Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 325/KH-UBND | Bắc Ninh, ngày 19 tháng 9 năm 2018 |
TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2019-2022
Thực hiện nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 595/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020”;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 571/TTr-STNMT ngày 14/9/2018, về việc đề nghị ban hành kế hoạch triển khai phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2022.
UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2022, như sau:
1. Mục đích
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, triển khai các bước tiếp theo.
- Giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình phải vận chuyển, xử lý; đồng thời tăng cường tái sử dụng chất thải hữu cơ, tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp; giảm thiểu ô nhiễm và các dịch bệnh từ rác thải gây ra, tạo cảnh quan môi trường - sanh - sạch - đẹp.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường nói chung, giữ gìn vệ sinh môi trường sống nói riêng; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế phát thải chất thải rắn trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
2. Yêu cầu
- Cấp ủy, chính quyền các cấp cần xác định việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới; công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện.
- Bằng nhiều biện pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức của người dân trong công tác vệ sinh môi trường, trong việc phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình; phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thực hiện.
- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh với UBND các huyện, thị xã và thành phố chặt chẽ hơn, từ công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và tổ chức người dân thực hiện phân loại, xử lý rác thải tại gia đình; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Xây dựng tài liệu tập huấn về bảo vệ môi trường, hướng dẫn về quy trình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Thường xuyên tuyên truyền tới người dân về công tác vệ sinh môi trường, lợi ích của việc phân loại, xử lý rác thải;
- Vận động, tổ chức cho nhân dân tham gia triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình; đưa việc phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình vào nội dung đánh giá, công nhận thôn, làng, khu phố và gia đình văn hóa; làm cơ sở cho công tác thi đua - khen thưởng và xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM);
- Hướng dẫn các hộ gia đình phân loại, lựa chọn hình thức xử lý rác hữu cơ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả. Vận động cán bộ, đảng viên tự đầu tư để thực hiện mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình; vận động các hộ có vườn tự đào hố, các hộ có thể tận dụng các vật dụng sẵn có trong gia đình (các vỏ thùng, vỏ hộp có thể sử dụng chứa rác hữu cơ; các vật dụng bằng tôn tấm lợp fibro xi măng, tấm lợp bằng nilon, gỗ, hoặc bằng các vật liệu khác có thể sử dụng làm nắp đậy hố) để xử lý rác thành phân bón;
- Phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, đạt hiệu quả cao. Tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả để có thể nhân rộng.
- Quý III năm 2018: Lựa chọn 02 xã để làm mô hình thí điểm.
- Quý IV năm 2018: Triển khai mô hình thí điểm tại 02 xã.
- Quý I năm 2019: Đánh giá hiệu quả mô hình.
- Quý II năm 2019: Đề xuất nhân rộng mô hình.
3.1. Triển khai mô hình thí điểm: Kinh phí thực hiện là 6.000.000.000đ.
3.2. Triển khai nhân rộng:
- Năm 2019: Tổ chức nhân rộng mô hình ở 25% số hộ nông thôn, kinh phí thực hiện: 68.150.000.000đ.
- Năm 2020: Tổ chức nhân rộng mô hình ở 25% số hộ nông thôn, kinh phí thực hiện: 74.300.000.000đ.
- Năm 2021: Tổ chức nhân rộng mô hình ở 25% số hộ nông thôn, kinh phí thực hiện: 80.450.000.000đ.
- Năm 2022: Tổ chức nhân rộng mô hình ở 25% số hộ nông thôn còn lại, kinh phí thực hiện: 86.600.000.000đ.
(Chi tiết theo phụ lục đính kèm Kế hoạch).
Tổng kinh phí thực hiện khoảng 302.200.000.000 đ (Ba trăm lẻ hai tỷ hai trăm triệu đồng).
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí triển khai mô hình điểm, kinh phí tuyên truyền và kinh phí hỗ trợ mua chế phẩm vi sinh: 56.200.000.000đ (Năm mươi sáu tỷ hai trăm triệu đồng chẵn).
- Kinh phí các hộ gia đình tự đầu tư mua dụng cụ phân loại: 246.000.000.000đ (Hai trăm bốn mươi sáu tỷ đồng).
1. Phân công thực hiện
1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phát hành tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình; hướng dẫn mẫu biểu báo cáo ngắn gọn, rõ ràng.
- Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn cho các tuyên truyền viên, hướng dẫn viên về phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện tại các hộ gia đình.
- Chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (06 tháng/lần vào ngày 25 của tháng 6 và tháng 12); Tổ chức sơ kết việc thực hiện vào tháng 01 hàng năm.
1.2. Sở Tài chính:
Bố trí nguồn kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường để triển khai mô hình điểm phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình và nguồn kinh phí tuyên truyền, kinh phí mua chế phẩm vi sinh.
1.3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên và nhân dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; những quy định trong về bảo vệ môi trường và tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
- Việc xây dựng phong trào phân loại, xử lý rác hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình được gắn lồng ghép với thực hiện các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đảm bảo hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”.
- Hàng năm phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát việc thực hiện phong trào phân loại, xử lý rác hữu cơ thành phân bón tại các huyện, thị, thành.
- Định kỳ 06 tháng báo cáo tình hình, kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1.4. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội Môi trường tỉnh Bắc Ninh:
- Lựa chọn 02 xã để triển khai thí điểm mô hình; triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch; kiểm tra, giám sát các hộ gia đình tham gia mô hình do Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn về công tác vệ sinh môi trường đến hội viên các cấp; vận động đông đảo hội viên tham gia thực hiện.
- Đánh giá hiệu quả mô hình điểm và triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Định kỳ 06 tháng báo cáo tình hình, kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1.5. UBND các huyện, thị xã và thành phố
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp bách, vừa lâu dài để giảm thiểu, cải thiện môi trường khu vực nông thôn; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở các cấp.
- Tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các hộ gia đình tham gia thực hiện. Giao chỉ tiêu số hộ gia đình tham gia thực hiện phân loại rác thải, xử lý rác hữu cơ tại gia đình cho từng xã, thị trấn; chỉ đạo cấp xã, thôn phân công việc cụ thể cho từng cán bộ đảng viên phụ trách để trực tiếp vận động, tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn các hộ gia đình phân loại, lựa chọn hình thức xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình phù hợp với điều kiện thực tế của các gia đình. Tăng cường hướng dẫn người dân tự đào hố để xử lý rác; các cán bộ, đảng viên gương mẫu trong việc tự đầu tư các vật dụng để thực hiện mô hình tại gia đình, giảm thiểu chi phí hỗ trợ của Nhà nước.
- Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường đã phân bổ cho công tác thu gom, xử lý rác thải để hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia triển khai mô hình, ưu tiên hỗ trợ chế phẩm vi sinh.
- Định kỳ 06 tháng báo cáo tình hình, kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Chỉ đạo UBND cấp xã:
+ Đưa nội dung phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình trong xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn; đưa nội dung bảo vệ môi trường, phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình vào hương ước, quy ước của thôn, làng.
+ Tổ chức việc đăng kí tham gia thực hiện phân loại, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình và yêu cầu các hộ gia đình tham gia cam kết thực hiện đúng các quy trình phân loại, thu gom, xử lý rác hữu cơ.
+ Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình, tăng cường hướng dẫn người dân tự đào hố để xử lý rác thải.
1.6. Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh:
Chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền về hiệu quả của mô hình và hướng dẫn các bước thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình, nêu gương các tập thể, cá nhân làm tốt.
Căn cứ vào Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, đoàn thể trực thuộc UBND tỉnh; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận : | TM. UBND TỈNH |
- 1Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2016 định mức chi phí, đơn giá tạm thời công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (áp dụng thanh toán khối lượng rác đã xử lý khi chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn)
- 2Quyết định 1026/QĐ-UBND năm 2018 về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 37/2018/QĐ-UBND quy định về giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại bãi rác Kênh 10, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- 1Quyết định 595/2013/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020
- 2Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2016 định mức chi phí, đơn giá tạm thời công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (áp dụng thanh toán khối lượng rác đã xử lý khi chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn)
- 3Quyết định 1026/QĐ-UBND năm 2018 về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 37/2018/QĐ-UBND quy định về giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại bãi rác Kênh 10, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Kế hoạch 325/KH-UBND năm 2018 triển khai phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2019-2022
- Số hiệu: 325/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra