Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3252/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 18 tháng 7 năm 2024 |
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2025 - 2027
Thực hiện Công văn số 3635/BTNMT-KHTC ngày 06 tháng 6 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025 – 2027 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 03 năm 2025 – 2027 như sau:
Trong thời gian qua, công tác quản lý môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả, các chỉ tiêu, kế hoạch bảo vệ môi trường (độ che phủ rừng, tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được cấp nước sạch, tỷ lệ rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý,…) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, lồng ghép bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch của các ngành để thực hiện, quản lý.
Trong 02 năm 2023- 2024, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành 06 văn bản sau để triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường; các chỉ tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là: Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 10/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 31/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 76/2023/QĐUBND ngày 25/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 01/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Kế hoạch số 210-KH/TU ngày 08/5/2023 của Tỉnh uỷ về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kế hoạch số 3751/KH-UBND ngày 11/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các Quyết định và Kế hoạch này.
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường tại địa phương theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và ước thực hiện năm 2024 như sau:
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường tại địa phương theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023:
+ Tỷ lệ số hộ dân nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,7%.
+ Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Bộ Y tế: 97,5%
+ Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.
+ Tỷ lệ che phủ rừng: 47,25%
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường tại địa phương theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ước thực hiện năm 2024 (theo Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 14/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 27/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024):
+ Tỷ lệ số hộ dân nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,7%.
+ Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Bộ Y tế: 100%
+ Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.
+ Tỷ lệ che phủ rừng: 48,14%
b) Tình hình thực hiện nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2023 và năm 2024:
- Tình hình chi tiêu ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2023: Tổng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh là 103.820 triệu đồng và chi các hoạt động sau:
+ Chi cho các nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường là 3.820 triệu đồng, gồm: Quan trắc định kỳ các thành phần môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, nước thải, không khí và tiếng ồn trên địa bàn tỉnh là 3.028 triệu đồng; chi cho hoạt động lập Đề cương và dự toán các nhiệm vụ: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là 170 triệu đồng; chi cho các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường, duy trì và nhân rộng mô hình tổ cộng đồng giám sát hoạt động xả thải và các nhiệm vụ khác là 622 triệu đồng.
+ Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và 06 huyện là 80.000 triệu đồng.
+ Dự phòng ngân sách và các sở, ban, ngành khác là 20.000 triệu đồng.
- Tình hình chi tiêu ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2024: Tổng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh là 106.130 triệu đồng và được bố trí cho các hoạt động sau:
+ Chi cho các nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường là 6.430 triệu đồng, gồm: Quan trắc định kỳ các thành phần môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, nước thải, không khí và tiếng ồn trên địa bàn tỉnh là 3.000 triệu đồng; chi cho thực hiện các nhiệm vụ lập Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là 1.000 triệu đồng và lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 là 1.500 triệu đồng; chi cho các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường, duy trì và nhân rộng mô hình tổ cộng đồng giám sát hoạt động xả thải và các nhiệm vụ khác là 930 triệu đồng;
+ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và 06 huyện là 84.700 triệu đồng.
+ Các nhiệm vụ phát sinh và nhiệm vụ khác là 15.000 triệu đồng.
(Chi tiết kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2023-2024 tại Phụ lục 1 đính kèm)
II. KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 03 NĂM 2025- 2027:
Qua tổng hợp nhu cầu kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 03 năm 2025-2027, tỉnh Ninh Thuận cần khoảng 517.141 triệu đồng triển khai thực hiện 30 nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2025:
Trong năm 2025, tỉnh cần khoảng 171.096 triệu đồng để triển khai thực hiện 30 nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc các lĩnh vực sau: lập và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; lập và tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030; lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; lập Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm, giai đoạn 2021 – 2025; đầu tư đặt các trạm quan trắc tự động, liên tục để quan trắc chất lượng môi trường không khí và nước mặt; đầu tư xây dựng mới, sửa chữa công trình xử lý nước thải tập trung; quan trắc định kỳ các thành phần môi trường; phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt sau phân loại; kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT theo quy định tại các văn bản pháp luật về môi trường; phòng ngừa và ứng phó các sự cố về môi trường; duy trì hoạt động của các Tổ cộng đồng giám sát hoạt động xả thải vào môi trường; duy trì phần mềm tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; nghiên cứu, đánh giá tác động của các dự án năng lượng tái tạo đối với biến đổi khí hậu của tỉnh trong giai đoạn tới…
2. Kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2026 - 2027:
Trong giai đoạn từ năm 2026-2027, tỉnh cần khoảng 346.045 triệu đồng để triển khai thực hiện 25 nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc các lĩnh vực: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đầu tư lắp đặt các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường; đầu tư xây dựng mới, sửa chữa công trình xử lý nước thải tập trung; quan trắc định kỳ các thành phần môi trường; phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt sau phân loại; kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT theo quy định tại các văn bản pháp luật về môi trường; phòng ngừa và ứng phó các sự cố về môi trường; duy trì hoạt động của các Tổ cộng đồng giám sát hoạt động xả thải vào môi trường; duy trì phần mềm tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; ...
(Chi tiết nội dung các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nhiệm vụ, dự án ưu tiên bảo vệ môi trường tại Phụ lục 2 đính kèm).
Trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn khó khăn, kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm chỉ đủ giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương và không đủ để triển khai thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên về bảo vệ môi trường Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh ủy giao đúng thời hạn. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm hỗ trợ kinh phí để tỉnh tổ chức thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề án, dự án về bảo vệ môi trường đúng tiến độ. Đồng thời, tạo điều kiện để tỉnh được tiếp nhận các chương trình, dự án đầu tư về bảo vệ môi trường trong nước và quốc tế về các lĩnh vực như:
1. Quản lý và kiểm soát các loại chất thải sinh hoạt đô thị và nông thôn, công nghiệp, nguy hại, khí nhà kính, rác thải nhựa đại dương.
2. Phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đầu tư các công trình xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư tập trung ở khu vực nông thôn.
3. Tăng cường năng lực quan trắc môi trường, kiểm soát chất lượng môi trường xung quanh để quản lý, đánh giá, cảnh báo dự báo các diễn biến và xu hướng ô nhiễm môi trường trong ngắn hạn và dài hạn để đề xuất giải pháp quản lý phù hợp; tổ chức đánh giá và ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường.
4. Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các khu vực. Xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trên đây là Kế hoạch Bảo vệ môi trường và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 03 năm 2025-2027, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp./.
(Kèm theo:
- Phụ lục 1: Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2023 – 2024;
- Phụ lục 2: Tổng hợp các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường giai đoạn 2025 – 2027)
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2023 – 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 3252/KH-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT | Tên nhiệm vụ/dự án | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2023 | Lũy kế đến hết 2023 | Dự toán năm 2024 | Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm | Tiến độ giải ngân (%) | Các kết quả chính đã đạt được | Ghi chú |
A | Nhiệm vụ chuyên môn |
| ||||||||
I | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
| |||
II | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 | Năm 2023- 2024 | 1.600 | 100 | 100 | 1.500 | Sở Tài nguyên và Môi trường | - | UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 | Đề cương và dự toán kế hoạch này đã được UBND tỉnh phê duyệt |
2 | Lập Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 | Năm 2023- 2024 | 1.070 | 70 | 70 | 1.000 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2023: 100% | UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 | Đề cương và dự toán kế hoạch này đã được UBND tỉnh phê duyệt |
B | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tổ chức thẩm định các hồ sơ môi trường: Báo cáo đánh giá tác động môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; đa dạng sinh học…(thuê xe khảo sát, thù lao cho các thành viên hội đồng thẩm định,...) | Năm 2023- 2024 | 259 | 133 | 133 | 126 | Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố | Năm 2023: 100% Năm 2024: đến quý II/2024 giải ngân 50% | Cấp các hồ sơ môi trường: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường, Tờ khai phí bảo vệ môi trường,..cho các tổ chức, cá nhân |
|
2 | Duy trì hệ thống quan trắc tự động liên tục môi trường nước thải, khí thải trên địa bàn tỉnh | Năm 2023- 2024 | 10 |
|
| 10 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
|
3 | Quan trắc định kỳ các thành phần môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, nước thải, không khí và tiếng ồn trên địa bàn tỉnh | Năm 2023- 2024 | 6.028 | 3.028 | 3.028 | 3.000 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2023: 100% Năm 2024: đến quý II/2024 giải ngân 50% | Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ và không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh |
|
4 | Duy trì mô hình tổ cộng đồng tự quản giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh) | Năm 2023- 2024 | 138 | 69 | 69 | 69 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2023: 100% Năm 2024: đến quý II/2024 giải ngân 15% | Đã thành lập 09 tổ cộng đồng giám sát hoạt động xả thải tại các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. |
|
5 | Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường; Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường | Năm 2023- 2024 | 855 | 454 | 454 | 401 | Sở Tài nguyên và Môi trường; phòng TNMT các huyện, thành phố | Năm 2023: 100% Năm 2024: đến quý II/2024 giải ngân 50% | Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, kiểm soát ô nhiễm, … |
|
6 | Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; hỗ trợ phân loại rác tại nguồn | Năm 2023- 2024 | 666 | 333 | 333 | 333 | Sở Tài nguyên và Môi trường; phòng TNMT các huyện, thành phố | Năm 2023: 100% Năm 2024: đến quý II/2024 giải ngân 50% | Các hoạt động truyền thông (lễ mít tinh, hoạt động vệ sinh môi trường,..), hội thảo, tập huấn về môi trường;… |
|
7 | Chi vệ sinh môi trường (thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt), thoát nước đô thị; duy trì hệ thống thoát nước và vận hành Nhà máy xử lý nước thải và vớt rác biển | Năm 2023- 2024 | 404.087 | 100.303 | 100.303 | 203.481 | UBND các huyện, thành phố | - Năm 2023: 100% - Năm 2024: đến quý 2/2024 giải ngân 50% | - Rác thải khu vực đô thị, nông thôn trên địa bàn của các huyện, thành phố đang được thu gom, xử lý; - Duy trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; - Cải tạo hệ thống thoát nước. |
|
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2025 – 2027
(Kèm theo Kế hoạch số 3252/KH-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT | Tên nhiệm vụ/ dự án | Cơ sở pháp lý | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2025 | Kinh phí dự kiến năm 2026 | Kinh phí dự kiến năm 2027 | Ghi chú |
A | Nhiệm vụ chuyên môn |
|
|
|
| |||||||
I | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
| |||
1 | Lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Quyết định số 302/QĐ- UBND ngày 21/12/2023 của UBND tỉnh | Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm đánh giá, dự báo được xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; rà soát, tổng hợp hiện trạng vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy định, kế hoạch phân vùng sử dụng và hạn ngạch xả nước thải vào sông Cái và các sông, suối, kênh, hồ chứa nước, tạo công cụ pháp lý cho cơ quan quản lý môi trường trong việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm các nguồn nước mặt tại địa phương; cung cấp luận cứ cho việc quản lý và bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt phục vụ cho phát triển bền vững. | Các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1068/BTNMT- KSONMT ngày 24/02/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường | Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và các bản đồ | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025 | 3.040 | 3.040 |
|
| UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán tại Quyết định số 302/QĐ- UBND ngày 20/5/2024 |
2 | Lập Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 | Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và Quyết định số 1798/QĐ- UBND ngày 20/5/2024 của UBND tỉnh | Xây dựng Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo tinh thần của “Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, góp phần thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” | Lập Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 | Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các bản đồ hiện trạng, quy hoạch đa dạng sinh học | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025 | 785 | 785 |
|
| UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán tại Quyết định số 1798/QĐ- UBND ngày 21/12/2023 |
II | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
| |||
1 | Dự án đầu tư đặt 03 trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và thực trạng công tác QLNN về lĩnh vực môi trường | Theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, nước biển ven bờ, không khí, … nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục và xử lý trong trường hợp có dấu hiệu ô nhiễm là rất cần thiết | Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường nước mặt, nước biển ven bờ, không khí, … | 03 trạm quan trắc tự động | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025- 2027 | 32.000 | 5.000 | 12.000 | 15.000 |
|
2 | Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Cần phải kiểm kê các nguồn khí thải, đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng; xác định mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí; đánh giá hiện trạng công tác quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp. | Lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí | Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025- 2026 | 5.000 | 1.500 | 3.500 |
|
|
3 | Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Thuận 05 năm, giai đoạn 2021-2025 | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | - Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường trên toàn tỉnh qua 05 năm 2021-2025; xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm và các tác động đến sức khỏe con người, kinh tế-xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. - Đánh giá những tồn tại và thách thức trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. | - Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường trên toàn tỉnh qua 05 năm 2021- 2025; xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm và các tác động đến sức khỏe con người, kinh tế- xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. - Đánh giá những tồn tại và thách thức trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. | Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Thuận 05 năm, giai đoạn 2021- 2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
4 | Xây dựng mới, khắc phục sửa chữa hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh | Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 20/2021/TT BYT ngày 26/11/ 2021 của Bộ Y tế | Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường | Thực hiện xây mới, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải | Hệ thống xử lý nước thải được xây mới và được khắc phục sửa chữa | Sở Y tế | Năm 2025- 2027 | 12.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 |
|
5 | Đầu tư xây dựng hệ thống công trình thu gom và xử lý nước thải tập trung CCN Tháp Chàm | Luật BVMT năm 2020; Kế hoạch số 2049/KH UBND ngày 13/5/2024 của UBND tỉnh | - Hoàn thiện hệ thống công trình bảo vệ môi trường CCN Tháp Chàm theo quy định của Luật BVMT; - Tập trung xử lý đảm bảo nước thải đạt loại A QCVN40:2011/BTNM T nước thải các doanh nghiệp CCN Tháp Chàm đấu nối vào hệ thống | Xây dựng tuyến cống thoát nước mưa (tách riêng nước mưa và nước thải); HTXLNT; các thủ tục điều chỉnh và GPMT | Hệ thống mương nước thu gom tách riêng nước thải và nước mưa; - Hệ thống xử lý nước thả tập trung 120 m3/ngđ | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch | Năm 2025- 2026 | 10.897 | 5.240 | 5.657 |
|
|
6 | Xây dựng mô hình điểm khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Xây dựng 02 mô hình | Tổ chức Lễ phát động và triển khai các hoạt động xây dựng mô hình. Phối hợp cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, xã triển khai các bước với các nhiệm vụ, hoạt động cụ thể và thời gian hoàn thành. Tổ chức tổng kết đánh giá và nhân rộng mô hình. | 02 mô hình điểm khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường | Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh | Năm 2025 - 2027 | 162 | 42 | 41 | 79 |
|
7 | Hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường Khu DTSQTG Núi Chúa | Nghị định 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022; Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022. | Thực hiện 03 chức năng của Khu DTSQTG nhằm Quản lý, vận hành Khu DTSQTG Núi Chúa phát triển bền vững | Triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch quản lý và BVMT Khu DTSQTG Núi Chúa giai đoạn 5 năm | Bảo tồn và phát triển khu DTSQTG Núi Chúa được bền vững | Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan | Năm 2025- 2027 | 9.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 |
|
8 | Hoạt động của Ban Chỉ đạo Khu DTSQTG Núi Chúa | Nghị định 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022; Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022; Quyết định 360/QĐ- UBND ngày 25/6/2022 của UBND tỉnh. | Chỉ đạo quản lý, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ vận hành Khu DTSQTG Núi Chúa | Các cuộc họp định kỳ của Ban Chỉ đạo, tham gia hội nghị, hội thảo liên quan đến Khu DTSQTG Núi Chúa | Hoạt động của Ban Chỉ đạo Khu DTDQT G Núi Chúa được đảm bảo | Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa | Năm 2025- 2027 | 450 | 150 | 150 | 150 |
|
9 | Nghiên cứu, đánh giá tác động của các dự án NLTT đối với BĐKH của tỉnh trong giai đoạn tới | Kế hoạch số 1385/ KHUBND ngày 05/4/ 2022 của UBND tỉnh | Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất giải pháp thích ứng BĐKH bền vững, hiệu quả và lâu dài | Khảo sát tình hình đầu tư và phát triển các dự án NLTT trên địa bàn; nghiên cứu viết báo cáo | Báo cáo | Sở Công Thương | Năm 2025 | 742 | 742 |
|
|
|
10 | Xây dựng công trình vệ sinh công cộng tại Vườn quốc gia Phước Bình | Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 | Xây dựng các công trình nhà vệ sinh tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến tham quan đồng thời bảo vệ môi trường | Xây nhà vệ sinh công cộng | 05 nhà vệ sinh | Ban quản lý vườn quốc gia Phước Bình | 2025- 2027 | 300 | 100 | 100 | 100 |
|
11 | Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại Vườn quốc gia Phước Bình | Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 | Thu gom và xử lý tại chỗ chất thải sinh hoạt | Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải | 05 hệ thống | Ban quản lý vườn quốc gia Phước Bình | 2025- 2027 | 300 | 100 | 100 | 100 |
|
12 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học Vườn quốc gia Phước Bình | Luật đa dạng sinh học; Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh học tại VQG Phước Bình | - Điều tra thu thập, đánh giá động thực vật - Xây dựng cơ sở dữ liệu | Bộ cơ sở dữ liệu số về động vật (thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, côn trùng), thực vật và nấm lớn của VQG Phước Bình | Ban quản lý vườn quốc gia Phước Bình | 2025- 2027 | 8.000 | 4.000 | 2.000 | 2.000 |
|
13 | Xây dựng trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng tại Vườn quốc gia Phước Bình | Nghị định số 48/2020/NĐ- CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ | Quan trắc các thông số khí tượng thủy văn chuyên dụng để giám sát, theo dõi, dự báo môi trường tại Vườn quốc gia Phước Bình nói riêng và cho hệ thống tỉnh nói chung | Xây dựng trạm quan trắc chuyên dụng tại Vườn thực vật của Vườn quốc gia Phước Bình | 01 trạm quan trắc khí tượng thủy văn | Ban quản lý vườn quốc gia Phước Bình | 2025- 2027 | 2.000 | 2.000 |
|
|
|
B | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Tổ chức thẩm định các hồ sơ môi trường | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Thẩm định các hồ sơ môi trường | Thẩm định các hồ sơ môi trường | Các Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Giấy phép môi trường; Thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp;… | Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng TNMT cấp huyện | Năm 2025- 2027 | 890 | 280 | 280 | 330 |
|
2 | Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | - Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân và Nhân dân trong việc bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - Tạo môi trường xanh-sạch-đẹp | - Tập huấn, phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường cho cán bộ cấp xã, thị trấn. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng các Ngày lễ - Phối hợp các UBND xã ra quân dọn vệ sinh tạo môi trường xanh sạch đẹp | Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân và Nhân dân trong việc bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ | Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài phát thanh và truyền hình và Phòng TNMT cấp huyện | Năm 2025- 2027 | 2.542 | 845 | 847 | 850 |
|
3 | Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Nâng cao kiểm tra, phúc tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương theo kế hoạch, công tác kiểm tra đối ứng vận hành thử nghiệm | Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lấy mẫu nước thải theo quy định. | Các cơ sở chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường | Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng TNMT cấp huyện | Năm 2025- 2027 | 1.505 | 500 | 502 | 503 |
|
4 | Quan trắc định kỳ các thành phần môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, nước thải, không khí và tiếng ồn trên địa bàn tỉnh | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022; QĐ số 976/QĐ- UBND ngày 27/5/2014; QĐ phê duyệt bổ sung số 1102/QĐ- UBND ngày 06/5/2016 | Giám sát được diễn biến các thành phần môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ và không khí xung quanh. | Tổ chức quan trắc định kỳ các thành phần môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ và không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh. | Báo cáo kết quả quan trắc các thành phần môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ và không khí xung quanh. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025- 2027 | 9.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 |
|
5 | Duy trì mô hình tổ cộng đồng tự quản giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh) | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Duy trì, tăng cường hoạt động của các tổ cộng đồng giám sát hoạt động xả thải vào môi trường | Hỗ trợ văn phòng phẩm, xăng xe, nước uống,… | Công tác giám sát hoạt động xả thải vào môi trường được duy trì và tăng cường | Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025- 2027 | 207 | 69 | 69 | 69 |
|
6 | Duy trì hệ thống quan trắc tự động liên tục môi trường nước thải, khí thải tại Sở TNMT | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Duy trì phần mềm tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục | Bảo trì, nâng cấp phần mềm, duy trì kết nối với hệ thống quan trắc tự động nước thải, khí thải của các cơ sở |
| Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025- 2027 | 30 | 10 | 10 | 10 |
|
7 | Hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn; Quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; áp dụng định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Đảm bảo các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 liên quan đến việc phân loại, lưu giữ, tập kết, vận chuyển và xử lý, tái chế CTRSH | Hướng dẫn: Quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; áp dụng định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; các địa phương xử lý các hành vi vi phạm về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định; |
| Sở Tài nguyên và Môi trường | Năm 2025- 2027 | 300 | 100 | 100 | 100 |
|
8 | Nhân rộng mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Nhân rộng 10 khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường | tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư tham gia và ký cam kết. Hỗ trợ trồng cây xanh, trang thiết bị thu gom rác thải. Hỗ trợ băng ron, khẩu hiệu tuyên truyền. | 10 khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường | Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh | Năm 2025- 2027 | 45 | 15 | 15 | 15 |
|
9 | Vệ sinh môi trường các bãi biển trong khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Bảo vệ môi trường biển nói riêng và bảo vệ môi trường Vườn quốc gia Núi Chúa nói chung | Tổ chức thu gom rác thải tại các bãi biển, vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, khách du lịch chung tay bảo vệ môi trường biển | Môi trường các bãi biển được dọn dẹp sạch sẽ, ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường được nâng cao | Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa | Năm 2025- 2027 | 360 | 120 | 120 | 120 |
|
10 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân vùng đệm (16 thôn) Vườn quốc gia Núi Chúa về bảo vệ môi trường | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân về bảo vệ môi trường | Tổ chức tuyên truyền 02 đợt/năm/thôn | Cộng đồng người dân có ý thức và chung tay bảo vệ môi trường | Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa | Năm 2025- 2027 | 192 | 64 | 64 | 64 |
|
11 | Chương trình “xách giỏ đi chợ - nói không với sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần” | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Hạn chế tối đa cộng đồng người dân sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần | Tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng sản phẩm từ nhựa sử dụng 1 lần; thực hiện trao tặng giỏ xách đi chợ cho 4 thôn Khu bảo tồn biển VQG Núi Chúa | Thay đổi hành vi sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần của người dân | Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa | Năm 2025- 2027 | 360 | 120 | 120 | 120 |
|
12 | Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường; | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Ứng phó kịp thời các sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh | Huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời | Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của nhân dân | Sở Tài nguyên và Môi trường, BCHQS tỉnh, các sở, ngành và UBND 07 huyện, thành phố | Năm 2025- 2027 | 3.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
|
13 | Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện, thành phố; duy trì vận hành Nhà máy xử lý nước thải thành phố PR-TC; vớt rác biển | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Tăng tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đô thị, hướng đến thành phố, thị trấn Xanh-Sạch- Đẹp và góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường theo chuẩn nông thôn mới. | Chi hỗ trợ một phần kinh phí cho các huyện, thành phố phục vụ công tác thu gom rác thải, phân loại rác thải và xử lý các vấn đề môi trường. | Tỷ lệ rác thải sinh hoạt thu gom được nâng lên; duy trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố PR-TC | UBND 07 huyện, thành phố | Năm 2025- 2027 | 412.494 | 134.094 | 137.100 | 141.300 |
|
14 | Vệ sinh môi trường tại Vườn quốc gia Phước Bình | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Phước Bình | Tổ chức thu gom rác thải tại các điểm du lịch và vườn thực vật nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, khách du lịch chung tay bảo vệ môi trường | Rác thải được dọn dẹp sạch sẽ, ý thức của cộng đồng, du khách về bảo vệ môi trường được nâng cao | Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình | 2025- 2027 | 360 | 120 | 120 | 120 |
|
15 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân vùng đệm (06 thôn) Vườn quốc gia Phước Bình về bảo vệ môi trường | Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 | Nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân về bảo vệ môi trường | Tổ chức tuyên truyền 02 đợt/năm/thôn | Cộng đồng người dân ý thức và chung tay bảo vệ môi trường | Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình | 2025- 2027 | 180 | 60 | 60 | 60 |
|
| Tổng: |
|
|
|
|
|
| 517.141 | 171.096 | 173.955 | 172.090 |
|
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 3Nghị định 48/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khí tượng thuỷ văn
- 4Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 1385/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Công văn 1068/BTNMT-KSONMT năm 2023 hướng dẫn kỹ thuật về lập kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11Kế hoạch 3751/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 12Nghị quyết 55/NQ-HĐND năm 2023 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 13Quyết định 02/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 14Quyết định 76/2023/QĐ-UBND quy định về tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 15Công văn 3635/BTNMT-KHTC năm 2024 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Kế hoạch 3252/KH-UBND năm 2024 bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 03 năm 2025-2027
- Số hiệu: 3252/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 18/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Huyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra