ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3256/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 25 tháng 4 năm 2024 |
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 08/CT-TTg); UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Cụ thể hoá các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh tại Chỉ thị số 08/CT-TTg.
- Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TTg gắn với thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng để thúc đẩy phát triển du lịch Lâm Đồng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai.
- Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, đề xuất bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực cần thiết triển khai nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
1. Phổ biến, quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg:
Tổ chức phổ biến, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan với cách tiếp cận toàn diện, toàn cầu, toàn dân theo tinh thần: "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy - Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới - Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, doanh nghiệp"; tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển hệ sinh thái du lịch nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác.
2. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng phát triển toàn diện, nhanh và bền vững:
2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý:
- Tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề, có tính chuyên nghiệp cao.
- Tăng dần tỷ trọng lao động qua đào tạo, trong đó:
+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, nhân lực quản trị cao cấp của doanh nghiệp, nhân lực điều hành các nhóm nghề, nhân lực quản lý điểm đến.
+ Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và các kỹ năng mềm đối với lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tăng nhanh tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng và nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ.
+ Từng bước vận động, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư, người dân bản địa tham gia vào lực lượng lao động, trở thành đội ngũ tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của địa phương.
2.2. Củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch:
- Ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và tăng cường trải nghiệm của khách du lịch.
- Tiếp tục phát triển mạnh các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo có lợi thế về tự nhiên và văn hóa, gắn với các khu vực động lực phát triển của du lịch của tỉnh:
+ Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà) là Trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế, phát triển kinh tế ban đêm, du lịch chất lượng cao, du lịch giải trí, du lịch nông nghiệp, thương mại, hội nghị, di sản và văn hoá. Tiếp tục duy trì và phát triển các sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc như: Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng, Festival Hoa Đà Lạt, các sự kiện âm nhạc gắn với xây dựng thành phố Đà Lạt tham gia vào mạng lưới thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO,…
+ Thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên: phát triển du lịch sinh thái cảnh quan rừng, du lịch hỗn hợp, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch văn hoá, vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khoẻ.
+ Huyện Di Linh, Đam Rông, Lâm Hà: phát triển du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
- Phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng và điều kiện:
+ Các sản phẩm du lịch sáng tạo: đầu tư phát triển các công viên chuyên đề, tổ chức các sự kiện lớn, liên hoan văn hóa nghệ thuật, trình diễn nghệ thuật, trình diễn ánh sáng.
+ Các sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch mạo hiểm; du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp; du lịch golf; du lịch thể thao, giải trí.
+ Sản phẩm du lịch mua sắm: hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại, đồng thời với hệ thống cửa hàng lưu niệm, đặc sản, sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch.
+ Sản phẩm du lịch cộng đồng: trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, phong tục và tri thức bản địa, tìm hiểu ẩm thực địa phương, có sự tham gia tích cực, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa.
- Đẩy mạnh sự kết nối và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị của sản phẩm du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý điểm đến, bảo đảm môi trường an toàn, sạch sẽ, văn minh, thân thiện.
2.3. Cơ cấu lại thị trường khách du lịch:
- Về thị trường khách du lịch quốc tế:
+ Tiếp tục khai thác có hiệu quả các thị trường có nguồn khách lớn.
+ Tập trung khai thác các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên.
+ Đẩy mạnh thu hút phân khúc thị trường khách du lịch theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Lâm Đồng có lợi thế như du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp.
+ Tăng dần tỷ trọng khách không đi theo chương trình du lịch trọn gói, tự trải nghiệm và khám phá Lâm Đồng; mở rộng phát triển các thị trường tiềm năng, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng nhanh.
- Về thị trường khách du lịch nội địa: tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần.
2.4. Cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch:
- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài tỉnh phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao.
- Tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, tăng cường tính kết nối trong chuỗi giá trị du lịch. Thúc đẩy phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh, du lịch sáng tạo, du lịch cộng đồng.
- Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, có năng lực cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
3. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, kinh doanh:
3.1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn.
3.2. Triển khai hiệu quả các mô hình quản trị, hợp tác công - tư trong phát triển du lịch trên tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”; kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp - nông thôn cũng như huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển du lịch.
3.3. Bố trí nguồn lực phù hợp cho công tác chuyển đổi số trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng bộ với nội dung chuyển đổi số do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện, tránh tình trạng manh mún, lãng phí nguồn nhân lực; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh.
3.4. Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
4. Đa dạng hoá các hình thức quảng bá xúc tiến du lịch:
4.1. Triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức truyền thông marketing phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của từng thị trường khách, kết hợp hiệu quả giữa các hình thức quảng bá truyền thống và hiện đại.
4.2. Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch marketing kỹ thuật số cần có sự gắn kết với kết quả phân tích, đánh giá dữ liệu thực tế.
4.3. Nâng cao hiệu quả liên kết giữa các địa phương và liên vùng trong phát triển sản phẩm, quảng bá, xúc tiến du lịch.
5.1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên độc đáo cho phát triển du lịch bền vững. Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hoá, văn minh, thân thiện theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”.
5.2. Thực hiện hiệu quả việc bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ rừng; trồng và phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan ở các khu du lịch, các đô thị và vùng nông thôn. Nâng cao ý thức của người dân gắn với giáo dục môi trường và tôn tạo các di tích văn hoá - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5.3. Triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023 - 2025, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội tại các điểm đến du lịch trọng điểm theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện”.
5.4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch và bộ Quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt, giữ gìn và phát huy phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa, Thanh lịch, Mến khách”. Xây dựng Đà Lạt - Lâm Đồng là địa phương có môi trường tự nhiên đẹp, môi trường xã hội an toàn, thân thiện, hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt có phương án, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các vấn đề phát sinh.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
2.1. Căn cứ kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch cụ thể hoặc lồng ghép vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương để tăng cường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong triển khai các nhiệm vụ phát triển du lịch theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-TTg nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
2.2. Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(Sao gửi kèm theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ)./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 3256/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 3256/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 25/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định