Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3706/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 30 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 308/QĐ-TTG NGÀY 13/3/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH-TRUYỀN HÌNH CẤP HUYỆN ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh-truyền hình cấp huyện đến năm 2020”,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh theo các nội dung sau:

I. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA

1. Hiện trạng hệ thống truyền thanh cấp huyện:

Hiện nay, toàn tỉnh có 6 hệ thống phát thanh với 155 cụm loa (20 cụm loa hữu tuyến và 135 cụm loa vô tuyến) được lắp đặt tại các khu dân cư để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền thông tin thiết yếu đến nhân dân. Riêng Đài Truyền thanh huyện Thuận Nam chưa được đầu tư hệ thống phát thanh. Đài Truyền thanh huyện Ninh Sơn được đầu tư đã lâu, hiện nay đã hư hỏng, xuống cấp không còn sử dụng được, hiện nay hoạt động thông tin tuyên truyền của Đài được thực hiện theo phương thức hữu tuyến. Đài Truyền thanh huyện Bác Ái còn hoạt động nhưng chưa được trang bị các bộ thu và loa phát thanh. Cụ thể:

STT

Đài truyền thanh cấp huyện

Năm đầu tư/sửa chữa

Cụm phát thanh

Phạm vi phủ sóng

Hữu tuyến

Vô tuyến

1

Bác Ái

2002

0

0

 

2

Ninh Sơn

1999

20

0

Dọc theo đường đôi thuộc Thị trấn Tân Sơn, một phần xã Lương Sơn, Quảng Sơn

3

Ninh Hải

2003

0

20

Thị trấn Khánh Hải, một phần xã Tri Hải

4

Ninh Phước

2011

0

05

Thị trấn Phước Dân

5

Thuận Nam (Chưa có đài)

 

 

 

 

6

Thuận Bắc

2011

0

40

Công Hải, Bắc Phong, Lợi Hải, Bắc Sơn.

7

PR-TC

2013

0

70

16 xã phường.

Tổng cộng

20

135

 

2. Hiện trạng hệ thống truyền thanh cấp xã:

Toàn tỉnh có 46/65 hệ thống đài truyền thanh cấp xã hoạt động, trong đó có 27 hệ thống hoạt động tốt và 19 hệ thống còn hoạt động nhưng đã xuống cấp. Nhìn chung, mạng lưới truyền thanh cấp xã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền thông tin thiết yếu đến nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống đài truyền thanh cấp xã đang xuống cấp, nguyên nhân do hệ thống được đầu tư đã lâu, một số đài đã sử dụng hết thời gian tính hao mòn tài sản cố định và đã hư hỏng, không còn sử dụng; một số hệ thống hoạt động trong băng tần (87-108) MHz không đúng băng tần quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho đài truyền thanh cấp xã. Ngoài ra, tại một số xã miền núi, địa hình rộng hệ thống loa truyền thanh chưa đảm bảo phủ sóng 100% trên toàn địa bàn.

Hiện trạng đài truyền thanh không dây cấp xã trên địa bàn tỉnh:

STT

Huyện, thành phố

Số xã, phường, thị trấn

Số đài hoạt động tốt

Số đài hoạt động nhưng xuống cấp

Số đài không hoạt động (hỏng)

Số xã, phường chưa có đài

1

Phan Rang-Tháp Chàm

16

7

1

 

8

2

Bác Ái

9

 

7

2

 

3

Ninh Sơn

8

3

5

 

 

4

Ninh Phước

9

2

1

 

6

5

Ninh Hải

9

9

 

 

 

6

Thuận Nam

8

6

2

 

 

7

Thuận Bắc

6

 

3

 

3

Tổng cộng

65

27

19

2

17

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Đề án).

2. Phát triển hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện trên cơ sở hiện trạng, tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung hiện đại hóa trang thiết bị, xây dựng nội dung chương trình phù hợp đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân địa phương; đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, ứng dụng số hóa trong sản xuất, lưu trữ và truyền dẫn các chương trình phát thanh của hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện.

4. Việc tổ chức Kế hoạch phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.

III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

1. Phấn đấu 100% cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất Chương trình phát thanh.

2. Phấn đấu 100% người làm việc tại cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm.

3. Phấn đấu 95% cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện được trang bị hệ thống truyền thanh không dây.

4. Phấn đấu 100% cơ sở truyền thanh cấp xã thuộc địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp được sóng của cơ sở truyền thanh cấp huyện.

5. Nâng cấp các trạm phát sóng truyền thanh - truyền hình cấp huyện và trạm phát lại truyền thanh, truyền hình tại các xã theo Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020 (Nội dung số 8 - Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở).

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Nội dung:

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, công nghệ thông tin cho đội ngũ viên chức cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ viên chức cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện ở khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để xây dựng chương trình phát thanh tiếng dân tộc.

- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá về chất lượng hoạt động của cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

d) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

2. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng

a) Nội dung:

- Đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thiết bị sản xuất Chương trình phát thanh số của cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện, đồng bộ với các thiết bị sản xuất Chương trình phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh để cung cấp các Chương trình phát thanh cho Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.

- Đầu tư thiết bị lưu trữ số để phục vụ công tác thống kê, khai thác lại tin, bài, Chương trình đã phát; đặc biệt chú trọng đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Khuyến khích cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện sử dụng phương thức truyền thanh không dây và ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa vào truyền dẫn phát thanh. Các trạm phát lại truyền hình, thực hiện duy trì hoạt động tiếp sóng phát lại Chương trình truyền hình của các đài truyền hình của trung ương và Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh cho đến khi địa phương hoàn thành lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất theo quy định.

b) Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

c) Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

d) Thời gian thực hiện: Hằng năm

3. Nâng cao chất lượng nội dung Chương trình

a) Về nội dung

- Bảo đảm cung cấp thông tin thời sự phản ánh kịp thời tình hình chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, cơ sở với nội dung phong phú, hình thức thể hiện hấp dẫn.

- Bảo đảm cung cấp các thông tin thiết yếu, các Chương trình khuyến nông khuyến ngư, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân có kiến thức áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương với nội dung ngắn gọn và dễ hiểu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, truyền dẫn các Chương trình phát thanh, xây dựng cơ chế thu nhận và xử lý thông tin phản hồi từ người dân một cách nhanh chóng, chính xác.

b) Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

c) Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

d) Thời gian thực hiện: Hằng năm

4. Sắp xếp, sáp nhập cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện với các đơn vị sự nghiệp khác trên địa bàn tỉnh

a) Nội dung: Rà soát chức năng, nhiệm vụ; nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập Đài Truyền thanh cấp huyện với các đơn vị khác trên địa bàn để thu gọn đầu mối, nâng cao năng lực hoạt động các đơn vị sự nghiệp công.

b) Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

c) Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan.

d) Thời gian thực hiện: Thực hiện từ năm 2018.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì hướng dẫn các cơ quan đơn vị thực hiện các nội dung của Kế hoạch trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, tham mưu báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi Bộ Thông tin và Truyền thông theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng nội dung chương trình.

- Xây dựng Kế hoạch tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho viên chức cơ sở truyền thanh- truyền hình cấp huyện.

2. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện.

3. Sở Nội vụ: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trên lĩnh vực phát thanh-truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo đúng quy định tại Chương trình số 181-CTr/TU ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Tỉnh ủy và Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai phương án đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng nội dung cho Đài Truyền thanh cấp huyện.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng chương trình sản xuất ở địa phương.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan triển khai việc sáp nhập các đơn vị theo lộ trình, kế hoạch được duyệt.

- Bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch, xây dựng phương án đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh-truyền hình cấp huyện đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) trước ngày 30/11 hằng năm.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng quy định./.

 


Nơi nhận:
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh (Lê Văn Bình);
- Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, PVP (HXN);
- Lưu: VT, KGVX. My

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3706/KH-UBND năm 2018 triển khai Quyết định 308/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Quản lý hoạt động truyền thanh-truyền hình cấp huyện đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  • Số hiệu: 3706/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 30/08/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Lê Văn Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản