

Sở NN&PTNT, UBND các huyện, TP

2019 -2020

Chương trình MTQG giảm nghèo đến 2020

Đang thực hiện

3.1.4

Phát triển các mô hình tái chế các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, tái sử dụng nước, sử dụng năng lượng tái tạo được khuyến khích bằng chính sách và áp dụng rộng rãi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và công nghệ, UBND các huyện, TP

2019 -2020

Kế hoạch HĐ thích ứng BĐKH đến 2020

Đang thực hiện

Nhiệm vụ 3.2

Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

 

 

 

 

 

3.2.1

Nghiên cứu xác định tác động của thiên tai và các biện pháp phòng chống đối với sản xuất lương thực, thực phẩm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND các huyện, TP

2019-2025

Chiến lược QGPCGN Thiên tai 2007 - 2025

Đang thực hiện

3.2.2

Xây dựng các chương trình đầu tư hạ tầng (đê, kè, đập, hồ chứa...) cho các địa bàn xung yếu chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, TP

2019-2025

Chiến lược QGPCGN Thiên tai 2007 - 2025

Đang thực hiện

Nhiệm vụ 3.3

Phát triển hệ thống cung ứng và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bền vững

 

 

 

 

 

3.3.1

Hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Sở Công Thương

Sở NN&PTNT, Sở Y tế, UBND các huyện, TP

2019 - 2020

Đề án

Làm mới

3.3.2

Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm

Sở NN&PTNT

Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, TP

2019-2020

Đề án

Đang thực hiện

3.3.3

Công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm trang bị các kiến thức tiêu dùng cho người dân sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, tiết kiệm

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Đài PTTH tỉnh UBND các huyện, TP

2019-2020

Kế hoạch

Làm mới

Nội dung IV

Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4.1

Tăng thu nhập cho người sản xuất nhỏ để tăng phúc lợi nông thôn và giảm nghèo bền vững

 

 

 

 

 

4.1.1

Tăng năng suất các loại cây trồng vật nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông (áp dụng giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến, ...);

Sở NN&PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các; huyện, TP

2019-2020

KHHĐ TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

4.1.2

Tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng giảm chi phí sản xuất, tăng cường cơ giới hóa sản xuất, liên kết chuỗi để nâng cao giá trị,...)

Sở NN&PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, TP

2019-2020

KHHĐ TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

4.1.3

Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ sản xuất cho những vùng chuyên canh nông nghiệp trọng điểm có sự tham gia của cộng đồng

Sở NN&PTNT

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, TP

2019 - 2020

KHHĐ TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

4.1.4

Hỗ trợ lao động nông thôn chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp ở địa phương có mức thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở NN&PTNT, UBND tỉnh

2019-2020

KHHĐ TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

Nhiệm vụ 4.2

Phát triển kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

 

 

 

 

 

4.2.1

Phát triển kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là các hợp tác xã thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách: đào tạo, tín dụng, đất đai, hạ tầng, bảo hiểm nông nghiệp,...

Sở NN&PTNT

Liên minh HTX, UBND các huyện, TP

2019-2020

Đề án phát triển 15000 HTX đến 2020

Đang thực hiện

4.2.2

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trong nông nghiệp

Sở NN&PTNT

Sở Công Thương, UBND các huyện, TP

2019-2020

Đề án

Đang thực hiện

4.3

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và khuyến nông

 

 

 

 

 

 

Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, TP

2019-2020

Đề tài/Dự án

Đang thực hiện

Nội dung V

Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 5.1

Đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân sử dụng hợp lý, tiết kiệm chống lãng phí lương thực, thực phẩm

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài PTTH tỉnh UBND các huyện, TP, các tổ chức chính trị XH

2019 - 2025

Kế hoạch tuyên truyền

Làm mới

Nhiệm vụ 5.2

Tăng cường năng lực chế biến, kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong sản xuất lương thực, thực phẩm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế Sở Công Thương

2019 - 2020

Kế hoạch hành động ATTP đến 2020

Lồng ghép CT đang thực hiện

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3795/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình hành động Quốc gia không còn nạn đói đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

  • Số hiệu: 3795/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 28/10/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
  • Người ký: Nguyễn Anh Cương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/10/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản