Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3762/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 11 tháng 9 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
CHI TIẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
Căn cứ Quyết định số 2029/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 1376/KH-UBND ngày 10/4/2023 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 - 2030”;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023 - 2030, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Ban hành Kế hoạch chi tiết nhằm tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), nhằm hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
2. Việc thực hiện triển khai Chương trình bảo đảm hiệu quả, thiết thực; đảm bảo phối hợp hiệu quả, kịp thời; huy động các nguồn lực cùng tham gia.
II. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Theo Phụ lục đính kèm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hiệu quả, thiết thực, đúng lộ trình.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND đề xuất với Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách triển khai thực hiện Kế hoạch (đối với trẻ em mầm non, đặc biệt là trẻ em nhà trẻ và đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em vùng khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục vùng khó khăn của địa phương);
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí: Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng GDMN vùng khó khăn;
- Chỉ đạo các Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chương trình, quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ, nhằm triển khai thực hiện đáp ứng mục tiêu của Chương trình; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của Chương trình;
- Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát địa phương thực hiện Chương trình đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ.
- Hằng năm báo cáo về Bộ GDĐT cùng kỳ báo cáo tổng kết năm học.
2. Ban Dân tộc tỉnh
- Phối hợp với Sở GDĐT nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình.
- Phối hợp với Sở GDĐT, các Sở, Ban, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển GDMN vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Phối hợp với Sở GDĐT, các Sở, Ban, ngành liên quan kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT, các cơ quan liên quan tham mưu bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và hàng năm hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 - 2030 theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
4. Sở Tài chính
Hằng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn tỉnh do Sở GDĐT và các Sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng, giao Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối nguồn chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo của ngân sách địa phương, tham mưu bố trí kinh phí và lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025) theo quy định để thực hiện nhiệm vụ.
5. Sở Nội vụ
- Tiếp tục phối hợp với Sở GDĐT và các địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp;
- Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch giao biên chế đội ngũ cho các địa phương, trong đó ưu tiên giáo viên cho các cơ sở GDMN ở vùng khó khăn.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Trên cơ sở đề xuất của Sở GDĐT, Sở Lao động - Thương binh xã hội tổng hợp, lồng ghép các nội dung nhiệm vụ phù hợp vào kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2030 hàng năm, làm cơ sở triển khai thực đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với Sở GDĐT, các Sở, Ban, ngành liên quan, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực để thực hiện Chương trình; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.
- Phối hợp với Sở GDĐT chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đối với trẻ em mầm non vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trên cơ sở đề xuất của Sở GDĐT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, lồng ghép các nội dung nhiệm vụ phù hợp vào kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hằng năm, làm cơ sở triển khai thực đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
8. Sở Tư pháp
- Phối hợp với Sở GDĐT và các Sở, ban, ngành có liên quan, tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng các chính sách của tỉnh để thực hiện Chương trình.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền Chương trình đến cộng đồng; tổ chức viết báo, phóng sự chuyên đề về Chương trình.
- Tham gia Hội nghị, hội thảo để đưa tin về Chương trình.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng GDĐT tham mưu tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương;
- Bố trí kinh phí, trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả của chương trình tại địa phương;
- Ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương đối với trẻ em mầm non, đặc biệt là trẻ em nhà trẻ và đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em vùng khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục vùng khó khăn của địa phương;
- Chỉ đạo ưu tiên bố trí đội ngũ đối với các nhóm lớp điểm lẻ; bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác để có thể áp dụng giáo dục song ngữ: tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
- Theo Kế hoạch số 1376/KH-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh;
- Theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 17/12/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Yêu cầu các cơ quan liên quan và địa phương căn cứ Kế hoạch chi tiết của tỉnh, triển khai và chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo quy định; định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 1376/KH-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh và báo cáo theo đúng quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH CHI TIẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 3762/KH-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành | Sản phẩm dự kiến |
1 | Xây dựng kế hoạch; Tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình. | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - UBND và Phòng GDĐT các huyện, thành phố; - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Ban dân tộc tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Thông tin truyền thông; - Các tổ chức, cá nhân liên quan. | 2023 - 2030 | - Kế hoạch của UBND các đơn vị cấp tỉnh; Bộ GDĐT triển khai, thực hiện Chương trình; Hội nghị; hội thảo; - Các bài viết/ phóng sự chuyên đề (báo hình, báo giấy, báo điện tử). |
2 | Rà soát, đánh giá, xây dựng ban hành cơ chế, chính sách phát triển GDMN vùng khó khăn. | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - Ban dân tộc tỉnh; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tư Pháp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; - UBND và Phòng GDĐT các huyện, thành phố; - Các đơn vị có liên quan. | 2023 - 2030 | - Báo cáo rà soát, đánh giá; - Đề xuất xây dựng chính sách; - Quyết định/ Nghị định của các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chính sách. |
3 | Rà soát, xây dựng Kế hoạch, triển khai lộ trình đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất phòng lớp học, thư viện, nhà công vụ, mua sắm đồ dùng đồ chơi, phát triển GDMN vùng khó khăn. | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - UBND và Phòng GDĐT các huyện, thành phố; - Các đơn vị có liên quan. | 2023 - 2030 | - Kế hoạch đầu tư, xây dựng, bổ sung, sửa chữa, mua sắm của các địa phương được ban hành; Kết quả thực hiện đạt chỉ tiêu hàng năm và giai đoạn của Chương trình. |
3 | Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV vùng khó khăn về triển khai, thực hiện Chương trình. | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - UBND và Phòng GDĐT các huyện, thành phố; - Các đơn vị, cá nhân có liên quan; | 2023 - 2030 | - Kế hoạch bồi dưỡng; - Các lớp bồi dưỡng, tập huấn. |
4 | Bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ. | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - Các chuyên gia; - Phòng GDĐT các huyện, thành phố; - Các đơn vị, cá nhân có liên quan. | 2025 - 2030 | - Kế hoạch bồi dưỡng; - Tài liệu bồi dưỡng; - Các lớp bồi dưỡng, tập huấn. |
5 | Xây dựng mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, lồng ghép mô hình trường mầm non xanh, thích ứng biến đổi khí hậu hướng đến bảo vệ môi trường bền vững; áp dụng, lan tỏa mô hình; Biên soạn, số hóa, tập huấn tài liệu, học liệu dành cho GV, CBQL và trẻ em vùng khó khăn, DTTS; tài liệu hướng dẫn; tài liệu truyền thông; tập huấn, hướng dẫn xây dựng trường mầm non xanh thích ứng biến đổi khí hậu hướng đến bảo vệ môi trường bền vững. | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - Ban dân tộc tỉnh; Sở Tài chính; - Phòng GDĐT các huyện, thành phố; - Các đơn vị, cá nhân có liên quan. | 2025 - 2030 | - Kế hoạch xây dựng mô hình - Tài liệu được biên soạn; - Hội nghị, Hội thảo, tập huấn, đánh giá. |
6 | Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình hằng năm. | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - Ban Dân tộc tỉnh; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; - UBND và Phòng GDĐT huyện, thành phố. | Tháng 12 hằng năm | - Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Chương trình từng năm; - Báo cáo Bộ GDĐT. |
7 | Sơ kết, Tổng kết Chương trình | Sở GDĐT (Phòng Nghiệp vụ Dạy học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính) | - Ban Dân tộc tỉnh; Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã Hội; Sở Tư Pháp; Sở Thông tin truyền thông; Báo Ninh Thuận; Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; - UBND và Phòng GDĐT các huyện, thành phố. - Các đơn vị có liên quan. | GĐ1: 2025; GĐ2: 2030 | - Hội nghị sơ kết, tổng kết; - Báo cáo đánh giá giai đoạn; - Đề xuất kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo; - Quyết định Khen thưởng - Sản phẩm truyền thông |
- 1Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 4024/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2030”
- 3Kế hoạch 2007/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2023" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 2281/KH-UB năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Kế hoạch 4593/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 6Kế hoạch 455/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” tại tỉnh Lào Cai
- 7Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án "Phát triển giáo dục mầm non đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 705/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Kế hoạch 1376/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023-2030"
- 4Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Kế hoạch 4024/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2030”
- 6Quyết định 2029/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Kế hoạch 2007/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2023" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Kế hoạch 2281/KH-UB năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Kế hoạch 4593/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 10Kế hoạch 455/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” tại tỉnh Lào Cai
- 11Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án "Phát triển giáo dục mầm non đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Kế hoạch 3762/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023-2030
- Số hiệu: 3762/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 11/09/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Nguyễn Long Biên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra