Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3294/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 02 tháng 8 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2018-2025"

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”; Công văn số 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020:

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của tỉnh được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;

- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của tỉnh được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;

- Tối thiểu 60% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

b) Đến năm 2025

- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của tỉnh được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của tỉnh được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:

a) Nhóm đối tượng 1

Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy.

b) Nhóm đối tượng 2

Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc tỉnh ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy.

c) Nhóm đối tượng 3

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc huyện ủy, thành ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường nội trú, bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Nhóm đối tượng 4: Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và Bí thư chi bộ, trưởng thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

2. Phạm vi áp dụng

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh.

III. CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU VÀ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Chương trình bồi dưỡng

Chương trình tài liệu và hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc sử dụng tài liệu do Ủy ban Dân tộc ban hành; chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Chăm và tiếng Raglai) sử dụng tài liệu do tỉnh ban hành.

2. Hình thức bồi dưỡng

a) Kiến thức dân tộc

- Nhóm đối tượng 1: Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức quản lý nhà nước; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Nhóm đối tượng 2: Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 03 ngày/năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Nhóm đối tượng 3: Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).

- Nhóm đối tượng 4: Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).

b) Tiếng dân tộc thiểu số: Tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

(Thực hiện theo Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Trung ương; nguồn chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và các nguồn hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành rà soát, xác định đối tượng, thống kê số lượng cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc thuộc các nhóm đối tượng để thực hiện bồi dưỡng; xác định ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và Trường Chính trị tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2025 và hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c) Phối hợp Sở Tài chính dự toán kinh phí hàng năm và giai đoạn 2019 - 2025 về bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hàng năm, lập báo cáo kết quả bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của năm tiếp theo gửi về Ủy ban Dân tộc để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

d) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết từng giai đoạn, tổng kết 05 năm và báo cáo về Ủy ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán hàng năm của Ban Dân tộc, Sở Tài chính tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí về bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Kế hoạch này trong dự toán giao đầu năm cho Ban Dân tộc thực hiện.

3. Sở Nội vụ

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh rà soát, xác định đối tượng, thống kê số lượng cụ thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc các nhóm đối tượng 2, 3 và 4 để đề xuất thực hiện bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số hàng năm trên cơ sở phù hợp với kế hoạch của từng giai đoạn.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh

Định kỳ hàng năm, phối hợp Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức.

5. Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp rà soát, xác định đối tượng, thống kê số lượng cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc thuộc các nhóm đối tượng đề cử tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các sở, ngành, các địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Văn phòng đại diện TPHCM, UBDT; (b/c)
- Thường trực Tỉnh ủy; (b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT. UBND tỉnh Lê Văn Bình;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, PVP (HTMN), VXNV;
- Lưu: VT, NVT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 3294/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Kinh phí: triệu đồng

TT

Nhóm đối tượng

Tổng số CBCCVC

Giai đoạn 2018-2020

Giai đoạn 2021-2025

Tổng đến năm 2025

Ghi chú

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí

I

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC

1

Đối tượng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đối tượng 2

131

78

2

59,54

111.840

53

1

40,458

55.920

131

3

100

167.760

 

3

Đối tượng 3

491

220

4

44,81

432.800

271

5

55,193

541.000

491

9

100

973.800

 

4

Đối tượng 4

806

351

6

43,55

483.720

455

9

56,452

725.580

806

15

100

1.209.300

 

 

Tổng cộng

1428

649

12

 

1.028.360

779

15

100

1.322.500

1.428

27

100

2.350.860

 

II

BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1

Đối tượng 3

236

102

3

43,22

312.420

134

2

56,78

208.280

236

5

100

520.700

 

2

Đối tượng 4

294

117

2

39,80

165.880

177

3

60,204

248.820

294

5

100

414.700

 

 

Tổng cộng

530

219

5

 

478.300

311

5

100

457.100

530

10

100

935.400

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3294/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” do tỉnh Ninh Thuận ban hành

  • Số hiệu: 3294/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/08/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Lê Văn Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/08/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản