ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 344/KH-UBND | Bắc Ninh, ngày 29 tháng 6 năm 2022 |
TRIỂN KHAI TIÊM NHẮC LẠI VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM TỪ 12-17 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Công văn số 3181/BYT-DP ngày 17/6/2022 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi;
Để tiếp tục tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai tiêm tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:
- Trẻ em trong các độ tuổi được tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19, góp phần tăng miễn dịch cộng đồng.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về tiêm vắc xin phòng COVID-19.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI
1. Đối tượng, loại vắc xin, lịch tiêm
1.1. Đối tượng: Trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi (bao gồm trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi) đã tiêm đủ liều cơ bản, tổng số 114.992 trẻ (Nguồn số liệu: Tổng hợp của Sở Y tế).
1.2. Vắc xin sử dụng:Sử dụng vắc xin của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.Liều sử dụng 0,3ml tương tự liều cơ bản tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên.
1.3. Khoảng cách tiêm: Ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Lưu ý: Người đã mắc COVID-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19 và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.
2. Thời gian triển khai: Từ tháng 6 năm 2022 (Tùy thuộc vào số lượng vắc xin được Bộ Y tế cấp theo các đợt để triển khai tiêm chủng phù hợp).
3. Địa điểm triển khai
Tổ chức tiêm tại các điểm tiêm cố định và lưu động: Tại cơ sở giáo dục, các đơn vị y tế hoặc địa điểm phù hợp trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Đối với học sinh: Tiêm tại trường học hoặc các điểm tiêm cố định, lưu động phù hợp tại địa phương.
- Đối với trẻ em chưa/không đi học: Tiêm tại cơ sở y tế hoặc điểm tiêm lưu động trên địa bàn.
Lưu ý: Trong thời gian học sinh nghỉ hè, có thể bố trí tiêm tại cơ sở y tế hoặc điểm tiêm tập trung khác do UBND các huyện, thành phố chỉ đạo bố trí. Những trẻ phải trì hoãn tiêm chủng mũi 3 sẽ tổ chức tiêm vét tại cơ sở y tế.
4. Phương thức triển khai
- Tổ chức tiêm cuốn chiếu hoặc đồng loạt cho các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
- Tổ chức tiêm vét thường xuyên hoặc cuối các đợt tiêm chủng.
(Tùy theo diễn biến tình hình dịch COVID-19 và số lượng vắc xin được phân bổ có thể điều chỉnh Kế hoạch này cho phù hợp với thực tế).
1. Rà soát danh sách đối tượng
- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trong ngành rà soát, thống kê danh sách các học sinh đã tiêm đầy đủ các mũi cơ bản, gửi về Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trên địa bàn để xây dựng kế hoạch tiêm cụ thể.
- Sở Y tế: Hướng dẫn các đơn vị về các biểu mẫu liên quan đến thống kê danh sách, triển khai tiêm chủng.
2. Bố trí các điểm tiêm chủng, thực hiện tiêm chủng
2.1. Bố trí các điểm tiêm chủng
- Căn cứ vào thời điểm tiêm chủng và các điều kiện thực tế trên địa bàn để triển khai các điểm tiêm chủng: Tại các trường học; cơ sở y tế hoặc các điểm tiêm chủng lưu động phù hợp tại địa phương.
- Sở Giáo dục và đào tạo, UBND các huyện,thành phố: Có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện liên quan, bố trí nhân lực, phương tiện phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em trên tại các cơ sở giáo dục và các điểm tiêm trên địa bàn theo yêu cầu chuyên môn của ngành y tế.
2.2. Thực hiện quy trình tiêm chủng
-Lập kế hoạch tổ chức buổi tiêm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.
- Thực hiện nghiêm Quy trình tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế và các văn bản chuyên môn về triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19.
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện, dụng cụ phục vụ cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng.
3. Công tác tập huấn
- Tổ chức tập huấn lại về công tác an toàn tiêm chủng, tập huấn và hướng dẫn quy trình khám sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19, quản lý đối tượng tiêm chủng (nếu cần thiết).
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
4. Công tác Truyền thông
- Nội dung tuyên truyền: Truyền thông trước, trong và sau các đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19 chophụ huynh, học sinh và các đối tượng liên quan.
- Hình thức thực hiện: Tuyên truyền hàng ngày trên hệ thống đài phát thanh các huyện, thành phố về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng. Kết hợp với nhà trường tuyên truyền cho bố mẹ về lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin.
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Thông tin và truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan y tế và các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh.
5. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Các điểm tiêm phải bố trí nhân lực cấp cứu, chuẩn bị đủ thuốc, phương tiện cấp cứu cần thiết để theo dõi, xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm (nếu có).
-Các cơ sở y tế kiện toàn các Đội cấp cứu, xe cứu thương thường trực, thông báo danh sách, số điện thoại cụ thể cho các đơn vị tiêm chủng sẵn sàng hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng.
-Thực hiện giám sát theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.Quy trình xử trí phản vệ theo hướng dẫn tại Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế.
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương; tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong khi triển khai kế hoạch.
1. Ngân sách Trung ương
- Vắc xin, một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin, hộp an toàn.
- Chi phí bồi thường trường hợp phản ứng nặng sau tiêm(nếu có) theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương
- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm (trong trường hợp Bộ Y tế chỉ chuyển đến kho của tỉnh); trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng.
- Các hoạt động tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
- Các hoạt động truyền thông tại địa phương.
- Kinh phí mua vắc xin (đối với các vắc xin do các địa phương tự mua).
1. Sở Y tế
- Chủ trì triển khai Kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em theo tiến độ và số lượng vắc xin được phân bổ, đảm bảo an toàn theo quy định.
- Làm đầu mối tiếp nhận, bảo quản vắc xin và chủ động điều phối vắc xin tiêm cho trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh theo số lượng, loại vắc xin được Bộ Y tế phân bổ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng COVID-19. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Y tế tập trung nguồn lực triển khai tiêm chủng cho trẻ em đạt được mục tiêu, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin COVID-19.
- Báo cáo tình hình tiêm chủng theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, triển khai công tác truyền thông tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.Phối hợp với Sở Y tế triển khai tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID -19 cho trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị trong ngành Giáo dục và Đào tạo thống kê danh sách, phối hợp với các đơn vị y tế cùng cấp để tổ chức tiêm cho học sinh tại các điểm tiêm trên địa bàn.
- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan bố trí các điểm tiêm chủng tại trường học (nếu có); xây dựng kế hoạch huy động nhân lực, phương tiện để hỗ trợ ngành y tế tổ chức tiêm chủng cho trẻ em trên địa bàn.
- Trực tiếp báo cáo UBND tỉnh về tiến độ thực hiện hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục.
3. UBND các huyện, thành phố
- Triển khai công tác truyền thông tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em tại các xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục trên địa bàn.
- Chỉ đạo ban ngành đoàn thể tại các xã, phường, thị trấn, phòng Giáo dục và Đào tạo, các bộ phận liên quan phối hợp với Trung tâm Y tế trên địa bàn để tổ chức tiêm chủng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm chủng an toàn, đạt tiến độ.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo cho các hoạt động tiêm chủng, đề xuất báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo đúng chế độ quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh- Truyền hình Bắc Ninh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em; tuyên truyền hướng dẫn kiến thức về an toàn trước, trong và sau tiêm chủng, lịch tiêm chủng để đối tượng tiêm chủng biết và tham gia.
- Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng thời lượng thông tin tuyên truyền, đăng tải các tin, bài về nội dung hoạt động, mục đích, ý nghĩa của tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm có thể xảy ra….
6. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có đối tượng tiêm vắc xin
- Phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền, vận động về ý nghĩa, lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em;
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Kế hoạch.
7. Chi nhánh Viettel Bắc Ninh
- Hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng triển khai nhập thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lên hệ thống, xử lý các vấn đề phát sinh của hệ thống trong quá trình triển khai.
- Phối hợp với Sở Y tế quản lý số liệu tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên phần mềm theo quy định.
Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 356/KH-UBND năm 2021 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2021 về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2022
- 3Kế hoạch 1097/KH-UBND triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi tỉnh Quảng Bình năm 2022
- 4Kế hoạch 786/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 5Kế hoạch 2780/KH-UBND năm 2022 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
- 2Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Kế hoạch 356/KH-UBND năm 2021 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2021 về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2022
- 6Công văn 3181/BYT-DP năm 2022 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 7Kế hoạch 1097/KH-UBND triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi tỉnh Quảng Bình năm 2022
- 8Kế hoạch 786/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 9Kế hoạch 2780/KH-UBND năm 2022 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Kế hoạch 344/KH-UBND năm 2022 triển khai tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 344/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Vương Quốc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định