Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 312/KH-UBND | Đắk Nông, ngày 17 tháng 5 năm 2023 |
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thực hiện Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể như sau:
- Nhằm thực hiện có hiệu quả và hoàn thành vượt mức mục tiêu kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đã đề ra.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình; thống nhất, lồng ghép công tác chỉ đạo giám sát, đánh giá thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp về nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá.
- Đánh giá việc thực hiện, xác định mức độ đạt các mục tiêu, chỉ tiêu tiêu chí nông thôn mới giữa kỳ, hàng năm và giai đoạn... đánh giá tác động của Chương trình đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Qua kiểm tra nhằm phát hiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện; đảm bảo yêu cầu về tiến độ, thời gian và mục đích, yêu cầu của kế hoạch, quá trình thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành; đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện; theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý.
- Qua giám sát nhằm biểu dương khen thưởng và nhân rộng các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt; đồng thời phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân chưa thực hiện, chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt (mà chưa có lý do chính đáng).
- Công tác giám sát, đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung của Chương trình; bảo đảm khách quan, phản ánh trung thực, đúng thực chất, đầy đủ kết quả đạt được; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý những tồn tại, hạn chế và các vấn đề khác phát hiện sau kiểm tra, giám sát.
- Hoạt động giám sát, đánh giá phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, không trùng lặp, chồng chéo và phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo thời gian, nội dung theo quy định.
- Cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ công tác Chương trình; các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị phụ trách nội dung, thành phần, chỉ tiêu, tiêu chí trong nông thôn mới.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương và đối tượng tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Đối với công tác kiểm tra, giám sát: thời gian thực hiện định kỳ theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Đối với công tác đánh giá: đánh giá định kỳ; đánh giá giữa kỳ; đánh giá cuối kỳ; đánh giá đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kiểm tra, giám sát Chương trình
1.1. Nội dung kiểm tra, giám sát
- Công tác quản lý thực hiện Chương trình: Việc triển khai, thực hiện các văn bản quản lý chỉ đạo, điều hành Chương trình của cấp trên; ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hàng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai Chương trình (nếu có); truyền thông, tăng cường năng lực quản lý Chương trình...
- Tình hình triển khai, thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình.
- Tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: kết quả huy động, sử dụng vốn thực hiện Chương trình; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc Chương trình (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có).
- Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện: năng lực tổ chức, việc chấp hành các quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần.
- Việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá Chương trình của các nội dung thành phần, các Chương trình chuyên đề.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
1.2. Trình tự kiểm tra, giám sát
- Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra, giám sát: Cơ quan có thẩm quyền quyết định nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình; ban hành kế hoạch giám sát, đề cương, biểu mẫu báo cáo và thông báo đến đơn vị thực hiện.
- Thành lập Đoàn kiểm tra giám sát (nếu có): Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn giám sát, phân công nhiệm vụ các thành viên Đoàn giám sát.
- Thông báo kế hoạch kiểm tra, giám sát và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng được kiểm tra, giám sát tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu.
- Tiến hành kiểm tra, giám sát: Thời gian kiểm tra tại hiện trường của Đoàn giám sát tối đa là 20 ngày.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát: Thời gian tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát tối đa là 20 ngày.
- Thông báo kết quả giám sát: Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn giám sát.
1.3. Phương pháp kiểm tra, giám sát
- Thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các báo cáo giám sát (kỳ trước), báo cáo đánh giá và các tài liệu liên quan của địa phương và đối tượng được giám sát.
- Kiểm tra, giám sát thực tế theo nội dung Kế hoạch.
- Tham vấn cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã, thôn, bản.
- Tham vấn các đối tượng thụ hưởng để đánh giá mức độ tiếp cận và thụ hưởng Chương trình.
2.1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá hàng năm
Công tác quản lý Chương trình trong năm thực hiện, gồm: Kết quả xây dựng cơ chế, chính sách trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; công tác phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
- Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.
- Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.
- Phương hướng, giải pháp thực hiện các năm tiếp theo.
b) Đánh giá giữa kỳ
- Công tác quản lý Chương trình, gồm: Kết quả xây dựng cơ chế, chính sách trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; hoạt động tuyên truyền; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
- Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình so với mục tiêu Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện Chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh Chương trình (nếu có).
c) Đánh giá cuối kỳ (kết thúc giai đoạn)
- Công tác quản lý Chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống các cơ chế chính sách trong quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động tuyên truyền; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
- Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
- Kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của Chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của Chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).
- Bài học rút ra sau quá trình thực hiện Chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của Chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).
d) Đánh giá đột xuất
- Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu; mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá.
- Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện Chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của Chương trình.
- Đề xuất các giải pháp cần thiết.
2.2. Trình tự đánh giá
- Lập và trình duyệt Kế hoạch đánh giá;
- Thành lập Đoàn đánh giá (nếu có), thuê đơn vị tư vấn đánh giá (nếu có);
- Thông báo Kế hoạch và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ đánh giá;
- Chuẩn bị kế hoạch đánh giá chi tiết;
- Thu thập và phân tích dữ liệu;
- Báo cáo các kết quả đánh giá;
- Thông báo kết quả đánh giá.
2.3. Phương pháp đánh giá
a) Thu thập thông tin, báo cáo cấp xã: UBND cấp xã (Ban Quản lý cấp xã) triển khai, thực hiện
- Định kỳ thu thập thông tin, số liệu theo quy định và báo cáo theo Mẫu số 04 (Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cấp xã); Phụ lục 02 (Phụ biểu từ 10-13) kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT.
- Xây dựng Báo cáo đánh giá đầu kỳ, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc giai đoạn và đột xuất gửi về Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (qua Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố Gia Nghĩa) và các phòng, ban trực tiếp quản lý.
b) Thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo cấp huyện
Các cơ quan, đơn vị liên quan thu thập thông tin theo mẫu số 01 (Phụ biểu 2 kèm mẫu số 1) và báo cáo theo Mẫu số 03 (Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cấp huyện, tỉnh); Phụ lục 01 (Phụ biểu từ 4-9) kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT.
- Các cơ quan, đơn vị được phân công thực hiện nội dung thành phần, các chương trình chuyên đề cấp huyện; các phòng, ban, đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí nông thôn mới, theo nhiệm vụ được giao: Tổng hợp thông tin, lập báo cáo đánh giá thực hiện (xây dựng Báo cáo đánh giá đầu kỳ, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc giai đoạn và đột xuất) gửi về Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (qua Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố Gia Nghĩa) và Sở, ngành trực tiếp quản lý.
- Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố Gia Nghĩa tổng hợp chung thông tin, số liệu theo quy định tại Phụ lục 01 (Phụ biểu từ 4-9) kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT; xây dựng Báo cáo đánh giá đầu kỳ, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc giai đoạn và đột xuất gửi UBND cấp huyện, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, các Sở, Ban, ngành phụ trách tiêu chí.
c) Tổng hợp thông tin và báo cáo cấp tỉnh
- Các đơn vị phụ trách nội dung thành phần, các Chương trình chuyên đề; các cơ quan, đơn vị liên quan được phân công phụ trách tiêu chí nông thôn mới thu thập thông tin và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Mẫu số 01 (Phụ biểu 2 kèm mẫu số 1) và báo cáo theo Mẫu số 03 (Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cấp huyện, tỉnh; Phụ lục 01 (Phụ biểu từ 4-9) kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT. Nội dung báo cáo đánh giá đầu kỳ, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc giai đoạn và đột xuất gửi về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp chung thông tin, số liệu theo quy định tại Mẫu số 01 (Phụ biểu 2 kèm mẫu số 1) và báo cáo theo Mẫu số 03 (Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cấp huyện, tỉnh; Phụ lục 01 (Phụ biểu từ 4-9) kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT; xây dựng Báo cáo đánh giá đầu kỳ, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc giai đoạn và đột xuất để báo cáo UBND tỉnh, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành Trung ương liên quan theo quy định.
3. Chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát và đánh giá Chương trình
3.1. Báo cáo kiểm tra, giám sát
Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt kiểm tra, giám sát, các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa gửi báo cáo kiểm tra, giám sát về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh.
3.2. Báo cáo đánh giá
a) Báo cáo 6 tháng và 01 năm: các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện gửi báo cáo đánh giá về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 20 tháng 6 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước ngày 20 tháng 12 năm kế hoạch đối với báo cáo năm. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo thời gian quy định.
b) Báo cáo giữa kỳ: các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị có liên quan, UBND cấp huyện gửi báo cáo đánh giá gửi về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 01 tháng 8 năm 2023. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo thời gian quy định.
c) Báo cáo cuối kỳ (kết thúc giai đoạn): các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện gửi báo cáo đánh giá về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 01 tháng 8 năm 2025. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo thời gian quy định.
d) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan và cấp có thẩm quyền.
Kinh phí tổ chức thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình và nguồn kinh phí hợp pháp khác. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
1. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá; thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá trình UBND tỉnh phê duyệt (nếu có);
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá theo kế hoạch và tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Đôn đốc các Sở, Ban, ngành, cơ quan đơn vị liên quan; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan (phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí; các nội dung, nội dung thành phần; các Chương trình chuyên đề trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới)
- Hàng năm, tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ có liên quan hoặc chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đánh giá lồng ghép với các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các nội dung thành phần, các chỉ tiêu, tiêu chí do Sở, Ban, ngành phụ trách.
- Thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo kiểm tra, giám sát; báo cáo đánh gí định kỳ 6 tháng, hằng năm, giữa kỳ, cuối kỳ và đột xuất đối với các nhiệm vụ, nội dung thành phần thuộc Chương trình do Sở, Ban, ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Chỉ đạo các cấp hội cơ sở tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá và phản biện kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định.
4. UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa
- Hàng năm, xây dựng Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với cấp xã.
- Chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện thu thập thông tin, số liệu, tiến độ về quá trình đầu tư, kết quả các hoạt động được giao; triển khai, thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát và đánh giá Chương trình theo quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã tổ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn quản lý theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, địa phương thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh) để kịp thời xem xét, xử lý theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1100/QĐ-UBND năm 2023 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ công trình phúc lợi cho các xã, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2023-2025
- 2Kế hoạch 4342/KH-UBND năm 2023 về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023-2025
- 3Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 852/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng tỉnh Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trước năm 2025
- 5Kế hoạch 4647/KH-UBND năm 2023 điều chỉnh Kế hoạch 1290/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hải Dương
- 1Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 3Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 1100/QĐ-UBND năm 2023 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ công trình phúc lợi cho các xã, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2023-2025
- 5Kế hoạch 4342/KH-UBND năm 2023 về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023-2025
- 6Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 852/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng tỉnh Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trước năm 2025
- 8Kế hoạch 4647/KH-UBND năm 2023 điều chỉnh Kế hoạch 1290/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hải Dương
Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2023 về kiểm tra, giám sát và đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 312/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 17/05/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lê Trọng Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra