ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 363/KH-UBND | Bình Tân, ngày 26 tháng 7 năm 2018 |
TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐẢM BẢO CÔNG TÁC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện công tác quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố;
Căn cứ Thông tri số 40-TTr/QU ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Quận ủy Bình Tân về tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực trật tự đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Tân; Chỉ thị số 02-CT/QU ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Quận ủy về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Bình Tân;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực trật tự đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Tân; Đề án số 3300/ĐA-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn năm 2017 - 2020; Đề án số 1359/ĐA-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn năm 2017 - 2020;
Xét Tờ trình số 1255/TTr-QLĐT-ĐQLTTĐT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Đội Quản lý trật tự đô thị quận. Ủy ban nhân dân quận Bình Tân xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về trật tự đô thị trên địa bàn quận như sau:
Nhằm góp phần lập lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, không để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn quận.
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tạo sự đồng tình, hưởng ứng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi kinh doanh, buôn bán gây mất mỹ quan đô thị; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc chấp hành pháp luật giao thông.
Nội dung tuyên truyền phải ngắn, gọn, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng đối tượng.
II. Nội dung và hình thức thực hiện:
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng phong phú, nhằm vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành đúng các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông; thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán gây mất mỹ quan đô thị.
Lập chuyên trang, chuyên mục trên Website quận, Bản tin Bình Tân và bản tin 10 phường đăng tải các nội dung của các Luật, các Nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông.
Tổ chức phát thanh tuyên truyền thông qua hình thức xe loa, phát thanh lưu động trên địa bàn quận và 10 phường; qua hệ thống phát thanh cố định tại các khu phố, khu vực đông dân cư, đặc biệt tại các chợ tự phát, khu vực trước cổng trường học, bệnh viện,... nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân, của những người bày bán hàng hóa, kinh doanh hiểu rõ việc tụ tập buôn bán không đúng nơi quy định là vi phạm và bị xử lý.
Tuyên truyền tại các trường học trên địa bàn quận thông qua các buổi nói chuyện trực tiếp, phát tờ rơi tuyên truyền, vận động phụ huynh phải thực hiện tốt việc dừng đậu xe đưa rước con em đến trường, không gây cản trở giao thông.
Tuyên truyền cổ động trực quan bằng panô, băng rôn tại các cụm panô chính trị và trên các tuyến đường chính của quận và phường, tại các khu vực đông dân cư trên địa bàn các phường với các khẩu hiệu sau:
- Không chiếm dụng lòng lề đường để kinh doanh buôn bán.
- Không dừng, đậu xe mua bán dưới lòng đường và trên lề đường.
- Không tập kết phương tiện, vật tư gây ách tắc giao thông.
- Lề đường dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho xe lưu thông.
1. Phòng Văn hóa và Thông tin quận:
Theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch này; tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị và báo cáo Ủy ban nhân dân quận.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, xử lý và kiên quyết tháo dỡ các trường hợp vi phạm trong việc quảng cáo lấn chiếm vỉa hè,... trên địa bàn quận.
2. Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận:
Xây dựng kế hoạch thực hiện các cụm pano, băng rôn tuyên truyền trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận.
Biên soạn bài phát thanh tuyên truyền về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông; thu bài phát thanh gửi 10 phường tuyên truyền trong nhân dân và Liên đoàn Lao động quận triển khai tuyên truyền trước cổng các công ty, xí nghiệp trên địa bàn quận. Tổ chức đoàn xe loa phát thanh lưu động trên địa bàn quận về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông.
Chỉ đạo Bản tin Bình Tân tăng cường bài viết tuyên truyền về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông.
Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân quận cập nhật nội dung về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông đăng lên website quận.
Lập dự trù kinh phí gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận.
3. Phòng Tư pháp quận:
Chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng phong phú, nhằm vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành đúng các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông.
Lập dự trù kinh phí gửi phòng Tài chính - Kế hoạch quận.
4. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận:
Triển khai trong hệ thống các trường học vận động phụ huynh phải thực hiện tốt việc dừng đậu xe đưa rước con em đến trường, không gây cản trở giao thông; phối hợp với Ủy ban nhân dân phường vận động người dân không được tụ tập buôn bán trước cổng trường không đúng nơi quy định. Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ tuyên truyền, vận động, giáo dục học sinh và thông qua các buổi họp phụ huynh tuyên truyền, vận động phụ huynh không mua hàng hóa, thực phẩm buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, thực phẩm không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phát tờ bướm tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về đảm bảo trật tự đô thị.
5. Đội Quản lý trật tự đô thị quận:
Phối hợp với Ủy ban nhân dân 10 phường tổ chức xe loa phát thanh trên địa bàn, hệ thống phát thanh tại các khu phố, địa bàn đông dân cư; tuyên truyền thông qua các cuộc họp tổ dân phố ở địa phương để người dân hiểu rõ hơn về công tác lặp lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn phường
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể quận:
Phối hợp Ủy ban nhân dân 10 phường, Ban Quản lý các chợ truyền thống chính quy, tích cực tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và tiểu thương chấp hành chủ trương sắp xếp trật tự lòng lề đường và giải tỏa các điểm chợ tự phát nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và hiệu quả hoạt động của các chợ.
Tổ chức tuyên truyền về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông đến các hội viên thông qua các cuộc họp của ngành mình để hội viên nắm và hiểu rõ hơn về công tác lặp lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận. Phát tờ bướm tuyên truyền cho cho hội viên, nhân dân về công tác đảm bảo trật tự đô thị.
7. Đề nghị Liên đoàn Lao động quận:
Tổ chức tuyên truyền về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trước cổng các công ty, xí nghiệp có đông công nhân trên địa bàn quận. Thông qua các buổi sinh hoạt công đoàn phát tờ bướm tuyên truyền cho cho công đoàn viên về công tác đảm bảo trật tự đô thị.
8. Phòng Tài chính - Kế hoạch quận:
Thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân quận duyệt cấp kinh phí cho các đơn vị triển khai thực hiện.
9. Ủy ban nhân dân 10 phường:
Tuyên truyền cổ động trực quan bằng panô tại các cụm panô chính trị và trên các tuyến đường chính của phường; tuyên truyền thông qua các băng rôn.
Tổ chức xe loa phát thanh trên địa bàn phường, hệ thống phát thanh tại các khu phố, địa bàn đông dân cư; tuyên truyền thông qua các cuộc họp tổ dân phố ở địa phương để người dân hiểu rõ hơn về công tác lặp lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn phường. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, phát tờ bướm tuyên truyền tại các khu vực nhà trọ, khu lưu trú có đông công nhân sinh sống.
Phối hợp với các trường học, Trạm Y tế phường và bệnh viện trên địa bàn phường hướng dẫn, tuyên truyền phụ huynh học sinh, người dân tham gia khám bệnh tại bệnh viện hiểu rõ hơn về công tác lặp lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân.
Chỉ đạo bản tin phường dành chuyên trang, chuyên mục đăng tải các nội dung của các Luật, các Nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông.
- Báo cáo tháng vào ngày 05 hàng tháng.
- Báo cáo quý vào ngày 05 tháng đầu của quý sau.
- Báo cáo 06 tháng vào ngày 05 tháng 6.
- Báo cáo 01 năm vào ngày 05 tháng 12.
Các đơn vị gửi báo cáo về phòng Văn hóa và Thông tin quận để phòng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền về trật tự đô thị trên địa bàn quận. Đề nghị các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 10 phường xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện theo nội dung kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRẬT TỰ ĐÔ THỊ THƯỜNG XẢY RA - HÌNH THỨC XỬ LÝ | |
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 4, Điểm e Khoản 5 Điều này; b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ. Khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều này; d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4; Điểm d, Điểm i Khoản 5 Điều này; đ) Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm a, Điểm h Khoản 5 Điều này; Khoản 3, Khoản 4 Điều 20 Nghị định này. Khoản 3 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ; c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này; đ) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe; e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ. | Khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 5, Điểm a Khoản 8 Điều này; b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này; c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe; d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe. Khoản 5 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 20 Nghị định này; b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ; c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ; d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác; đ) Dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt; e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố; g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe; h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố; i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe. Khoản 6 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đèn dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe. |
- 1Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về chấn chỉnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch đô thị; quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Kế hoạch 8232/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 5017/KH-SXD-TT về nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng nhằm thực hiện chủ đề năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh "Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị" do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về chấn chỉnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch đô thị; quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Kế hoạch 8232/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 5017/KH-SXD-TT về nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng nhằm thực hiện chủ đề năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh "Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị" do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 363/KH-UBND năm 2018 tuyên truyền về đảm bảo công tác trật tự đô thị trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 363/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 26/07/2018
- Nơi ban hành: Quận Bình Tân
- Người ký: Nguyễn Gia Thái Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định