Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 18 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 “về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025”, Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 “về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ”; theo đề nghị của Sở Công Thương tại Văn bản số 64/SCT-QLCN ngày 09/01/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 - 2025 với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

1.1 Mục tiêu chung

Đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đáp ứng khoảng 30% và đến năm 2025 đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sản xuất công nghiệp trong tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Căn cứ vào mục tiêu chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ, trên cơ sở những tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh và định hướng phát triển của ngành công nghiệp. Tỉnh Quảng Ninh xác định mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ 2019 đến năm 2025 là tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc hai lĩnh vực chủ yếu:

a) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may: Phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may phục vụ nhu cầu nguyên vật liệu và phụ liệu đáp ứng đầu vào cho các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn trong tỉnh; phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Quảng Ninh (trên cơ sở KCN Texhong Hải Hà) thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ dệt may khu vực phía Bắc.

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may trong và ngoài tỉnh trên 30%, và đến năm 2025 đạt trên 50% nhu cầu sản xuất công nghiệp trong tỉnh.

b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo: Nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm ngành đúc, gia công kim loại, khuôn mẫu, nhiệt luyện, luyện kim,... đặc biệt ưu tiên thu hút đầu tư hình thành Khu công nghiệp hỗ trợ chuyên sản xuất chế tạo ra những sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường (khu công nghiệp Việt Hưng giai đoạn II); các lĩnh vực hỗ trợ công nghiệp đóng tàu gồm: Công nghiệp chế tạo động cơ, Công nghiệp chế tạo xích neo, Công nghiệp chế tạo thiết bị bơm, Công nghiệp sản xuất hộp số & hệ thống truyền động tàu thủy, Công nghiệp chế tạo thiết bị nội thất phương tiện vận tải, Công nghiệp sản xuất cấu kiện thép và dây điện, Công nghiệp sản xuất cấu kiện phi tiêu chuẩn, sản xuất các sản phẩm cơ khí điện máy, cáp điện, van, bơm...Phấn đấu đến năm 2025, cung ứng được 50% nhu cầu trong tỉnh.

2. Đối tượng tham gia: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến hết năm 2025.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm 02 giai đoạn:

1. Giai đoạn 2019 - 2020:

a) Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu: Xúc tiến và hỗ trợ mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Tạo mối liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các Tập đoàn đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và ngoài nước;

- Hoạt động chính:

+ Tổ chức hội thảo, xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh;

+ Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Kết nối chuyển giao công nghệ lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước;

+ Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

- Mục tiêu: Dự kiến 04 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tư vấn, đào tạo hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất phù hợp với yêu cầu quốc tế.

- Hoạt động chính:

+ Tổ chức đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp;

+ Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất.

c) Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

- Mục tiêu: Dự kiến khoảng 20 doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

- Hoạt động chính:

+ Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh;

+ Tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại do Bộ Công Thương tổ chức.

d) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

- Mục tiêu: Dự kiến hỗ trợ 04 doanh nghiệp có chức năng nghiên cứu và áp dụng thành công trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; 13 doanh nghiệp được ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản xuất thử nghiệm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tham gia Chương trình.

- Hoạt động chính:

+ Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực.

e) Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

- Mục tiêu: Công bố thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và xuất bản ấn phẩm về công nghiệp hỗ trợ.

- Hoạt động chính:

+ Khảo sát, cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh;

+ Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ.

2. Giai đoạn 2021 - 2025:

Giai đoạn từ năm 2021 - 2025, trên cơ sở rà soát đánh giá kết quả thực hiện các nội dung kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, bao gồm:

- Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất;

- Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

- Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu;

- Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện

Căn cứ nội dung của Kế hoạch này và các chính sách liên quan; hàng năm Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.

2. Giải pháp về nguồn kinh phí thực hiện

- Tập trung các nguồn vốn ngân sách địa phương (lồng phép thêm các nguồn vốn ngân sách khác: Chương trình xúc tiến đầu tư, quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh, nguồn kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại,...) và nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Về nguồn vốn khác:

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn ODA;

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước để triển khai các nội dung của chương trình.

IV. QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Thực hiện theo Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành tại Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

Tiến hành rà soát thực tế các cơ sở trên địa bàn, tập hợp nhu cầu thị trường tiêu thụ... và các nội dung liên quan, lập kế hoạch để triển khai cụ thể.

Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung trong dự toán hàng năm gửi Sở Tài chính để xem xét, bố trí dự toán, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư và các sở, ngành liên quan đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Tiếp cận các chính sách, nguồn đầu tư, tài trợ từ các Chương trình, dự án trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch này vào dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc lập dự toán và quyết toán tài chính theo quy định hiện hành.

4. Sở khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; là đầu mối liên hệ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, hợp tác quốc tế đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025.

7. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

8. Ban Quản lý Khu kinh tế

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thực hiện các thủ tục về cấp phép đầu tư, các thủ tục sau cấp phép đầu tư khi thực hiện đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung Kế hoạch.

9. Các sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung thuộc Kế hoạch này.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với các sở, ngành trong quá trình triển khai các nội dung Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và tuyển dụng lao động cho nhu cầu sản xuất,...

- Quan tâm vận động, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thực hiện đầu tư phát triển.

11. Các doanh nghiệp sản xuất

- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành triển khai thực hiện các nội dung chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch này để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh;

- Mạnh dạn đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

12. Chế độ báo cáo

Định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11), các đơn vị nêu trên tổng hợp tình hình thực hiện gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh kết quả thực hiện, trong đó cần nêu rõ đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, khắc phục tồn tại trong quá trình thực hiện.

Sở Công Thương theo dõi đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng dự thảo báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12 hoặc đột xuất) của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn yêu cầu các đơn vị liên quan kịp thời phản ảnh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh:
- Các sở, ban, ngành của Tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh;
- Trung tâm truyền thông Tỉnh;
- V0-3, các CVNCTH;
- Lưu. VT, CN.
CV.11-30b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy Hậu

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 37/KH-UBND ngày 18/02/2019 của Ủy ban nhân n tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Năm

Ghi chú

2019

2020

I

Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

1

Tổ chức hội thảo, xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Hội thảo

03

01

02

 

2

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Khóa đào tạo

02

01

01

 

3

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hội thảo

01

01

 

 

4

Kết nối chuyển giao công nghệ lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước

Chương trình

02

01

01

 

5

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

Chương trình

02

01

01

 

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

 

 

 

 

 

1

Tổ chức đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp

Chương trình

02

01

01

 

2

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất.

Chương trình

02

01

01

 

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

1

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Khóa đào tạo

02

01

01

 

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

 

 

 

1

Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Lớp

03

02

01

 

2

Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

04

02

02

 

3

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm

Doanh nghiệp

02

01

01

 

4

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp

03

01

02

 

5

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm

Doanh nghiệp

03

01

02

 

6

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài

Doanh nghiệp

02

01

01

 

7

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

03

01

02

 

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

1

Khảo sát, cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp

20

10

10

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 37/KH-UBND ngày 18/02/2019 của Ủy ban nhân n tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

I

Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo

05

01

01

01

01

01

2

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Khóa đào tạo

02

 

01

01

 

 

3

Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp

20

 

05

05

05

05

4

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Hội thảo

02

 

01

 

 

01

5

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Chương trình

02

 

 

01

 

01

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp.

Chương trình

02

 

01

 

 

01

2

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất.

Chương trình

15

05

 

05

 

05

III.

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Khóa đào tạo

05

01

01

01

01

01

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Lớp

04

01

01

01

 

01

2

Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Doanh nghiệp

10

 

05

02

03

 

3

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm.

Doanh nghiệp

10

05

02

 

 

03

4

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

Doanh nghiệp

15

03

03

03

03

03

5

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm.

Doanh nghiệp

15

03

03

03

03

03

6

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài.

Doanh nghiệp

20

04

04

04

04

04

7

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp

20

04

04

04

04

04

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

1

Khảo sát, cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp

25

05

05

05

05

05

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025

  • Số hiệu: 37/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 18/02/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Đặng Huy Hậu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản