Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 360/KH-UBND | Nghệ An, ngày 20 tháng 5 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 30/12/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2025 và Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025.
UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, hạn chế tái nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, và các chính sách về an sinh xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,0 - 1,5%, trong đó vùng miền núi 2 - 3%;
- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%;
- Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh;
- Phấn đấu trước 31/7/2025, hoàn thành 100% hỗ trợ nhà tạm, nhà dột nát đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo;
- Các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn;
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Phạm vi thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An, trọng tâm là các huyện nghèo, vùng khó khăn.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN/TIỂU DỰ ÁN
1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu.
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
3.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
3.2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
4.1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã.
4.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu.
4.3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu.
6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
6.1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
6.2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Mặt trận tổ quốc tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
7.1. Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
7.2. Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Vốn Đầu tư phát triển: 161.549 triệu đồng (Đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3557/QĐ-UBND ngày 24/12/2024);
2. Vốn chi thường xuyên: 336.199 triệu đồng (Đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 1327/QĐ-UBND ngày 12/5/2025).
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững
Cấp ủy, chính quyền các cấp xác định rõ giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án về hỗ trợ giảm nghèo.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình; hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án cơ sở hạ tầng huyện nghèo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; đảm bảo điều kiện bố trí và giải ngân kế hoạch vốn theo từng danh mục dự án đã được HĐND tỉnh thông qua.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác giảm nghèo
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” đối với người nghèo. Động viên, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội; Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền công tác giảm nghèo trong các ngành, các cấp; kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững để nhân rộng.
- Tiếp tục hưởng ứng và triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo"; thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ 76 xã đặc biệt khó khăn theo phân công của UBND tỉnh.
3. Triển khai các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững; đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng chính sách xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, các chính sách tín dụng xã hội, chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về nhà ở, nước sạch.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội kết nối vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở những địa bàn khó khăn;
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng; tập trung giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phù hợp.
4. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các địa bàn vùng nghèo, vùng khó khăn.
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo; đồng thời huy động tối đa các nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn lực xã hội khác tham gia công tác giảm nghèo bền vững;
- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu đầu tư giảm nghèo của Trung ương, trước hết là Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ ban hành.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn.
5. Ưu tiên công tác kiện toàn, bố trí cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đặc biệt là kỹ năng phân tích, lập kế hoạch và giám sát; Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện các dự án của Chương trình.
6. Tăng cường quản lý và giám sát
- Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá hiệu quả của Chương trình rõ ràng, minh bạch để quản lý Chương trình, bao gồm việc phân bổ nguồn lực và giám sát tiến độ thực hiện.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, quản lý và báo cáo tiến độ thực hiện chương trình; phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan đơn vị tham gia, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất để đánh giá tiến độ và hiệu quả của Chương trình, kịp thời phát hiện và khắc phục các thiếu sót; Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân trong việc giám sát, đánh giá chương trình, tạo sự đồng thuận và nâng cao tính trách nhiệm;
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn.
Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các dự án: Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Tiểu dự án 1 - Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; Tiểu dự án 2 - Dự án 6: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều; Tiểu dự án 1 - Dự án 7: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình; Tiểu dự án 2 - Dự án 7: Giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan theo dõi tiến độ rà soát, đánh giá khả năng giải ngân, kịp thời đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình; hướng dẫn về cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình; giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
3. Các sở, ngành chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình
Xây dựng kế hoạch/phương án tổ chức triển khai các hoạt động của dự án, tiểu dự án thành phần do sở, ngành chủ trì năm 2025. Hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp với các chương trình, dự án, đề án khác, cụ thể:
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn.
- Sở Nội vụ: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 4: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Tiểu dự án 3 - Dự án 4: Hỗ trợ việc làm bền vững.
- Sở Y tế: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3: Cải thiện dinh dưỡng.
- Sở Xây dựng: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện thực hiện Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 6: Giảm nghèo về thông tin.
4. Các sở, ban, ngành liên quan
Tham gia triển khai thực hiện Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do sở, ban, ngành quản lý. Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của sở, ban, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình (trong đó, tập trung rà soát, phân loại dự án, tiểu dự án do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, làm rõ các nội dung thực hiện, địa bàn thực hiện, kinh phí dự kiến,... chi tiết đến từng đơn vị, tổ chức và xã, phường, thị trấn trên địa bàn). Báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Môi trường) trước ngày 30/5/2025 để tổng hợp, theo dõi, chỉ đạo thực hiện.
- Chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các Dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình; sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí; báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình cho Sở Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan theo quy định.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên cấp tỉnh
Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp, hướng dẫn các tổ chức thành viên MTTQ các cấp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân thi đua hưởng ứng, tham gia thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, Chương trình “Tết Vì người nghèo” hàng năm, chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở (Chương trình 1838); tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” gắn với thực hiện các nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đồng thời, động viên, khích lệ người dân tự giác vươn lên thoát nghèo bền vững./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 360/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 360/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/05/2025
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Phùng Thành Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra