- 1Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 771/QĐ-UBND danh mục Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 để các sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trong năm 2016 do tỉnh Ninh Bình ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 29 tháng 03 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI HỆ THỐNG CỔNG DỊCH VỤ CÔNG (MỘT CỬA ĐIỆN TỬ) TỈNH NINH BÌNH
1. Mục đích
Triển khai Hệ thống Cổng dịch vụ công (một cửa điện tử) VNPT-iGate cho các cơ quan, đơn vị đồng thời tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ. Từng bước đẩy nhanh việc xây dựng Chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ.
Tin học hóa quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình ISO điện tử; công khai, minh bạch thông tin kết quả về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính công của từng cơ quan, đơn vị phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo các cấp; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính công, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi để người dân giám sát chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức cơ quan nhà nước và tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng Chính quyền vững mạnh.
Giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) trực tiếp hoặc liên thông giữa các cấp, các ngành thông qua phần mềm và công khai tiến độ giải quyết TTHC của các đơn vị trên Cổng TTĐT tỉnh và Cổng TTĐT Chính phủ.
Cung cấp công cụ phục vụ cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tổ chức, quản lý, lưu trữ khoa học, nhất quán, lâu dài hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.
Cho phép công dân, tổ chức theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ qua nhiều kênh, nhiều thiết bị như: website, tin nhắn, điện thoại, máy tính bảng, laptop, desktop, thiết bị kiosk.
2. Yêu cầu
- Xây dựng Cổng dịch vụ công tỉnh Ninh Bình thống nhất tại một địa chỉ nhằm cung cấp dịch vụ hành chính công trực truyến mức độ 3 và 4 tạo điều kiện thuận lợi cho cho người dân và doanh nghiệp.
- Tin học hóa quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về tiếp nhận, giải quyết tất cả các thủ tục hành chính công (từ mức độ 1 đến mức độ 4) theo quy trình ISO điện tử.
- Mở rộng và liên thông xử lý hồ sơ cho các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên cùng một hệ thống; phục vụ cho việc tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết hồ sơ (thủ tục hành chính) theo cơ chế một cửa liên thông và trực tuyến trên môi trường mạng.
- Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính công, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Công khai tình trạng xử lý hồ sơ; cho phép công dân, tổ chức theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ qua nhiều kênh (Website, tin nhắn, điện thoại,...).
- Lãnh đạo các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn có thể theo dõi, giám sát được tình hình giải quyết công việc của các phòng, ban và cán bộ, công chức tham gia trong quy trình xử lý hồ sơ (theo cơ chế một cửa liên thông).
1. Đối tượng triển khai
Triển khai Hệ thống Cổng dịch vụ công (cung cấp tất cả các thủ tục hành chính công liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, trừ các nhóm dịch vụ do các Bộ, ngành triển khai theo phân công của Chính phủ) cho 26 đơn vị (có danh sách kèm theo) gồm:
- 18 đơn vị thuộc các Sở, ban, ngành của tỉnh.
- 8 đơn vị cấp huyện, thành phố.
2. Hình thức và các bước triển khai
a). Hình thức
- Việc triển khai Hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) tỉnh Ninh Bình được thực hiện theo hình thức thức dịch vụ CNTT theo chủ trương Chính phủ tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với nhà cung cấp triển khai cài đặt, đào tạo, tập huấn, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng phần mềm cho cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị.
b). Các bước triển khai
- Khảo sát, thu thập thông tin về hiện trạng hạ tầng, quy trình nghiệp vụ, danh mục TTHC.
- Cài đặt, cấu hình, cập nhật dữ liệu về hồ sơ thủ tục hành chính công, danh mục cán bộ, công chức. Đặc biệt ưu tiên cung cấp các thủ tục hành chính là mức độ 3, 4 theo Danh mục thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh ban hành và theo Quyết định 771/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 vào hệ thống Cổng dịch vụ công.
- Đào tạo chuyển giao công nghệ, bàn giao quản trị hệ thống để các cơ quan, đơn vị chủ động trong công tác quản lý cập nhật các dịch vụ công; tập huấn sử dụng phần mềm cho cán bộ, công chức từng đơn vị.
- Kiểm tra, thử nghiệm liên thông xử lý thủ tục hành chính trên hệ thống Cổng dịch vụ công tại các đơn vị.
- Cấu hình bảo mật, công bố phần mềm trên mạng diện rộng của tỉnh và trên mạng Internet.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, phổ cập dịch vụ rộng rãi trong cộng đồng, xã hội để nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống.
3. Lộ trình triển khai
- Từ 01/4/2017 đến 31/5/2017: Triển khai cài đặt, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng cho các cơ quan, đơn vị (lịch triển khai cụ thể tại các cơ quan, đơn vị thực hiện theo Kế hoạch và hướng dẫn của Sở Thông tin).
- Từ 01/6/2017 đến 31/7/2017: Triển khai thí điểm việc vận hành, khai thác sử dụng phần mềm Một cửa điện tử và cung cấp các thủ tục hành chính công mức độ 3, 4 tại 04 đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND thành phố Ninh Bình.
- Từ 01/8/2017 đến 31/8/2017: Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả sử dụng Hệ thống Cổng dịch vụ công đối với các đơn vị được triển khai thí điểm.
- Từ 01/9/2017: Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ và chính thức triển khai sử dụng Hệ thống Cổng dịch vụ công cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo việc cung cấp Dịch vụ công mức độ 3, 4 theo đúng quy định và lộ trình của Chính phủ.
- Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước. Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Hình thức thực hiện thuê dịch vụ CNTT theo chủ trương Chính phủ tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị cung cấp sản phẩm CNTT, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết, hướng dẫn các cơ quan đơn vị tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch đảm bảo chất lượng, số lượng và lộ trình đề ra.
- Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công (VNPT-iGate) tại các cơ quan, đơn vị.
- Căn cứ mục tiêu, yêu cầu và nội dung của kế hoạch này, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch Đầu tư để phân bố dự toán thực hiện hàng năm để thực hiện.
- Ký kết hợp đồng với đơn vị phát triển, cho thuê dịch vụ (VNPT Ninh Bình) theo yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo nhu cầu thuê dịch vụ mức độ 3 và 4.
- Định kỳ hàng Quý (trước ngày 30 tháng cuối Quý) tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai và các đề xuất, kiến nghị về Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh và UBND tỉnh.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch;
- Chủ trì nâng cấp Cổng thông tin Điện tử tỉnh; công khai tiến độ giải quyết TTHC của các đơn vị, địa phương trên Cổng TTĐT tỉnh và Cổng TTĐT Chính phủ.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh phân bổ dự toán để thực hiện hàng năm để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình của kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT xây dựng giá cước thuê dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo các quy định của nhà nước và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá hiệu quả, giám sát việc thực hiện kinh phí và thực hiện công tác tài chính theo chức năng nhiệm vụ.
4. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tin học hóa bộ thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo cơ chế dịch vụ công mức độ 3, 4 và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm đối với các Cơ quan, đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong công tác hành chính, giải quyết thủ tục hành chính và các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Dựa trên kết quả thực hiện các thủ tục hành chính công để tham mưu cho UBND tỉnh đánh giá chất lượng cải cách hành chính của từng Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hàng quý, hàng năm.
5. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
- Tổ chức triển khai thực hiện và sử dụng Hệ thống Cổng dịch vụ công theo đúng kế hoạch đề ra, ưu tiên triển khai các thủ tục hành chính công theo nội dung Quyết định 771/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 của UBND tỉnh
- Phân công lãnh đạo phụ trách, lập danh sách phân công cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và các đơn vị, cá nhân có liên quan để phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông, đơn vị cung cấp triển khai nhiệm vụ có liên quan đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch.
- Cử cán bộ đầu mối, chỉ đạo các bộ phận có liên quan chủ động rà soát danh mục dịch vụ công, quy trình thủ tục hành chính; cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Sở Thông tin truyền thông và đơn vị cung cấp dịch vụ; bố trí cán bộ đúng thành phần tham gia đầy đủ khóa đào tạo, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng phần mềm.
- Phối hợp liên thông trên phần mềm với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài hệ thống; chủ động rà soát, bổ sung các trang thiết bị đầu cuối phục vụ cho việc triển khai, ứng dụng phần mềm có hiệu quả.
- Định kỳ hằng Quý (trước ngày 25 tháng cuối Quý) báo cáo kết quả triển khai, ứng dụng về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT và UBND tỉnh.
- Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan triển khai các nội dung của kế hoạch này, báo cáo thường xuyên tiến độ thực hiện về UBND tỉnh thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì thu thập đầy đủ thông tin từ các đơn vị và các đơn vị trực thuộc, tránh bỏ sót các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành có thực hiện xử lý TTHC.
- Cử cán bộ có kinh nghiệm thực hiện công tác khảo sát trực tiếp và phối hợp với bộ phận chuyên môn của Sở Thông tin và Truyền thông, bộ phận liên quan của các đơn vị, địa phương triển khai thu thập thông tin, cài đặt, cấu hình quy trình TTHC, tổ chức đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng phần mềm.
- Chuẩn bị tài liệu đào tạo, tập huấn; phối hợp các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện để lắp đặt đường truyền internet Wifi, máy tính để thực hành chương trình.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan hoàn thiện các tính năng, chức năng của hệ thống phần mềm theo yêu cầu.
- Bố trí nhân lực đảm bảo tham gia triển khai đúng tiến độ các nội dung của kế hoạch. Thực hiện song song giữa công tác khảo sát với công tác triển khai cài đặt, cấu hình quy trình TTHC vào phần mềm; đảm bảo hệ thống phần mềm, hoạt động an toàn, bảo mật, thông suốt, liên tục 24h/7 ngày.
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thực hiện các giải pháp nhằm công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính lên Cổng TTĐT của tỉnh và Cổng TTĐT Chính phủ.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) tỉnh Ninh Bình. Căn cứ nội dung kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH
CÁC SỞ, BAN, NGÀNH; UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 29/3/2017 của UBND tỉnh)
SỐ TT | ĐƠN VỊ | GHI CHÚ |
1 | UBND TP Tam Điệp |
|
2 | UBND Huyện Nho Quan |
|
3 | UBND Huyện Kim Sơn |
|
4 | UBND Huyện Yên Mô |
|
5 | UBND Huyện Yên Khánh |
|
6 | UBND Huyện Gia Viễn |
|
7 | UBND Huyện Hoa Lư |
|
8 | UBND TP Ninh Bình |
|
9 | Sở Giáo dục & ĐT |
|
10 | Sở Công thương |
|
11 | Sở Xây dựng |
|
12 | Sở Nội Vụ |
|
13 | Sở Văn hóa thể thao |
|
14 | Sở Du lịch |
|
15 | Sở Lao động TB & XH |
|
16 | Sở Kế hoạch & Đầu tư |
|
17 | Sở Tư Pháp |
|
18 | Sở Tài nguyên & MT |
|
19 | Sở Tài chính |
|
20 | Sở Giao thông Vận tải |
|
21 | Ban quản lý các khu CN |
|
22 | Sở Thông tin và truyền thông |
|
23 | Sở Khoa học & CN |
|
24 | Sở Y Tế |
|
25 | Sở Nông nghiệp & PTNT |
|
26 | Thanh tra tỉnh |
|
- 1Quyết định 1627/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch thí điểm thuê dịch vụ một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2Kế hoạch 494/KH-UBND năm 2016 triển khai hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông phục vụ công tác quản lý cơ chế một cửa và cổng dịch vụ công trực tuyến cho tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử liên thông tỉnh Nghệ An
- 1Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1627/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch thí điểm thuê dịch vụ một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 771/QĐ-UBND danh mục Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 để các sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trong năm 2016 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Kế hoạch 494/KH-UBND năm 2016 triển khai hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông phục vụ công tác quản lý cơ chế một cửa và cổng dịch vụ công trực tuyến cho tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử liên thông tỉnh Nghệ An
Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2017 triển khai hệ thống cổng dịch vụ công (một cửa điện tử) tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 34/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định