Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UBND TỈNH HÀ TĨNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 335/KHLN-SYT-SGDĐT | Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 03 năm 2016 |
LIÊN NGÀNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện chương trình số 993/CTr-BYT-BGDĐT ngày 16/11/2012 của Bộ y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về phối hợp bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012-2020; Sở Y tế phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng Kế hoạch liên ngành thực hiện công tác y tế trường học (YTTH) giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
Tăng cường bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh (sau đây gọi chung là học sinh) trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục). Bảo đảm cho học sinh trong tỉnh được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh, kiểm soát và hạn chế một số yếu tố nguy cơ của các bệnh, tật học đường phổ biến hiện nay nhằm nâng cao sức khỏe để học sinh học tập, rèn luyện tốt hơn.
2.1. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về công tác y tế trường học, tăng cường sự phối hợp liên ngành Y tế và Giáo dục trong việc thực hiện công tác YTTH.
2.2. Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức và sự tham gia có hiệu quả của học sinh, cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế, ngành Giáo dục, cha mẹ học sinh trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe học sinh. Truyền thông về trách nhiệm và quyền lợi của học sinh đối với việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
2.3. Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tác phòng, chống dịch; chăm sóc mắt học đường; các bệnh về răng miệng; phòng, chống tật cong vẹo cột sống; bệnh giun sán; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS, tai nạn thương tích trong trường học, bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng mô hình trường học nâng cao sức khỏe, thực hiện BHYT bắt buộc với học sinh để tiến tới BHYT toàn dân theo luật định.
2.4. Nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe định kỳ, phân loại và quản lý sức khỏe cho học sinh theo quy định.
2.5. Phối hợp thực hiện đo các yếu tố môi trường như: Vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bàn ghế, bảng, phòng học....trong trường học trên địa bàn toàn tỉnh.
2.6. Thực hiện kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học, các công trình vệ sinh, công trình nước sạch và lấy mẫu nước tại các trường học theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống: QCVN: 01/2009/BYT, qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN: 02/2009/BYT để làm xét nghiệm.
2.7. Củng cố và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp, đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục có ít nhất 1 cán bộ y tế đủ năng lực để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh.
2.8. Ưu tiên cho việc củng cố điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu vệ sinh trường học.
2.9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá điều kiện vệ sinh trường học, tình hình sức khỏe học sinh và việc thực hiện công tác YTTH ở các cấp.
II. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1.1. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành, tăng cường sự phối hợp liên ngành Y tế và Giáo dục trong việc thực hiện công tác YTTH
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến công tác YTTH.
- Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo của tỉnh về tăng cường lãnh đạo, thực hiện công tác YTTH trong tình hình mới.
- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng khám sức khỏe định kỳ, phân loại sức khỏe và quản lý sức khỏe học sinh.
1.2. Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức và sự tham gia có hiệu quả của học sinh, cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế, ngành Giáo dục, cha mẹ học sinh trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe học sinh; Truyền thông về trách nhiệm và quyền lợi của học sinh đối với việc tham gia BHYT
- Truyền thông nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia chủ động của toàn xã hội, các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện công tác YTTH, bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, đảm bảo ít nhất 98% học sinh và giáo viên được tiếp cận với các nội dung cơ bản về chăm sóc sức khỏe; phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe bao gồm: Giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ năng phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích và các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, buôn bán người,...; phòng chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm như phòng chống tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, các bệnh về răng miệng,...
- Tăng cường tuyên truyền và tổ chức các hoạt động ngoại khóa về công tác YTTH, bảo vệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh và chính sách BHYT học sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phổ biến kiến thức, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bệnh tật học đường, phòng chống dịch bệnh trong trường học cho học sinh.
1.3. Đẩy mạnh công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tác phòng, chống dịch; chăm sóc mắt học đường; chăm sóc sức khỏe răng miệng; phòng, chống tật cong vẹo cột sống; phòng, chống giun sán; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích; thực hiện BHYT bắt buộc với học sinh theo Luật BHYT
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện quản lý sức khỏe học sinh phấn đấu trên 90% các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục khác tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phân loại, quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng; chương trình chăm sóc mắt học đường; phòng, chống tật cong vẹo cột sống; phòng, chống bệnh giun sán trong trường học. Tiếp tục triển khai Chương trình “Súc miệng với Fluor” và triển khai nội dung “Chải răng với kem đánh răng có Fluor” để bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện công tác giám sát phát hiện và tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời theo quy định. Đảm bảo các điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, rửa tay với xà phòng,., nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh và lây truyền dịch, bệnh truyền nhiễm trong trường học. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh và các biện pháp chủ động phòng, chống dịch.
- Triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên trong các cơ sở giáo dục.
- Tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; phòng chống tác hại của thuốc lá trong các cơ sở giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 đạt được:
+ 95% học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng và thay đổi thái độ, hành vi phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo phù hợp theo từng cấp học;
+ 95% giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ YTTH và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đảm bảo phù hợp theo từng cấp học;
+ 100% học sinh, cán bộ giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được trang bị kiến thức hiểu biết về tác hại của thuốc lá và thực hiện nghiêm túc Luật số 09/2012/QH13 ngày 06/12/2012 về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, phấn đấu 100% các trường học có tổ chức ăn bán trú, nội trú thì đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Chỉ đạo các trường học phối hợp với các cơ sở y tế địa phương thực hiện Chương trình Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
+ Phấn đấu đến năm 2020 có 100% các trường tại các thành phố, thị xã khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh dưới 10%; 100% các trường vùng nông thôn có tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 15% thông qua các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn học đường tại các cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú, nội trú.
+ 100% trường mầm non trong tỉnh tổ chức cho tất cả trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 02 lần/năm (đợt 1 phối hợp địa phương cho uống trong ngày vi chất dinh dưỡng 01/6 hằng năm tại khu dân cư; đợt 2 cho uống tại trường học vào tháng 12 với tỷ lệ đạt trên 95%.
+ 100% trường tiểu học trong tỉnh tổ chức cho học sinh uống thuốc tẩy giun 02 lần/năm do Tổ chức Y tế thế giới tài trợ (đợt 1 cho uống vào tháng 4 và đợt 2 vào tháng 10) với tỷ lệ đạt trên 95%.
+ 100% nữ học sinh trung học từ 15 tuổi trở lên uống thuốc tẩy giun 01 lần/năm vào quý III (thuộc dự án tẩy giun cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 15- 45 tuổi).
- Thực hiện BHYT bắt buộc với học sinh theo quy định: Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện công tác BHYT học sinh theo quy định, phấn đấu đến năm 2017 đạt 100% học sinh tham gia BHYT.
- Chỉ đạo các nhà trường quan tâm xây dựng mô hình “Nâng cao sức khỏe trong trường học; phòng chống tai nạn thương tích”.
1.4. Củng cố và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH, đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục có ít nhất 01 cán bộ y tế đủ năng lực để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh; củng cố điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu vệ sinh trường học theo quy định.
- Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH: Tiếp tục đề xuất tuyển dụng và thực hiện chế độ đãi ngộ cán bộ làm công tác YTTH tại các trường học, cơ sở giáo dục; phấn đấu đến năm 2018 đạt các chỉ tiêu: 100% các trường mầm non, trường phổ thông có cán bộ y tế thực hiện công tác YTTH; Sở GD&ĐT và 13/13 phòng GD&ĐT bố trí cán bộ theo dõi công tác YTTH; Sở Y tế và 100% Trung tâm Y tế dự phòng huyện, Trạm Y tế xã bố trí cán bộ theo dõi công tác YTTH.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH: Tiếp tục tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ YTTH cho cán bộ làm công tác YTTH tại địa phương và các cơ sở giáo dục, 100% cán bộ y tế trường học được tập huấn chuyên môn và chính sách pháp luật và công tác truyền thông về YTTH.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện học tập theo quy định vệ sinh trường học. Phấn đấu đến năm 2018: 100% cơ sở giáo dục có phòng y tế, có trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế.
1.5. Duy trì chất lượng công tác khám sức khỏe định kỳ, phân loại và quản lý sức khỏe cho học sinh theo quy định.
1.6. Phối hợp thực hiện đo các yếu tố môi trường như: Vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bàn ghế, bảng, phòng học,...trong trường học trên địa bàn toàn tỉnh.
1.7. Thực hiện kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học, các công trình vệ sinh, công trình nước sạch và lấy mẫu nước tại các trường học gửi về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm xét nghiệm hàng năm để đảm bảo nước sạch cho học sinh và giáo viên sử dụng.
1.8. Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá điều kiện vệ sinh trường học, tình hình sức khỏe học sinh và việc thực hiện công tác YTTH ở các cấp.
- Ngành Y tế, Giáo dục phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện công tác YTTH tại các địa phương; định kỳ giám sát điều kiện vệ sinh và tình hình, kết quả thực hiện công tác YTTH tại các nhà trường và cơ sở giáo dục.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, mẫu báo cáo, phần mềm quản lý dữ liệu công tác YTTH, quản lý sức khỏe học sinh ở các cấp.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các nghiên cứu, đánh giá về điều kiện vệ sinh trường học, tình hình sức khỏe học sinh và thực hiện công tác YTTH ở các cấp để đề xuất các chính sách phù hợp.
- Đánh giá, sơ kết, tổng kết, hoạch định phương hướng phối hợp trong công tác YTTH hàng năm và các giai đoạn tiếp theo.
2.1. Giải pháp về chỉ đạo điều hành: Sở Y tế, Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh tật học đường và tăng cường đội ngũ nhân viên YTTH tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo mỗi trường học có 1 cán bộ y tế làm công tác YTTH.
2.2. Giải pháp về tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe theo hướng nâng cao sức khỏe trong trường học. Từng bước huy động sự tham gia chủ động của học sinh, cha mẹ học sinh trong bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh.
2.3. Giải pháp về đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh:
- Triển khai thực hiện công tác quản lý sức khỏe học sinh, đảm bảo quản lý sức khỏe định kỳ, phát hiện, can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe của học sinh, trong các cơ sở giáo dục. Từng bước thực hiện xây dựng các nội dung của trường học nâng cao sức khỏe.
- Tất cả học sinh, cán bộ giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được trang bị kiến thức hiểu biết về phòng chống tác hại của thuốc lá.
- Phối hợp thực hiện đo, kiểm tra các yếu tố môi trường như: Vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, qui cách bàn ghế, bảng, phòng học....trong trường học trên địa bàn toàn tỉnh để đảm bảo vệ sinh môi trường học tập cho học sinh theo quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học, các công trình vệ sinh, công trình nước sạch và lấy mẫu nước tại các trường học theo theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống: QCVN:01/2009/BYT, qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN:02/2009/BYT để làm xét nghiệm.
- Thực hiện kịp thời công tác phòng, chống dịch, bệnh; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục: phòng, chống các bệnh thường gặp trong trường học như bệnh giun, sán; phòng chống tật khúc xạ, bệnh cong vẹo cột sống, bệnh về răng miệng cho học sinh đặc biệt là đối tượng mầm non và tiểu học; tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học nâng cao sức khỏe.
- Thực hiện tốt công tác BHYT bắt buộc đối với học sinh.
2.4. Giải pháp về kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống YTTH các cấp
- Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH của ngành Y tế, Ngành giáo dục, đặc biệt chú trọng bố trí đầy đủ cán bộ làm công tác YTTH trong các nhà trường.
- Xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách cho cán bộ YTTH.
- Xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ YTTH của địa phương.
- Ban hành các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về công tác YTTH; chỉ đạo địa phương và các trường học, cơ sở giáo dục củng cố cơ sở vật chất, điều kiện học tập và chăm sóc y tế theo quy định.
2.5. Giải pháp về thanh tra, giám sát, đánh giá về công tác YTTH
- Tăng cường phối hợp liên ngành Y tế - Giáo dục và các cơ quan có liên quan trong việc thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác YTTH tại địa phương; giám sát điều kiện vệ sinh trong các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, mẫu báo cáo, phần mềm quản lý dữ liệu công tác YTTH, quản lý sức khỏe học sinh ở các cấp. Triển khai các nghiên cứu, đánh giá về điều kiện vệ sinh trường học, tình hình sức khỏe học sinh và việc thực hiện công tác YTTH ở các cấp để đề xuất chính sách phù hợp.
2.6. Giải pháp về tăng cường quản lý và tổ chức thực hiện
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá, hoạch định phương hướng, cơ chế phối hợp thực hiện công tác YTTH hằng năm và giai đoạn. Động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác YTTH.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban chuyên ngành thuộc mỗi Sở phụ trách các nội dung liên quan đến công tác YTTH; chỉ đạo các phòng, ban chủ động đề xuất kế hoạch hằng năm và giai đoạn để thực hiện các chương trình, nội dung hoạt động về công tác YTTH đã được phân công.
2.7. Giải pháp về đảm bảo kinh phí thực hiện công tác YTTH
- Sở Y tế, Sở GD&ĐT bố trí kinh phí hằng năm, giai đoạn để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu YTTH; huy động sự tham gia, hỗ trợ kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, các chương trình dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Chỉ đạo các Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng GD&ĐT tham mưu UBND huyện, thành phố , thị xã đảm bảo kinh phí tổ chức thực hiện công tác YTTH tại địa phương; tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, các chương trình dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Các trường học, cơ sở giáo dục phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện công tác BHYT cho học sinh; đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí trích chuyển từ kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu của BHYT học sinh để triển khai các hoạt động YTTH, chăm sóc sức khỏe ban đầu trong các cơ sở giáo dục.
1.1. Phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn, với các nội dung cụ thể như sau:
- Phối hợp Sở GD&ĐT tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành về công tác YTTH tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về công tác YTTH.
- Chủ trì xây dựng nội dung và phương thức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh, đưa các nội dung truyền thông phù hợp với từng cấp học để nhằm nâng cao sức khỏe trong trường học.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động về YTTH; phối hợp với các cơ sở giáo dục thực hiện đo các yếu tố môi trường, khám sức khỏe định kỳ, phân loại và củng cố hồ sơ quản lý sức khỏe học sinh theo quy định; hỗ trợ chuyên môn triển khai các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe học sinh trong các cơ sở giáo dục; chú trọng các hoạt động nâng cao sức khỏe.
- Chỉ đạo và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp.
- Chủ động tổ chức và phối hợp liên ngành Y tế - Giáo dục, các cơ quan liên quan trong việc thanh, kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện công tác YTTH tại các địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện; giám sát điều kiện vệ sinh trường học, tình hình thực hiện công tác YTTH tại các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, biểu mẫu báo cáo dữ liệu công tác YTTH ở các cấp. Triển khai các nghiên cứu, đánh giá về YTTH, đề xuất các chính sách phù hợp. Phối hợp đánh giá, sơ kết, tổng kết, hoạch định phương hướng, cơ chế phối hợp thực hiện công tác YTTH hằng năm và các giai đoạn.
- Triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động khác có liên quan đến công tác YTTH.
- Thực hiện thống kê, báo cáo về công tác YTTH học theo quy định của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.
1.2. Sở Y tế phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc như sau:
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động YTTH và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo giai đoạn và hàng năm về Sở Y tế. Chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, mẫu báo cáo, phần mềm công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu của công tác YTTH.
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản phối hợp với ngành Giáo dục triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên trong các cơ sở giáo dục.
- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS phối hợp với ngành Giáo dục triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục.
- Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với ngành Giáo dục triển khai thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú.
- Trung tâm phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng phối hợp tổ chức uống thuốc tẩy giun cho các đối tượng học sinh theo kế hoạch hàng năm.
2.1. Giao Văn phòng Sở làm đầu mối phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn với các nội dung cụ thể như sau:
- Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo liên ngành về công tác YTTH tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác YTTH.
- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030. Phối hợp với ngành Y tế tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra đến năm 2020.
- Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác YTTH. Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe học sinh, phòng, chống dịch bệnh, bệnh tật học đường, nâng cao sức khỏe trong trường học.
- Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục chủ trì tổ chức và phối hợp với các trạm Y tế phường, xã trong việc khám sức khỏe định kỳ, phân loại và củng cố hồ sơ quản lý sức khỏe học sinh theo quy định. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình Y tế chăm sóc sức khỏe học sinh trong các cơ sở giáo dục; chú trọng các hoạt động nâng cao sức khỏe.
- Chỉ đạo các trường học phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện đo các yếu tố môi trường như: Vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, qui cách bàn ghế, bảng, phòng học,...để đảm bảo vệ sinh môi trường học tập cho học sinh theo quy định của Bộ Y tế. Kiểm tra đánh giá vệ sinh môi trường, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và lấy mẫu nước tại các trường học theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống: QCVN:01/2009/BYT, qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN:02/2009/BYT để làm xét nghiệm.
- Kiện toàn, củng cố, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp. Thực hiện chế độ, chính sách về tuyển dụng, đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác YTTH. Phối hợp ngành Y tế xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tài liệu tập huấn, hướng dẫn chuyên môn công tác YTTH. Chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác YTTH.
- Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai tất cả các các hoạt động về Y tế trường học cho các trường trên địa bàn và phối hợp phòng chống các dịch bệnh khi có dịch xảy ra tại các trường học.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện tốt công tác BHYT học sinh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
- Phối hợp với ngành Y tế và các cơ quan liên quan trong việc thanh, kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện công tác YTTH tại các địa phương và cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, biểu mẫu báo cáo công tác YTTH. Triển khai, tham gia các nghiên cứu, đánh giá về YTTH. Phối hợp đánh giá, sơ kết, tổng kết, hoạch định phương hướng, cơ chế phối hợp thực hiện công tác YTTH hằng năm và giai đoạn.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai có hiệu quả các nội dung hoạt động khác có liên quan đến công tác YTTH.
2.2. Sở GD&ĐT phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc như sau:
- Văn phòng Sở: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn công tác YTTH; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục về YTTH; phòng, chống dịch, bệnh trong trường học; tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác YTTH; xây dựng tiêu chí đánh giá, biểu mẫu báo cáo công tác YTTH; triển khai các nghiên cứu, đánh giá về YTTH, tổng hợp báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định. Phối hợp chỉ đạo, sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác YTTH hợp lí; đôn đốc, hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, các trường học, cơ sở giáo dục đảm bảo biên chế cán bộ YTTH theo đúng quy định.
- Các phòng: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, Giáo dục Thường xuyên cùng với chỉ đạo chuyên môn, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá về công tác YTTH trong các nhà trường.
3. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố:
Căn cứ Kế hoạch phối hợp giữa Sở Y tế và Sở GD&ĐT về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 và tình hình thực tế địa phương phối hợp với các phòng ban, ngành của địa phương xây dựng kế hoạch về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phòng, chống bệnh, tật học đường hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt, bố trí kinh phí để thực hiện; định kỳ tổng hợp báo cáo Sở Y tế, Sở GD&ĐT theo quy định.
- Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong sự nghiệp Y tế, GD&ĐT hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Kinh phí hỗ trợ của Dự án nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về Y tế và các chương trình khác.
- Trích nguồn kinh phí khám chữa bệnh ban đầu của BHYT theo quy định hiện hành.
- Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn hợp pháp khác./.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | SỞ Y TẾ |
Nơi nhận: |
|
- 1Hướng dẫn 51/HD-SYT năm 2015 thực hiện nội dung liên quan đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 3435/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ cấp xã không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo nhiệm kỳ 2015 - 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Hướng dẫn 284/HD-SYT năm 2016 chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4Kế hoạch 2258/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác y tế trường học năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Quyết định 258/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
- 3Chương trình 993/CTr-BYT-BGDĐT phối hợp giữa Bộ Y tế và bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012-2020
- 4Hướng dẫn 51/HD-SYT năm 2015 thực hiện nội dung liên quan đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 3435/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ cấp xã không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo nhiệm kỳ 2015 - 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Hướng dẫn 284/HD-SYT năm 2016 chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Kế hoạch 2258/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác y tế trường học năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 8Quyết định 258/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước
Kế hoạch 335/KHLN-SYT-SGDĐT năm 2016 liên ngành thực hiện công tác y tế trường học giai đoạn 2016 - 2020 do Sở Y tế - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 335/KHLN-SYT-SGDĐT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Nguyễn Thị Hải Lý, Trần Xuân Dâng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra