- 1Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 2Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2289/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch triển khai Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 21 tháng 02 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2016/QĐ-TTG NGÀY 08/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO, XÃ NGHÈO, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ HỖ TRỢ VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG CÓ TÍNH CHẤT PHỨC TẠP HOẶC ĐIỂN HÌNH, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (gọi tắt là: Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ), Quyết định số 2289/QĐ-BTP ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý để cung cấp các dịch vụ pháp lý, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
c) Thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng đối với vụ việc phức tạp, điển hình, hướng đến bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
2. Yêu cầu
a) Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đảm bảo đúng các hoạt động hỗ trợ, đúng định mức, đúng đối tượng thụ hưởng, địa bàn áp dụng được quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Triển khai thực hiện các hoạt động để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý phải đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, toàn diện, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lắp với các hoạt động khác.
c) Chế độ chi tiêu tài chính đối với các hoạt động trợ giúp pháp lý đảm bảo theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về quản lý, sử dụng ngân sách, phù hợp với quy định pháp luật.
d) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Triển khai các hoạt động thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016của Thủ tướng Chính phủ
1.1. Hoạt động 1: Tổ chức 01 Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ cho 120 đại biểu, gồm các thành phần là: Trợ giúp viên pháp lý, Chuyên viên, Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2017.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
1.2. Hoạt động 2: Hỗ trợ kinh phí thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
1.3. Hoạt động 3: Hỗ trợ viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư; tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
a) Hỗ trợ viên chức của Trung tâm đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư: Cử 08 viên chức (02 viên chức/ năm) của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý với cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại tỉnh ít nhất 2 năm kể từ khi đi đào tạo về.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
b) Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý: Tổ chức 04 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để cập nhật kiến thức pháp luật mới và nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
1.4. Hoạt động 4: Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý
a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý
Thực hiện trang bị điện thoại và các phương tiện hỗ trợ khác (một máy vi tính, tổng đài điện thoại và thiết bị ghi âm cuộc gọi điên thoại...); làm thủ tục đề nghị cung cấp 01 số điện thoại cố định dễ nhớ để làm đường dây nóng trợ giúp pháp lý thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
b) Duy trì đường dây nóng về trợ giúp pháp lý
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
1.5. Hoạt động 5: Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục bằng tiếng việt, tiếng dân tộc trên Đài truyền thanh xã đặc biệt khó khăn, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
a) Xây dựng biên soạn nội dung: Đạt 02 số/năm/234 xã, thôn.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
b) Phát thanh: Đạt 48 lần phát thanh/năm/130 xã, thôn.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
1.6. Hoạt động 6: Tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở.
Tổ chức 320 lượt truyền thông tin về trợ giúp pháp lý ở cơ sở (phấn đấu đạt: 80 lượt/năm).
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã đặc biệt khó khăn và xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
2. Công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả thực Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, sơ kết, tổng kết, thực hiện báo cáo định kỳ hằng năm hoặc báo cáo đột xuất về kết quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
- Cơ quan trủ trì: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện:
+ Thời gian thực hiện hoạt động hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện: Hằng năm.
+ Thời gian thực hiện sơ kết: Năm 2018; tổng kết: Năm 2020.
- Kinh phí: Ngân sách địa phương.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ ngân sách địa phương, ngân sách hỗ trợ của Trung ương, các dự án hợp tác quốc tế, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) theo định mức quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ nguồn ngân sách của tỉnh giao hàng năm trong kinh phí chi nghiệp vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước - Sở Tư pháp.
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch là: 1.803.000.000 đồng, trong đó:
- Năm 2017: 459.400.000 đồng.
- Năm 2018: 459.800.000 đồng.
- Năm 2019: 424.000.000 đồng.
- Năm 2020: 459.800.000 đồng.
2. Kinh phí thực hiện từ ngân sách Trung ương
Hằng năm, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính: Lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ bằng nguồn ngân sách Trung ương. Tổng kinh phí: 1.229.500.000 đồng.
- Năm 2017: 271.670.000 đồng.
- Năm 2018: 302.690.000 đồng.
- Năm 2019: 321.730.000 đồng.
- Năm 2020: 333.410.000 đồng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
a) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát, lập danh sách các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
b) Lập dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
c) Lập dự toán kinh phí năm sau thuộc địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg và ngoài địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo khoản 1 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính trước ngày 25 tháng 5 hằng năm.
d) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá; định kỳ báo cáo và tiến hành sơ kết, tổng kết việc triển khai Kế hoạch và kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
2.Sở Tài chính
a) Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch;
b) Tổng hợp dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương theo quy định;
c) Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý Kế hoạch;
3. UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã đặc biệt khó khăn và các xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn triển khai các chính sách trợ giúp pháp lý trên địa bàn;
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá, đề xuất kiến nghị việc thực hiện Kế hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) định kỳ hằng năm trước ngày 30/9 và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Các Sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để hướng dẫn, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 47/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2017 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4Quyết định 3550/QĐ-UBND năm 2017 về phân công cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ xã nghèo vùng miền Tây tỉnh Nghệ An
- 5Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2018
- 6Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019
- 1Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 2Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2289/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch triển khai Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Kế hoạch 47/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2017 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Quyết định 3550/QĐ-UBND năm 2017 về phân công cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ xã nghèo vùng miền Tây tỉnh Nghệ An
- 8Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2018
- 9Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019
Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 34/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định