Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 19 tháng 02 năm 2020 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP, ngày 26/12/2014 của Chính phủ “về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới” và các Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ: số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016 về phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020; số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 về phê duyệt Chương trình phòng chống ma túy đến năm 2020; số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ các Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về thực hiện công tác phòng chống ma túy, mại dâm, mua bán người giai đoạn 2016-2020: số 1502/KH-UBND ngày 24/3/2015 về thực hiện tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; số 1977/KH-UBND ngày 16/4/2015 về thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; số 2413/KH-UBND ngày 04/5/2016 về việc thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; số 66/KH-UBND ngày 06/11/2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020; số 67/KH-UBND ngày 06/11/2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020; số 4148/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 và tình hình thực tế của địa phương;
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về (gọi chung là tệ nạn xã hội) trên địa bàn tỉnh năm 2020 như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về tác hại, hậu quả của tệ nạn xã hội; trách nhiệm của các cấp, ngành và cộng đồng trong phòng, chống tệ nạn xã hội, từ đó tạo sự đồng thuận, góp phần nâng cao chất lượng công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đổi mới các hoạt động trong phòng chống tệ nạn xã hội theo chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước nhằm giảm tác hại của tệ nạn xã hội đối với đời sống xã hội, kiềm chế sự gia tăng tệ nạn xã hội, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
2.1. Phấn đấu đạt từ 80%-90% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
2.2. Phấn đấu 90% cán bộ chính quyền các cấp và 70% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghị nghiện; 90% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức và duy trì thường xuyên tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm, ma túy và cai nghiện ma túy; Hằng tháng có ít nhất một bài hoặc tin về công tác phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy đăng tải trên báo hoặc cổng thông tin điện tử của tỉnh.
2.3. 100% huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội lồng ghép cùng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.4. Phấn đấu 100% cán bộ tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 90% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và cấp chứng nhận/chứng chỉ; 100% cán bộ y tế tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ về điều trị nghiện theo quy định.
2.5. Cai nghiện ma túy cho 900 lượt người, trong đó cai tập trung 700 lượt người, cai tại gia đình và cộng đồng 200 lượt người, trong đó tối thiểu 50 người được cai nghiện ma túy bằng thuốc thuốc Cedemex. (Chi tiết Phụ biểu 01).
2.6. Tổ chức kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm từ 10% đến 15% cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự.
2.7. Phấn đấu 100% người bị mua bán trở về được tiếp cận, hỗ trợ, tư vấn, tạo việc làm ổn định cuộc sống.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP
1. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó ưu tiên: Phối hợp với các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp chứng chỉ để đào tạo cơ bản và cấp chứng chỉ cho cán bộ làm công tác dự phòng, tư vấn, cai nghiện ma túy các cấp, cán bộ làm công tác tuyên truyền tại cơ sở (cấp huyện, xã, các trường học...); Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho thành viên đội kiểm tra liên ngành về phòng chống mại dâm các cấp; tăng cường tổ chức các hoạt động, kiến thức thực tế, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng.
2. Rà soát nắm chắc, cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu về tệ nạn xã hội phục vụ cho công tác quản lý trong đó tập trung các dữ liệu về số lượng người nghiện ma túy, người được điều trị, cai nghiện; số lượng cơ sở, người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm và tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh; xã, phường trọng điểm về tệ nạn ma túy, mại dâm; nạn nhân bị mua bán trở về; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống dữ liệu về phòng chống tệ nạn xã hội. Tăng cường quản lý về an ninh trật tự, nắm chắc địa bàn, theo dõi chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu ở địa bàn dân cư thông qua công tác hộ tịch, hộ khẩu; giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư trên địa bàn thông qua chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng; đẩy mạnh công tác đấu tranh tội phạm chứa, môi giới, tổ chức hoạt động mại dâm...không để hình thành, xảy ra các tụ điểm về tệ nạn xã hội trên. Địa phương phát sinh, có nguy cơ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn ma túy, mại dâm; chủ động bố trí lực lượng cán bộ phù hợp, nghiên cứu đề xuất nhân rộng Đội công tác xã hội tình nguyện, không để xảy ra điểm nóng về tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống tệ nạn xã hội bằng các hình thức phù hợp cho từng nhóm đối tượng, trong đó tập trung truyền thông về: tác hại của tệ nạn ma túy, đặc biệt nghiện ma túy tổng hợp, tệ nạn mại dâm; quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay và các biện pháp dự phòng, điều trị, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người bán dâm, người bị mua bán trở về. Tăng cường tuyên truyền trực quan, bằng các ấn phẩm truyền thông và trên hệ thống thông tin đại chúng các cấp.
4. Cụ thể hóa, thực hiện tốt Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/10/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, trong đó quan tâm: tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tăng tỷ lệ người cai nghiện tập trung tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; đảm bảo giữ vững an toàn, an ninh, trật tự tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; từng bước thực hiện cai nghiện ma túy tập trung theo hướng cung cấp dịch vụ công; lựa chọn ngành, nghề phù hợp, sát nhu cầu thị trường để tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho học viên cai nghiện, đảm bảo 100% học viên đủ điều kiện có nguyện vọng được học nghề, có việc làm phù hợp; UBND cấp xã quan tâm, kiện toàn, tạo điều kiện để Tổ công tác cai nghiện ma túy cấp xã hoạt động thực chất, đúng quy định, thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình điều trị, cai nghiện; Tiếp tục thí điểm cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu theo Quyết định của UBND tỉnh; đổi mới hoạt động các Điểm tư vấn hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành trong việc lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người bị xem xét áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Kiện toàn thành viên Đội kiểm tra liên ngành về phòng chống tệ nạn mại dâm các cấp (Đội kiểm tra liên ngành 178), nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đội 178: Ngoài kiểm tra theo kế hoạch, tăng cường phúc tra việc khắc phục kiến nghị của cơ sở kinh doanh dịch vụ đã kiểm tra năm 2019 và các năm trước; chủ động kiểm tra đột xuất địa bàn, cơ sở có nguy cơ cao phát sinh tệ nạn mại dâm, tệ nạn xã hội; xử lý nghiêm đối với cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống mại dâm và các quy định có liên quan theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ giữa Đội kiểm tra liên ngành 178 các cấp với các cơ quan chức năng chuyên ngành để tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho cơ sở được kiểm tra. Trao đổi thông tin với lực lượng chức năng để kịp thời đấu tranh, triệt phá các điểm, tụ điểm mại dâm, không để hình thành điểm nóng về tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh.
5. Tiếp tục duy trì triển khai các mô hình thí điểm về phòng chống tệ nạn xã hội (Chi tiết Phụ biểu 02) góp phần nắm chắc địa bàn, cơ sở dữ liệu về tệ nạn xã hội; triển khai các hoạt động dự phòng, giảm hại cho cộng đồng; chủ động tiếp cận, tạo điều kiện, cơ hội, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm hòa nhập cộng đồng bền vững...nâng cao chất lượng công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.
6. Tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết, đánh giá trung thực, khách quan kết quả thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, đặc biệt các mô hình thí điểm; xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 và đề xuất cơ chế bố trí nguồn lực của tỉnh để thực hiện tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh khi Nghị quyết 213/2015/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh hết hiệu lực.
7. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao: thường xuyên nắm tình hình triển khai công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương, cơ sở theo thẩm quyền; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
8. Các ngành, địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ trong tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về để nạn nhân sớm ổn định, hòa nhập cộng đồng; nâng cao năng lực cán bộ, nhận thức người dân trong phòng chống tội phạm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
9. Về nguồn lực tài chính:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí ngân sách và các nguồn lực hợp pháp để thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ người bị mua bán trên địa bàn theo phân cấp ngân sách.
- Ngân sách tỉnh bố trí cho hoạt động của các đơn vị cấp tỉnh và hỗ trợ cho các mô hình thí điểm, một số hoạt động tại địa phương từ nguồn kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 213/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh tại Quyết định số 5155/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao dự toán thu- chi ngân sách Nhà nước năm 2020.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi, huy động các nguồn lực tài trợ của tổ chức phi Chính phủ để thực hiện chương trình.
Các thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh: theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động phối hợp, đôn đốc Ban chỉ đạo cấp huyện đồng thời trực tiếp triển khai các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của mình về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ người bị mua bán đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra năm 2020 và giai đoạn 2016-2020.
Yêu cầu các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị các tổ chức hội, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để cụ thể hóa Kế hoạch này thành Chương trình, kế hoạch của đơn vị, địa phương (gửi Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 28/02/2020) và triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; định kỳ 6 tháng và một năm, các địa phương gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì triển khai, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nắm, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra; tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả năm, giai đoạn 2016-2020 việc thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội các cấp. Tổ chức các hoạt động truyền thông dự phòng, nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn xã hội. Tổ chức công tác cai nghiện ma túy tập trung và chủ trì phối hợp cùng 04 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên) triển khai thí điểm cai nghiện ma túy bằng Cedemex; Hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác cai nghiện ma túy theo quy định. Thí điểm các mô hình về phòng chống mại dâm theo Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng chống mại dâm tỉnh.
2. Công an tỉnh: Quản lý địa bàn và xử lý vi phạm liên quan đến phòng chống tệ nạn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ. Chủ trì nắm, rà soát, cung cấp số liệu người nghiện ma túy, người sử dụng ma túy trái phép có hồ sơ quản lý cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch, triển khai cai nghiện; Phối hợp cùng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương thực hiện hỗ trợ người nghiện điều trị, cai nghiện ma túy tập trung và tại cộng đồng. Đấu tranh tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm; phối hợp, thực hiện kiểm tra phòng chống mại dâm. Phối hợp thực hiện tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
3. Sở Y tế: Xây dựng kế hoạch, kiên trì thực hiện Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone theo chỉ đạo của Chính phủ. Phối hợp cùng ngành Lao động- Thương binh và Xã hội tháo gỡ những vướng mắc về chuyên môn cho cán bộ cơ sở trong thực hiện điều trị, cai nghiện ma túy tại cộng đồng; triển khai Đề án thí điểm cai nghiện ma túy bằng thuốc thuốc Cedemex/thuốc đông y tại gia đình và cộng đồng; hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tổng hợp.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai chương trình giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người trong các cơ sở giáo dục đào tạo cho học sinh, sinh viên; tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội. Phối hợp với các Sở, ngành và các tổ chức có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên. Phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn kỹ năng, kiến thức tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nòng cốt ngành Giáo dục và đào tạo.
5. Sở Thông tin và truyền thông, Trung tâm truyền thông tỉnh: Chỉ đạo, tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức người dân, chủ động phòng ngừa không mắc phải các tệ nạn xã hội; giảm kỳ thị, quan tâm hỗ trợ người nghiện được điều trị nghiện, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán để họ sớm hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền gương điển hình, cách làm mới, mô hình hiệu quả trong thực hiện cai nghiện ma túy, phòng chống mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
6. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời tham mưu phân khai kinh phí ngân sách tỉnh thực hiện Nghị quyết 213/2015/NQ-HĐND theo Quyết định số 5155/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao dự toán thu- chi ngân sách Nhà nước năm 2020 để thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí đồng thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị, địa phương theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động xây dựng và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện Kế hoạch phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy, hỗ trợ người bị mua bán trở đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chung của tỉnh và phù hợp với thực tế của địa phương; bố trí nguồn lực, lồng ghép triển khai nhiệm vụ trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý người sử dụng, người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy trên địa bàn, không để xảy ra mất trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và trong việc thực hiện các chỉ tiêu phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được UBND tỉnh giao. Ủy ban nhân dân các địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên) chỉ đạo các phòng chuyên môn (Lao động - TB&XH, Y tế, Công an...) phối hợp chặt chẽ cùng Sở Lao động - Thương binh và xã hội để triển khai thí điểm cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại các xã, phường, thị trấn và Cơ sở cai nghiện ma túy theo Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh. Chủ động thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động dự phòng nghiện ma túy, hỗ trợ điều trị cho người nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán trở về; tiếp tục triển khai các mô hình phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả, phát huy sức mạnh của toàn dân trong phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng địa phương, cơ quan, đoàn thể lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN MA TÚY
(Kèm theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh)
ĐVT: Người
TT | Địa phương | Tổng số người nghiện ma túy, người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý tại cộng đồng (không bao gồm số đang điều trị Methadone) | Chỉ tiêu giao cai nghiện ma túy năm 2020 | Ghi chú | |||
Tổng số | Trong đó | ||||||
Cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh | Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng | ||||||
Tổng số | Tr.đó: cai bằng thuốc Cedemex |
| |||||
1 | Thành phố Cẩm Phả | 350 | 250 | 200 | 50 | 20 | Có cơ sở điều trị Methadone |
2 | Thành phố Hạ Long | 290 | 260 | 210 | 60 |
| Có cơ sở điều trị Methadone |
3 | Thành phố Móng Cái | 50 | 50 | 30 | 20 | 10 |
|
4 | Thành phố Uông Bí | 58 | 50 | 40 | 10 | 10 | Có cơ sở điều trị Methadone |
5 | Thị xã Đông Triều | 100 | 80 | 70 | 10 |
| Có cơ sở điều trị Methadone |
6 | Thị xã Quảng Yên | 97 | 90 | 70 | 20 | 10 |
|
7 | Huyện Vân Đồn | 57 | 50 | 40 | 10 |
| Có cơ sở điều trị Methadone |
8 | Huyện Tiên Yên | 36 | 35 | 25 | 10 |
|
|
9 | Huyện Hải Hà | 20 | 20 | 12 | 8 |
|
|
10 | Huyện Đầm Hà | 5 | 5 | 3 | 2 |
|
|
| Cộng | 1.062 | 900 | 700 | 200 | 50 |
|
CÁC MÔ HÌNH PHÒNG, CHỐNG TNXH
(Kèm theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh)
TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI |
I | Đội công tác xã hội tình nguyện | Thành phố Hạ Long (Phường Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Hà Tu, Hà Khẩu, Việt Hưng) |
Thành phố Cẩm Phả (Phường Quang Hanh, Cẩm Bình, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cửa Ông) | ||
TP. Uông Bí (Ph.Quang Trung, Yên Thanh, Nam Khê) | ||
TP. Móng Cái (Phường Trần Phú, Ka Long, Trà Cổ) | ||
Thị xã Quảng Yên (Xã Liên Hòa) | ||
Thị xã Đông Triều (Phường Xuân Sơn) | ||
Huyện Vân Đồn (Thị trấn Cái Rồng) | ||
II | Mô hình phòng, chống mại dâm |
|
1 | Mô hình phát huy sức mạnh cộng đồng trong phòng, chống mại dâm | TP. Hạ Long (Phường Yết Kiêu, Hà Khẩu, Đại Yên) |
Thành phố Uông Bí (Phường Nam Khê) | ||
Thị xã Đông Triều (Phường Mạo Khê) | ||
Thị xã Quảng Yên (Phường Quảng Yên) | ||
Thành phố Cẩm Phả (Phường Cẩm Thủy, Quang Hanh) | ||
2 | Mô hình thực hiện kết hợp các biện pháp can thiệp giảm hại về HIV/AIDS và hỗ trợ sinh kế cho người bán dâm tại thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả | Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội |
3 | Mô hình đảm bảo Quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ giải trí | |
4 | Mô hình nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người bán dâm tại cộng đồng | |
III | Mô hình cai nghiện ma túy |
|
1 | Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng | TP. Hạ Long (Phường Việt Hưng, Hồng Hà, Bạch Đằng) |
TP.Cẩm Phả (Phường Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thạch) | ||
Thành phố Uông Bí (Phường Thanh Sơn) | ||
Thị xã Quảng Yên (Xã Sông Khoai) | ||
Thị xã Đông Triều (Xã Yên Thọ) | ||
Huyện Vân Đồn (Thị trấn Cái Rồng) | ||
2 | Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng | TP Cẩm Phả: phường Cẩm Sơn, Cửa Ông |
TP Uông Bí: phường Quang Trung | ||
Thị xã Quảng Yên: xã Hiệp Hòa | ||
TP Hạ Long: Phường Hùng Thắng, Hà Khánh |
- 1Quyết định 60/2014/QĐ-UBND quy định mức thù lao hàng tháng và chế độ hỗ trợ đối với thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện; mức thù lao cộng tác viên truyền thông phòng, chống mại dâm và tệ nạn xã hội xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3Kế hoạch 520/KH-UBND năm 2016 tự kiểm tra, kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Kế hoạch 27/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021
- 5Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022
- 1Quyết định 2596/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 60/2014/QĐ-UBND quy định mức thù lao hàng tháng và chế độ hỗ trợ đối với thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện; mức thù lao cộng tác viên truyền thông phòng, chống mại dâm và tệ nạn xã hội xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2014 tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 5Nghị quyết 213/2015/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội giai đoạn 2015 - 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Quyết định 2546/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 361/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 520/KH-UBND năm 2016 tự kiểm tra, kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Quyết định 424/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 565/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 27/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021
- 12Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022
Kế hoạch 33/KH-UBND về thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020
- Số hiệu: 33/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/02/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Cao Tường Huy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra