Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3721/KH-UBND

Bến Tre, ngày 29 tháng 8 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

DỰ TOÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE NĂM 2012

Thực hiện Công văn số 2492/LĐTBXH-BTXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch, dự toán thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32) năm 2012, như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NĂM 2011

Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1305/QĐ-LĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2015; Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội vụ ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội và Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tỉnh Bến Tre đã triển thực hiện các công việc như sau:

Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2020 và Kế hoạch số 2887/KH-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đồng thời xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án 32 năm 2011.

Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 đến các ban ngành, đoàn thể tỉnh.

Phối hợp với Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở II) tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp trung cấp công tác xã hội với 100 cán bộ cấp xã, nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội tham dự. Đồng thời dự kiến tổ chức tập huấn kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ các sở, ngành tỉnh; các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi tổ chức tuyên truyền phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Xây dựng đề án thành lập Trung tâm Cung cấp dịch vụ xã hội cấp tỉnh trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án 32 năm 2011 là 484.100.000 đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 360.000.000 đồng, ngân sách địa phương bố trí 124.100.000 đồng.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2012

1. Mục tiêu:

- Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức của xã hội về nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ công chức về nghề công tác xã hội.

2. Nội dung thực hiện:

- Tiếp tục duy trì lớp trung cấp công tác xã hội năm 2011 đồng thời tổ chức 1 lớp trung cấp vừa làm vừa học ngành công tác xã hội tại tỉnh với 100 người;

- Tổ chức 06 lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác xã hội, các tổ chức đoàn thể, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc đề án phát triển nghề công tác xã hội với 400 lượt người;

- Triển khai thành lập, tổ chức hoạt động Trung tâm Cung cấp Dịch vụ xã hội cấp tỉnh.

- Phối hợp với cơ quan báo, đài tổ chức tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ công chức về nghề công tác xã hội, phát hành các tài liệu, tờ rơi có liên quan đến công tác xã hội.

- Củng cố xây dựng thí điểm mạng lưới cán bộ làm công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn. Đồng thời nghiên cứu xây dựng các văn bản về công tác xã hội để triển khai thực hiện theo nhu cầu thực tế của địa phương

3. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Đề án 32 năm 2012 là 2.904.360.000 đồng, trong đó:

- Đề nghị Trung ương hỗ trợ: 2.320.000.000 đồng, để thực hiện các hoạt động:

+ Nâng cấp và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp tỉnh: 1.500.000.000 đồng.

+ Tập huấn đào tạo lớp trung cấp công tác xã hội cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội: 820.000.000 đồng, trong đó:

- Tập huấn: 120.000.000 đồng (dự kiến tổ chức 6 lớp với 400 người, bình quân mỗi lớp 20.000.000 đồng).

- Tổ chức đào tạo lớp trung cấp công tác xã hội (duy trì lớp đã mở năm 2011 với số lượng 100 học viên và mở thêm 01 lớp mới với 100 học viên): 700.000.000 đồng.

- Ngân sách địa phương: 584.360.000 đồng, để triển khai thực hiện các hoạt động:

+ Chi hỗ trợ tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp: 88.000.000 đồng.

+ Tổ chức thí điểm xây dựng mạng lưới công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn (dự kiến 41 xã, chiếm 25% tổng số 164 xã, phường, thị trấn): 408.360.000 đồng.

+ Nghiên cứu xây dựng các văn bản thực hiện Đề án: 20.000.000 đồng.

+ Triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức: 68.000.000 đồng (kèm dự toán kinh phí chi tiết).

4. Tổ chức thực hiện:

* Cấp tỉnh:

4.1. Giao Sở Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về các vấn đề liên quan đến công tác xã hội; phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, với các hoạt động sau:

- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, tổ chức hoạt động Trung tâm Cung cấp dịch vụ xã hội của tỉnh, theo dõi tổ chức đào tạo lớp trung cấp công tác xã hội cho cán bộ cấp xã.

- Tập trung tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

- Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi tổ chức đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò của nghề công tác xã hội.

4.2. Sở Nội vụ: Có trách nhiệm hướng dẫn áp dụng các chức danh, mã số ngạch viên chức công tác xã hội, áp dụng ngạch, bậc lương, chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với viên chức làm công tác xã hội theo Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội vụ về ban hành chức danh, các mã số ngạch viên chức công tác xã hội và Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức công tác xã hội.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng mạng lưới, tổ chức đào tạo nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức để tuyển dụng cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

4.3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành rà soát lại các trường cao đẳng, trung cấp, các trường nghề có kế hoạch đào tạo ngành công tác xã hội. Tập trung nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên và thiết lập mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong các trường học.

4.4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong dự toán hàng năm và trình kinh phí hỗ trợ của Trung ương theo quy định hiện hành.

4.5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp với các cơ quan: Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyền hình, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng các tổ chức thành viên chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nghề công tác xã hội, tập hợp vận động hội viên tham gia công tác xã hội.

4.6. Các ngành có liên quan: Theo chức năng của ngành tăng cường chỉ đạo các cấp cơ sở tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghề công tác xã hội năm 2012 và những năm tiếp theo. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về nghề công tác xã hội.

4.7. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về nghề công tác xã hội; tập hợp, vận động hội viên tình nguyện tham gia công tác xã hội, tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch.

* Cấp huyện:

Rà soát lại nhu cầu cần đào tạo, đào tạo lại cán bộ cấp huyện, xã, phường, thị trấn, từ đó xây dựng kế hoạch, mục tiêu nhằm cụ thể hoá Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cử cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức, nhân viên và công tác viên công tác xã hội.

Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò vị trí của nghề công tác xã hội.

* Cấp xã:

Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo trung cấp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội. Từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định. Phấn đấu mỗi xã, phường có ít nhất từ 01- 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc công tác xã hội.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về nghề công tác xã hội.

Trên đây đánh giá kết quả thực hiện Đề án 32 năm 2011 và Kế hoạch dự toán thực hiện năm 2012 của tỉnh Bến Tre, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét; đồng thời yêu cầu các sở ngành, đoàn thể tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này.

Kế hoạch này thay cho Kế hoạch số 3523/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc dự toán thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Bến Tre năm 2012./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Nghĩa

 

DỰ TOÁN

CHI TIẾT KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 32 NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3721/KH-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Số TT

Hoạt động

Tổng kinh phí (1.000đ)

Trong đó

Diễn giải

Trung ương

(1.000đ)

Địa phương (1.000đ)

1

Xây dựng thí điểm Trung tâm Cung cấp dịch vụ xã hội cấp tỉnh

1.500.000

1.500.000

 

Nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị

2

Chi hoạt động của Trung tâm Cung cấp dịch vụ xã hội

88.000

 

88.000

 

2.1

Chi hoạt động thường xuyên của Trung tâm Cung cấp dịch vụ xã hội

 

 

 

Đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ theo quy định hiện hành đối với cơ sở bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập

2.2

Chi đặc thù trong việc tiếp nhận, nuôi dưỡng cho đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp

88.000

 

88.000

 

 

- Lập hồ sơ đối tượng

3.000

 

3.000

100 người, 30.000 đồng/người

 

- Thuê chuyên gia tư vấn

2.500

 

2.500

50.000 đồng/buổi, thực hiện khoảng 50 buổi

 

- Hỗ trợ tiền ăn

50.000

 

50.000

25.000 đồng/ngày, 20 ngày với 100 người

 

- Mua sắm vật dụng cần thiết

30.000

 

30.000

300.000 đồng/người

 

- Khám, chữa bệnh

2.500

 

2.500

50.000 đồng/người, 50 người

3

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn cán bộ, viên chức công tác xã hội

820.000

820.000

 

 

3.1

Chi tập huấn

120.000

120.000

 

Dự kiến tổ chức 6 lớp với 400 lượt cán bộ tham dự, bình quân 20 triệu đồng/lớp

3.2

Tổ chức đào tạo trình độ trung cấp công tác xã hội

700.000

700.000

 

2 lớp trung cấp công tác xã hội

3.2.1

Duy trì lớp Trung cấp công tác xã hội đã mở năm 2011

350.000

350.000

 

100 người

3.2.2

Mở lớp Trung cấp công tác xã hội năm 2012 (lớp mới)

350.000

350.000

 

Dự kiến đào tạo 100 người

4

Chi phụ cấp hàng tháng đối với người làm công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn

408.360

 

408.360

Tổ chức thí điểm xây dựng mạng lưới công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn, dự kiến 41 xã (chiếm 25% tổng số 164 xã, phường, thị trấn), ưu tiên tập trung các xã xây dựng nông thôn mới

5

Nghiên cứu xây dựng các văn bản nghiên cứu thực hiện

20.000

 

20.000

Thực hiện theo nhu cầu thực tế

6

Tổ chức tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về nghề công tác xã hội

68.000

 

68.000

 

 

- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bến Tre

24.000

 

24.000

6 kỳ, 4.000.000 đồng/kỳ

 

- Tuyên truyền trên Báo Đồng Khởi

24.000

 

24.000

12 kỳ, 2.000.000 đồng/kỳ

 

- In tờ rơi hoặc sổ tay

20.000

 

20.000

Phát đến các ấp, xã, phường, thị trấn

 

Tổng cộng

2.904.360

2.320.000

584.360

 

Tổng kinh phí: 2.904.360.000 đồng (bằng chữ: Hai tỷ, chín trăm lẻ bốn triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3721/KH-UBND năm 2011 dự toán thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Bến Tre năm 2012

  • Số hiệu: 3721/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 29/08/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Trương Văn Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản