Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3216/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 06 tháng 8 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2019
Thực hiện yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4626/BKHĐT-HTX ngày 09 tháng 7 năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2019 trên địa bàn tỉnh như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1.1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác:
- Hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX: Ước tính đến cuối năm 2018 toàn tỉnh có 191 HTX, liên hiệp HTX. Trong 06 tháng đầu năm, thành lập mới 15 HTX, ước đến hết năm 2018 thành lập 25 HTX, giải thể 04 HTX.
- 100% HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012.
- Doanh thu bình quân của HTX là 2,052 tỷ đồng/năm, lãi bình quân 230 triệu đồng/năm.
- Tổ hợp tác: Ước đến cuối năm 2018 toàn tỉnh có 5.250 tổ hợp tác.
1.2. Về thành viên, lao động của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác
Các HTX thu hút 46.800 thành viên tham gia, trong đó có 572 thành viên gia nhập mới và 103 thành viên ra HTX.
Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 3.430 người, trong đó số lao động là thành viên HTX 2.950 người.
Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX 50,04 triệu đồng/năm.
Số lượng thành viên bình quân của THT 32,6 hộ/tổ.
1.3. Về trình độ cán bộ quản lý HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác
Tổng số cán bộ quản lý HTX hiện có 860 người, trong đó trình độ sơ cấp, trung cấp 230 người; trình độ cao đẳng, đại học 165 người và số còn lại chưa qua đào tạo.
2. Đánh giá theo lĩnh vực
2.1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Đến ngày 30 tháng 6 năm 2018, toàn tỉnh có 180 HTX và 02 liên hiệp HTX, trong đó:
- Lĩnh vực nông nghiệp: Có 90 HTX với 5.360 thành viên và 1.000 lao động. Doanh thu bình quân 336 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 35,5 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của người lao động 2.700.000 đồng/tháng.
- Lĩnh vực thủy sản: Có 38 HTX với 445 thành viên và 448 lao động. Doanh thu bình quân 901 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 156 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của người lao động 3.750.000 đồng/tháng.
- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Có 09 HTX với 95 thành viên và 93 lao
động. Doanh thu bình quân 844 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 77,8 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của người lao động 3.450.000 đồng/tháng.
- Lĩnh vực giao thông vận tải: Có 07 HTX với 837 thành viên và 1.492 lao động. Doanh thu bình quân 6,72 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 1,14 tỷ đồng/HTX, thu nhập bình quân của người lao động 5.500.000 đồng/tháng.
- Lĩnh vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Có 04 HTX, trong đó 02 HTX đã ngừng hoạt động và chờ giải thể (HTX cơ khí Quyết Thắng và HTX Phát Tài); 01 HTX mới thành lập năm 2017 đang củng tổ chức và hoạt động chưa ổn định.
- Lĩnh vực xây dựng: Có 07 HTX với 42 thành viên, 44 lao động. Doanh thu bình quân 428 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 71,4 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của người lao động 3.450.000 đồng/tháng.
- Quỹ Tín dụng nhân dân: Có 25 Quỹ với 40.000 thành viên và 265 lao động. Doanh số cho vay bình quân ước đạt 31,14 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận ước đạt 214 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của người lao động 6.150.000 đồng/tháng.
- Liên hiệp HTX: Hiện chỉ có 1 liên hiệp HTX hoạt động (1 liên hiệp HTX đang ngưng hoạt động) lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ thanh long, dịch vụ cung ứng đầu vào như (phân bón, thuốc BVTV…), kết nối với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào chiếm 20% nhu cầu đầu vào của các thành viên.
2.2. Khu vực các hình thức hợp tác: Số lượng tổ hợp tác có đến 30 tháng 6 năm 2018 là 5.202 tổ và ước tính đến cuối năm 2018 là 5.250 tổ.
Nhìn chung, các hình thức hợp tác giản đơn tiếp tục được duy trì, đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ cho kinh tế hộ, giải quyết các vấn đề trong sản xuất và đời sống có hiệu quả hơn, là cầu nối để tổ chức, triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các cộng đồng dân cư và có thể khẳng định đây là hình thức hợp tác phù hợp nhu cầu và nguyện vọng của người lao động trong điều kiện trình độ sản xuất hiện nay, nếu được định hướng, có sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ là tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể trong tương lai.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
Thực hiện Luật HTX năm 2012 và các văn bản dưới luật, 6 tháng đầu năm 2018 tỉnh Bình Thuận đã ban hành các văn bản đề ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế tập thể nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể tại địa phương, cụ thể:
- Công văn số 617/UBND-KT ngày 19 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể.
- Công văn số 2001/UBND-KT ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh về việc tập trung thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2018.
- Kế hoạch 2530/KH-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh triển khai Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo đổi mới kinh tế tập thể các huyện, thị, thành phố; các Sở, ngành, chính quyền, đoàn thể triển khai thực hiện việc tiếp tục rà soát củng cố, kiện toàn và chấn chỉnh hoạt động của các HTX theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các HTX.
Các cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát, đánh giá tình hình của các HTX trên toàn tỉnh, phối hợp các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động thành lập mới HTX và tổ chức đăng ký lại HTX theo Luật HTX năm 2012; đồng thời tổ chức ký kết chương trình phối hợp với các cơ quan, đoàn thể về phát triển kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã giai đoạn 2017-2020.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã
3.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:
Theo Kế hoạch năm 2018, tổ chức đào tạo cho 770 người là cán bộ, thành viên HTX, tổ hợp tác. Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổ chức 01 lớp nghiệp vụ ngân quỹ cho 46 cán bộ quản lý quỹ tín dụng.
Giới thiệu 05 HTX tham gia khóa đào tạo kỹ năng tiếp cận đa phương và PIP thuộc dự án kết nối đa phương do Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang Đức (BMZ) và Quỹ JusticF tài trợ tại thành phố Vĩnh Long.
3.2. Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:
Tổ chức cho 03 HTX tham gia Hội chợ “Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” lần thứ 7- 2017. Tổ chức hội thảo kết nối cung ứng và tiêu thụ sản phẩm lúa nếp cho 05 HTX.
Tham dự ngày hội triển lãm các sản phẩm của HTX trong và ngoài tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhân dịp kỷ niệm ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4 với 08 sản phẩm đặc trưng của 06 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Tổ chức cho 10 HTX tham dự Hội chợ Xúc tiến thương mại do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức.
3.3. Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, chế biến sản phẩm: Hỗ trợ cho 30 HTX nông nghiệp tham gia mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng.
3.4. Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Hiện nay tỉnh Bình Thuận chưa thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX
3.5. Chính sách thành lập mới HTX, liên hiệp HTX: Hỗ trợ, tư vấn thành lập mới 15 HTX với kinh phí 14.000.000 đồng.
3.6. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Nhu cầu được hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay rất lớn. Tuy nhiên, do ngân sách tỉnh khó khăn nên chưa triển khai thực hiện theo nhu cầu.
4. Hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể
Phối hợp với Công ty Nghiên cứu và phát triển cây trồng Fresh Studio tổ chức khảo sát và nghiên cứu cây trôm trên địa bàn tỉnh.
Tham dự Chương trình giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc do Trung tâm Hỗ trợ Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VSCEF) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh; tham dự Hội thảo đánh giá quy định về thương mại nội khối ASEAN đối với rau quả tươi do dự án Thuận lợi hóa nông sản trong khối ASEAN (FTAG) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
III. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn sơ sài, chưa có máy móc, thiết bị hiện đại; thiếu đất đai, nhà xưởng, thiếu vốn để đầu tư sản xuất. HTX chưa được hỗ trợ vay vốn ngân hàng nên khó khăn về tài chính, các ngành, các cấp ít quan tâm, khuyến khích tinh thần, giao lưu với HTX. Từ đó chưa giải quyết được đầu ra ổn định cho nông sản, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của địa phương như cây thanh long.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã vận động thành lập mới HTX nhưng chưa tuyên truyền, vận động, giải thích sâu kỹ cho người dân về bản chất và tôn chỉ hoạt động của HTX hiện nay, dẫn đến tình trạng người dân vẫn còn hoài nghi về hiệu quả của mô hình HTX kiểu mới.
Nhìn chung, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn (trừ lĩnh vực tín dụng), đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản đa số cán bộ đều lớn tuổi, trình độ hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận thông tin chưa nhanh nhạy nên việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019
I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019
1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, Quỹ tín dụng nhân dân vẫn duy trì ổn định, từng bước khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế chung của tỉnh.
Việc thực hiện tiêu chí số 13 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được cấp các, các ngành, các địa phương quan tâm là điều kiện thuận lợi cho việc thành lập mới HTX trên các địa bàn xây dựng nông thôn mới.
Nhận thức của người dân về HTX từng bước được nâng lên, ngày càng có nhiều hộ nông dân tự nguyện hợp tác làm ăn và phát triển sản xuất.
Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo UBND tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.
1.2. Khó khăn:
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác cấp huyện trở xuống đều làm công tác kiêm nhiệm, năng lực về lĩnh vực kinh tế tập thể còn hạn chế.
Quy mô hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, đội ngũ cán bộ quản lý năng lực hạn chế, hầu hết đều lớn tuổi … là những trở ngại lớn khi hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể
Có giải pháp hỗ trợ HTX có xu hướng phát triển trong việc đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, đồng thời tập trung xử lý dứt điểm những HTX yếu kém, ngưng hoạt động và HTX tổ chức và hoạt động không theo nguyên tắc Luật HTX năm 2012.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ các HTX tìm kiếm thị trường, tham gia vào các chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Thành lập mới các HTX trên địa bàn xây dựng nông thôn mới, chú trọng vào việc gắn kết phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.
3. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, góp phần xây dựng nông thôn mới.
4. Một số mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu thành lập mới 20 HTX.
- Doanh thu tăng bình quân 5%/năm.
5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2019
5.1. Tuyên truyền, tập huấn Luật HTX năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX
Tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến Luật HTX năm 2012, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
Thu hút cán bộ trẻ có trình độ, năng lực và tâm huyết về làm việc trong các HTX, đặc biệt là các HTX nông nghiệp nhằm trẻ hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các HTX.
5.2. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ các HTX tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng,…
5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, HTX
Xây dựng và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới; nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, dựa trên nhu cầu hợp tác tự nguyện của các thành viên, vì lợi ích của thành viên, HTX và cộng đồng. Chú trọng xây dựng các HTX kiểu mới trong nông nghiệp ở các vùng có các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Liên kết các HTX có cùng ngành nghề, địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực, quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đổi mới phương thức huy động vốn từ thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô các dịch vụ đã có, tổ chức thêm dịch vụ mới tăng hiệu quả kinh tế và đem lại lợi ích thiết thực cho thành viên, sử dụng hợp lý và có hiệu quả lợi nhuận vào việc cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập của cán bộ, nhân viên HTX; tăng vốn tích lũy trong HTX thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, cải thiện đời sống thành viên, tạo sự gắn bó giữa thành viên với HTX. Tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng.
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tranh thủ sự hỗ trợ, tư vấn của các nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước, tham gia cánh đồng lớn trong sản xuất. Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế phân phối lợi nhuận giữa HTX với các đối tác phù hợp với cơ chế thị trường để thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy tốt vị trí, vai trò của HTX, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho thành viên và tạo mối quan hệ giữa HTX với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác.
5.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể:
Các Sở, ngành và UBND cá huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với công tác phát triển kinh tế tập thể, thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ các HTX tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động.
5.5. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể:
Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động thành viên tham gia HTX.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án hỗ trợ phát triển HTX như VCED (Socodevi), SNV (Hà Lan), Mutrap… từng bước tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm lợi thế của địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX.
(Có phụ lục kèm theo)
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 4226/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Kế hoạch 41/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thanh năm 2018
- 3Kế hoạch 1673/KH-UBND năm 2018 kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Gia Lai năm 2019
- 4Kế hoạch 167/KH-UBND thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau năm 2019
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Kế hoạch 4226/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Kế hoạch 41/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thanh năm 2018
- 4Kế hoạch 1673/KH-UBND năm 2018 kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Gia Lai năm 2019
- 5Kế hoạch 167/KH-UBND thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 7Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 8Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau năm 2019
Kế hoạch 3216/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bình Thuận năm 2019
- Số hiệu: 3216/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Phạm Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra